Các chức vụ trong công ty quan trọng - CEO, CMO, CFO, CTO, v.v. là gì?

cac-chuc-vu-trong-cong-ty
Các chức vụ quan trọng trong công ty tiếng Anh

Trong mọi doanh nghiệp từ quy mô lớn đến nhỏ đều có rất nhiều vị trí việc làm chủ chốt. Biết rõ từng vị trí và vai trò sẽ giúp bạn định hướng con đường phát triển sự nghiệp rõ ràng hơn. Bài viết này cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các chức vụ giám đốc trong công ty - cụ thể: 

1. CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành

CEO là gì?

Giám đốc điều hành, hay còn gọi là Tổng Giám đốc ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam, là người có chức vụ trong công ty cao nhất. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm và giám sát trực tiếp bởi Hội đồng quản trị, có thể ví von như “thuyền trưởng” lèo lái công ty vượt sóng gió thương trường. Trong một số trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ kiêm nhiệm vị trí CEO. 

CEO làm gì?

Để điều hành tốt công ty, CEO cần đề ra chiến lược và hoạch định chính sách giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Cụ thể, công việc của CEO gồm có:

  • Lên kế hoạch, đề ra phương hướng nhằm đạt mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp
  • Chỉ đạo chung quá trình thực hiện kế hoạch của các phòng ban, đơn vị cấp dưới
  • Chỉ đạo thực hiện kế hoạch, đề án do Hội đồng quản trị đề ra
  • Đảm bảo lộ trình phát triển ngắn và dài hạn của doanh nghiệp
  • Đại diện công ty đàm phán với các đối tác, ký kết hợp đồng
  • Xây dựng, giữ gìn hình ảnh công ty
  • Phát triển, mở rộng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp
  • Xem xét, phê duyện các kế hoạch, dự án do các đơn vị lập ra
  • Thiết lập, tổ chức bộ máy nhân sự

Kỹ năng cần có của CEO là gì?

Với vai trò người cầm trịch, CEO cần hội tụ rất nhiều kỹ năng như:

  • Am hiểu rộng, đa dạng lĩnh vực
  • Khả năng lãnh đạo, quản lý
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán điêu luyện
  • Có “mắt nhìn người”
  • Khả năng làm việc đa nhiệm (multitask)
  • Khả năng chịu áp lực tốt

2. CMO (Chief Marketing Officer) – Giám đốc Marketing

CMO là gì?

Là một chức vụ quản lý cấp cao trong những chức vụ trong công ty, giám đốc marketing chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. CMO chịu sự quản lý trực tiếp của CEO và tùy vào lĩnh vực của doanh nghiệp mà nghiệp vụ CMO cần có là khác nhau. 

CMO làm gì?

Về cơ bản, CMO chịu quản lý mọi hoạt động liên quan đến tiếp thị, truyền thông và quan hệ công chúng của doanh nghiệp. Một số công việc chính của CMO có thể kể đến như: 

  • Phân công, giám sát hoạt động của bộ phận tiếp thị
  • Vạch kế hoạch và đánh giá hiệu quả các chiến lược marketing
  • Mở rộng quan hệ khách hàng
  • Đề ra chiến lược đẩy mạnh truyền thông, đem thương hiệu công ty phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng
  • Nghiên cứu, cập nhật thị trường, đối thủ và xu hướng phát triển xã hội
  • Nghiên cứu hướng tới mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng
  • Đề xuất hoặc phê duyệt các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo
  • Hạch toán ngân sách đầu tư cho marketing

Kỹ năng cần có của CMO là gì?

Trong các chức vụ quản lý trong công ty, CMO là người cần nhiều kỹ năng hướng ngoại như:

  • Khả năng phát biểu trước đám đông
  • Thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức về kinh tế và các xu hướng thịnh hàng trên thị trường
  • Có óc sáng tạo
  • Khả năng ứng biến linh hoạt
  • Khả năng nhạy bén với biến động tài chính hoặc biến chuyển của xã hội
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
  • Khả năng lập dự toán và mở mới dự án tiếp thị
  • Giàu kinh nghiệm lĩnh vực truyền thông
  • Kỹ năng lãnh đạo

3. CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính

CFO là gì?

