Mẫu CV xin việc kế toán cho bạn tham khảo (kèm tip)

cv-ke-toan
Được tạo bởi CakeResume

Với một ngành hot như kế toán, việc tạo CV chuẩn chỉnh sẽ giúp bạn chứng minh được năng lực và sự chuyên nghiệp của bản thân, từ đó gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy một CV kế toán chuẩn chỉnh là như thế nào, tham khảo mẫu CV xin việc kế toán đẹp ở đâu? 

Bài viết này hướng dẫn bạn cách viết CV kế toán thật chi tiết để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Cách làm CV xin việc kế toán

Bước 1: Tham khảo mẫu CV kế toán hay

Việc tham khảo là vô cùng cần thiết khi bắt đầu làm CV xin việc kế toán. Điều này sẽ giúp bạn hình dung được dễ dàng hơn thông tin gì cần đề cập, trình bày như thế nào, v.v. Việc lựa chọn màu sắc hay font chữ cũng rất quan trọng. Bạn nên ưu tiên các kiểu dáng tối giản và màu sắc nhã nhặn. 

Việc tham khảo các mẫu CV kế toán giúp bạn nắm được cách viết CV cũng như khơi nguồn sáng tạo. Gợi ý bạn tham khảo trên CakeResume các CV xin việc kế toán thành công, và thử công cụ tạo CV này miễn phí!

Bước 2: Đặt tiêu đề CV kế toán ấn tượng

Sau khi đã lựa chọn được mẫu CV kế toán đẹp và ưng ý, bạn hãy nghĩ tới việc đặt tiêu đề CV sao cho ấn tượng. Một CV đẹp mắt và một tiêu đề thu hút sẽ gây được cảm tình tốt.

Để đặt tiêu đề, bạn nên đề cập đến vị trí và kèm theo điểm mạnh của bản thân để tạo được khác biệt với những ứng viên khác.

Ví dụ về tiêu đề CV kế toán tổng hợp:

"Nhân viên kế toán tổng hợp có trên 5 năm kinh nghiệm"

Bước 3: Điều chỉnh CV kế toán theo yêu cầu đặc thù của vị trí

Mỗi ngành nghề lại có những đặc thù riêng, ngay trong ngành kế toán, CV kế toán tổng hợp cũng sẽ có những điểm khác so với CV kế toán nội bộ, hay CV kế toán kho, v.v. Vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mỗi một vị trí ứng tuyển một CV xin việc kế toán riêng biệt. Không nên vì tiện lợi và tiết kiệm thời gian mà sử dụng một mẫu CV kế toán duy nhất cho mọi vị trí nhé!

Bước 4: Chèn số liệu & thành tích cụ thể 

Nhà tuyển dụng ưa thích những số liệu và thành tích cụ thể, bạn nên ưu tiên xen kẽ vào những mô tả của mình trong CV kế toán. Đặc biệt như kỹ năng chuyên môn, nếu bạn tạo CV kế toán với những con số ấn tượng và hợp lý thì sẽ cực kỳ thuyết phục.

Ví dụ về thành tích cho các mẫu CV kế toán khác nhau:

  • CV kế toán tổng hợp: Theo dõi và quản lý công nợ +5 công ty.
  • CV kế toán kho: Giám sát quỹ ngân sách giúp tiết kiệm hơn 10% về chi phí nguyên liệu đầu vào.
  • CV kế toán trưởng: Top 1 nhân viên kế toán xuất sắc quý 2 năm 2021.
  • CV kế toán nội bộ: Đạt khen thưởng kế toán giỏi do doanh nghiệp Maymay tổ chức.
  • CV kế toán mới ra trường: Top 10 sinh viên đạt điểm cao trung bình môn 8.9/10 chuyên ngành kế toán doanh nghiệp.

Bước 5: Rà soát thông tin & lỗi chính tả trước khi gửi

Lỗi chính tả trong CV kế toán, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ làm tính chuyên nghiệp mất điểm hoàn toàn. Bạn cần kiểm tra thật kỹ, có thể nhờ người khác để tăng tính khách quan. Các thông tin cũng cần tính minh bạch và chính xác, ví dụ phần Người liên hệ, hoặc các thông tin liên lạc như số điện thoại hay địa chỉ email.

Mẫu CV kế toán gồm những gì?

1. Thông tin cá nhân 

Trong CV kế toán, mục thông tin cá nhân cần viết ngắn gọn, tránh những chi tiết không cần thiết. Ví dụ thay vì viết ngày tháng năm sinh, bạn chỉ cần đề cập đến tuổi nếu công việc yêu cầu cụ thể độ tuổi. Hoặc địa chỉ nơi ở chỉ cần đề cập ngắn gọn tên đường hay quận, xã, v.v. mà không cần cụ thể.

Ví dụ: 

Trần Hoài Thương

22 tuổi
Q. Hoàng Mai, Hà Nội
+84 967 899 122
[email protected]

2. Giới thiệu bản thân & Mục tiêu nghề nghiệp

Đây là mục tuy không chiếm nhiều “đất” trong CV kế toán nhưng bạn cần viết sao cho thu hút nhất có thể. Khi tạo CV xin việc kế toán, mục này thường nằm ở phần đầu trang và cần làm nổi bật những ưu điểm của bạn, phẩm chất kỹ năng đặc biệt phù hợp với tính chất công việc.

Ví dụ về "Giới thiệu bản thân" trong CV kiểm toán:

Tốt nghiệp loại Khá chuyên ngành kiểm toán kế toán tổng hợp, ĐH Thương Mại Hà Nội, tôi mong muốn ứng dụng thực tiễn kiến thức chuyên ngành (8.8/10 điểm trung bình môn) trong môi trường chuyên nghiệp. Không ngại thử thách và tính kỷ luật cao, tôi có khả năng chịu áp lực tốt và sắp xếp công việc hoàn thành đúng tiến độ.

3. Kinh nghiệm làm việc

Nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên dành nhiều thời gian để đọc kỹ phần này hơn những phần khác của CV kế toán. Bạn cần viết thật súc tích và đảm bảo tính hợp lý.

Bạn có thể viết theo trình tự thời gian nếu bạn đã trải qua nhiều vị trí công việc. Hoặc nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, trong mẫu CV xin việc kế toán mới ra trường, bạn nên trình bày thêm những hoạt ngoại khóa, thực tập hoặc các dự án liên quan đến chuyên môn.

Ví dụ về "Kinh nghiệm làm việc" trong CV kế toán nội bộ:

Kế toán tổng hợp  •  Công ty Nam Thăng Long, Hà Nội
04/2021 - 07/2022

  • ​Lập bảng lương cho hơn 30 vị trí của 4 phòng ban.
  • Tính toán khấu trừ thuế thu nhập và bảo hiểm.
  • Quản lý tài sản cố định.
  • ​Lập hóa đơn kho bãi.

Thực tập hỗ trợ kế toán tổng hợp • Công ty Vietkids, Hà Nội
03/2020 - 05/2020

  • Tạo hóa đơn và quản lý hồ sơ khách hàng.
  • Theo dõi thanh toán hóa đơn và xử lý hồ sơ hệ thống kế toán.
  • Hỗ trợ kế toán tổng hàng tháng.

4. Trình độ học vấn

Trong CV kế toán, trình độ học vấn sẽ được đánh giá cao nếu bạn có ngành học liên quan, hoặc bạn có điểm cao trong các môn về kiểm toán kế toán. Để ngắn gọn, bạn không cần trình bày các bậc học trước THPT.

Nếu bạn có bằng cử nhân và làm khoá luận có đề tài thực tiễn, đừng ngần ngại đưa vào trong CV kế toán của mình nhé!

mau-cv-xin-viec-ke-toan
Đọc thêm: Tip viết trình độ học vấn trong CV

Ví dụ về "Học vấn" trong CV kiểm toán:

2018 - 2021
Đại học Thương Mại Hà Nội
Chuyên ngành kiểm toán kế toán tổng hợp (8.9 trung bình môn chuyên ngành)

5. Kỹ năng

Các kỹ năng cần được trình bày khoa học trong CV kế toán, và hãy đảm bảo các kỹ năng hợp lý với nhau và phản ánh đúng năng lực của bạn.

2 nhóm kỹ năng chính gồm có: kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) và kỹ năng mềm. Bạn có thể sử dụng các thang đo để đánh giá và so sánh những kỹ năng.

Ví dụ về "Kỹ năng" trong CV kế-kiểm toán:

  • Quản lý và Theo dõi hồ sơ 
  • Xử lý tình huống​
  • Thành thạo Office, đặc biệt là Excel
  • Quen thuộc phần mềm Sage

6. Điểm mạnh

Trong phần điểm mạnh của CV kế toán, bạn cần khéo léo lựa chọn và trình bày để nhà tuyển dụng thấy được những điều mà bạn tự tin, cũng như là khác biệt với những ứng cử viên khác. Bạn cần viết một cách trung thực để phản ánh đúng con người bạn. Cần lắng nghe bản thân và có thể hỏi những người xung quanh để giúp bạn viết phần này khi tạo CV xin việc kế toán một cách tốt nhất.

Nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí khác nhau, cần lưu ý điều chỉnh cho hợp lý. Ví dụ CV kế toán trưởng sẽ cần nếu những điểm mạnh khác so với CV kế toán nội bộ.