Giám đốc tài chính không thể thiếu trong các chức vụ trong doanh nghiệp vì mọi doanh nghiệp đều nhắm tới lợi nhuận kinh doanh. Ở vị trí này, CFO quản lý mọi hoạt động tài chính của công ty. 

CFO làm gì?

Công việc chính của giám đốc tài chính CFO bao gồm:

  • Lập kế hoạch tài chính định kỳ
  • Tham mưu chiến lược huy động vốn, phân bổ sử dụng ngân sách hiệu quả
  • Phân tích, đánh giá hiệu quả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
  • Xem xét, phân tích báo cáo tài chính, thuế, công nợ, v.v..
  • Phân công nhiệm vụ và trực tiếp quản lý một số chức danh trong công ty như kế toán trưởng hay trưởng phòng tài chính
  • Kịp thời nắm bắt và xử lý các vấn đề tài chính
  • Dự đoán xu hướng tài chính và kinh tế thị trường 
  • Tham mưu chiến lược tăng trưởng trên sàn giao dịch cho doanh nghiệp

Kỹ năng cần có của CFO là gì?

Ngoài kiến thức và nghiệp vụ tài chính, CFO còn cần thành thạo các kỹ năng như: 

  • Cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Khả năng giao thiệp tốt
  • Nhạy bén về các biến động tài chính và kinh tế thị trường 
  • Kỹ năng tập trung cao độ và tính kỷ luật cao
  • Kỹ năng rà soát, kiểm thử và phát hiện sai sót
  • Kỹ năng tổng hợp, phân tích và dự đoán tài chính
  • Kỹ năng lập kế hoạch

4. COO (Chief Operations Officer) – Giám đốc vận hành

COO là gì?

Chỉ sau CEO, COO đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể coi COO là “cánh tay phải” đắc lực cho CEO trong công tác nội bộ. Ở một số công ty tại Việt Nam, COO còn được gọi là Phó Tổng Giám đốc có quyền điều phối hầu hết tất cả các chức vụ trong công ty. 

COO làm gì?

Dưới đây là bản mô tả công việc COO:

  • Trực tiếp triển khai và giám sát các dự án thực hiện chiến lược do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt 
  • Hỗ trợ CEO quản lý nguồn nhân lực
  • Xử lý các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp
  • Thường trực và thừa ủy quyền của CEO đưa ra quyết định mang tính chiến lược khi CEO vắng mặt
  • Kịp thời xử lý sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra
  • Cầu nối giữa nhân viên và quản lý cấp cao 

Kỹ năng cần có của COO là gì?

Chính vì đầu việc mà COO đảm nhận phần lớn giống với nhiệm vụ của CEO, COO cũng cần trau dồi các kỹ năng thiết yếu như: 

  • Khả năng lãnh đạo, quản lý
  • Hiểu biết sâu rộng và vững chuyên môn ở mảng được giao phụ trách 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, hòa hợp với nhân viên
  • Khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy
  • Có “mắt nhìn người”
  • Khả năng làm việc đa nhiệm (multitask)
  • Khả năng chịu áp lực đa chiều tốt
  • Kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt dung hòa quan hệ giữa người với người

5. CCO (Chief Commercial Officer) – Giám đốc thương mại

CCO là gì?

Bạn đừng nhầm CCO với CMO nhé dẫu rằng cả hai chức vụ trong công ty này đều gắn liền với hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu COO chuyên trách về chiến lược thì CCO là “cánh tay trái” của CEO về hoạt động kinh doanh. 

CCO làm gì?

Chung quy lại, công việc của CCO là phối hợp cùng CMO và CFO để đảm bảo công ty kinh doanh phát đại, bền vững bằng cách:

  • Lên kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Theo dõi số liệu kinh doanh
  • Dự đoán xu hướng thị trường
  • Đề xuất định hướng phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Xây dựng mạng lưới quan hệ với các đối tác kinh doanh
  • Tham mưu, cố vấn cho CEO chiến lược kinh doanh tiên tiến

Kỹ năng cần có của CCO là gì?

Là một trong các chức vụ quản lý trong công ty đảm nhận trọng trách, CCO cần trau dồi những kỹ năng như:

  • Khả năng lãnh đạo, quản lý
  • Am hiểu đa lĩnh vực 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, hòa hợp với nhân viên
  • Khả năng đàm phán thuyết phục
  • Khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy
  • Khả năng linh hoạt trong xử lý tình huống
  • Khả năng chịu áp lực tốt

6. CTO (Chief Technology Officer) – Giám đốc công nghệ

CTO là gì?

CTO là một trong các chức danh trong công ty chuyên về mảng công nghệ hạ tầng của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại số, vị trí này càng quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận và bắt nhịp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. 

CTO làm gì?

Về cơ bản, công việc của CTO phụ trách kỹ thuật, công nghệ với các đầu việc, bao gồm: 

  • Quản lý cơ sở dữ liệu của khách hàng
  • Tổng hợp, lưu trữ và đảm bảo tính bảo mật thông tin nội bộ công ty
  • Nghiên cứu phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
  • Quản lý việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị công nghệ của doanh nghiệp
  • Cập nhật, tham mưu khả năng ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh, quản lý và phát triển doanh nghiệp

Kỹ năng cần có của CTO là gì?

Tất nhiên CTO cần vững vàng về chuyên môn ngành IT nhưng cũng cần năng lực quản lý tốt kèm nhiều kỹ năng khác như:

  • Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp khoa học 
  • Có tính quyết đoán khi xử lý vấn đề
  • Tinh tế, nhạy bén để kiểm thử các lỗi rò hệ thống
  • Kỹ năng lập kế hoạch và hoạch định chiến lược

7. CIO (Chief Information Officer) - Giám đốc công nghệ thông tin

CIO là gì?

Khi nhắc đến các chức vụ trong công ty kinh doanh, CIO là thuật ngữ mới xuất hiện và dễ bị nhầm lẫn với CTO. Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khối lượng công việc “khủng” phần nào ngăn cản giám đốc công nghệ cập nhật tức thời và đầy đủ các thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến. Do đó, CIO là chức danh trong công ty được thêm vào để chia sẻ trách nhiệm quản lý IT trong nội bộ doanh nghiệp. 

CIO làm gì?

Các công việc chính của CIO bao gồm:

  • Quản lý cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp
  • Thiết kế hệ thống quản trị của doanh nghiệp
  • Tổng hợp, lưu trữ và đảm bảo tính bảo mật thông tin nội bộ công ty
  • Quản lý việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị công nghệ của doanh nghiệp
  • Vận dụng ưu thế công nghệ thông tin để kiến tạo giá trị kinh doanh
  • Quản lý các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội của doanh nghiệp

Kỹ năng cần có của CIO là gì?

Là một chức vụ trong công ty chuyên trách về IT nội bộ, CIO cần có những kỹ năng quan trọng bao gồm:

  • Thuần thục và am tường về thuật toán công nghệ thông tin 
  • Nhanh nhạy giải quyết vấn đề
  • Có kiến thức nền tảng về kinh doanh và hiểu rõ doanh nghiệp
  • Tư duy sáng tạo
  • Kỹ năng quản lý dự án
ky-nang-lanh-dao
Ví dụ về kỹ năng lãnh đạo

📍Kết luận:

CakeResume hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ định nghĩa và vai trò của các chức vụ trong công ty bằng tiếng Anh. Nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề và mong muốn ứng tuyển vào một trong những chức vụ trong công ty được nêu trên, việc bạn cần làm là chuẩn bị ngay một bản CV cho vị trí quản lý chỉn chu. Bên cạnh đó, việc nắm được tuyệt chiêu và kỹ năng trả lời phỏng vấn cũng cực kỳ quan trọng đấy!

Đọc thêm: PM là gì? Mô tả Công việc của Project Manager

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Lana Nguyen ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Các bài viết khác bạn có thể quan tâm

Bài viết liên quan mới nhất
Chuyện đi làm
thg 3 6 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.