Ví dụ về "Điểm mạnh" trong CV kế-kiểm toán:

  • Chú ý đến tiểu tiết
  • Hạn chế sai sót trong nhập và xuất số liệu​
  • Tỉ mỉ, kiên nhẫn
  • Giao tiếp tốt
  • Sẵn sàng nhận đóng góp để cải thiện mỗi ngày
  • Hòa đồng, dễ gần

7. Chứng chỉ

Trong CV kế toán, nhà tuyển dụng thường đặc biệt chú trọng các chứng chỉ chuyên môn nên hãy làm nổi bật mục này, bằng những chứng chỉ chuyên ngành có tiếng như CFA hay CIMA. 

Các chứng chỉ chuyên kế toán như ACCA hay CPA cũng là điểm cộng lớn cho CV xin việc kế toán. Tuy nhiên các chứng chỉ khác ví dụ như ngoại ngữ, tin học văn phòng, v.v. nếu có, bạn cũng đừng ngần ngại liệt kê. Nên nêu rõ thời điểm nhận chứng chỉ hoặc các điểm số nếu có, điều này sẽ tăng tính minh bạch và xác thực cho CV kế toán của bạn hơn.

Ví dụ về "Chứng chỉ" trong CV kế-kiểm toán:

  • CFA level 1 cấp ngày 22/05/2022
  • CPA cấp ngày 18/02/2021
  • Excep chuyên nghiệp do Microsoft cấp ngày 03/03/2019

Đọc thêm: CV là gì? Làm CV xin việc như thế nào cho ấn tượng?

Tips tạo CV kế toán cho người chưa có kinh nghiệm

✅ Chọn format phù hợp

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì cần tối ưu mọi khía cạnh khác của CV kế toán, đặc biệt là chọn mẫu sao cho phù hợp nhất. Đặc thù của ngành kế toán là cần thể hiện sự rõ ràng và logic, vì vậy cấu trúc CV kế toán dễ theo dõi sẽ giúp tăng điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

✅ Tối ưu hoá từ khoá trong thông tin tuyển dụng

Việc đọc kỹ thông tin tuyển dụng là vô cùng cần thiết, nhất là bạn nên chắt lọc những từ khóa trong yêu cầu công việc để đưa vào CV kế toán của mình. Để lọc CV kế toán trước khi nhà tuyển dụng xét duyệt, thường các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm để scan trước. Nếu bạn tối ưu khoá trong CV kế toán sao cho khớp với thông tin tuyển dụng thì hẳn là sẽ dễ dàng tới tay nhà tuyển dụng hơn rồi.

✅ Tạo ấn tượng qua điểm mạnh của bản thân

Để bù lại cho việc hạn chế kinh nghiệm làm việc khi tạo CV xin việc kế toán thì bạn cần làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân, nhất là trình độ học vấn, chứng chỉ và các kỹ năng. Bạn nên ưu tiên đầu tư thời gian và công sức để viết những phần này thật kỹ lưỡng sao cho thu hút nhất có thể.

✅ Trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm

Mẫu CV kế toán không có giới hạn cụ thể về độ dài nhưng nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên 1 trang A4 và các thông tin cần trình bày súc tích nhất có thể. Bạn nên tránh đưa những thông tin không cần thiết, hoặc nếu có quá nhiều ý tưởng hoặc kinh nghiệm thì nên chắt lọc những gì nổi bật nhất để đưa vào.

✅ Nộp kèm đơn xin việc (cover letter)

Khi nộp CV kế toán, bạn có thể nộp kèm theo đơn xin việc để giúp cho mọi thông tin được trình bày một cách cụ thể hơn. Hơn hết là bạn có thể đưa thêm những chi tiết chưa có trong CV kế toán vào đơn xin việc.

Mẫu CV xin việc kế toán

Trần Hoài Thương

Kế toán tổng hợp

22 tuổi
Q. Hoàng Mai, Hà Nội
+84 967 899 122
[email protected]

Giới thiệu bản thân

Tốt nghiệp loại Khá chuyên ngành kiểm toán kế toán tổng hợp, ĐH Thương Mại Hà Nội, tôi mong muốn ứng dụng thực tiễn kiến thức chuyên ngành (8.8/10 điểm trung bình môn) trong môi trường chuyên nghiệp. Không ngại thử thách và tính kỷ luật cao, tôi có khả năng chịu áp lực tốt và sắp xếp công việc hoàn thành đúng tiến độ.

Kinh nghiệm làm việc

Kế toán tổng hợp 
Công ty Nam Thăng Long, Hà Nội

04/2021 - 07/2022

  • Lập bảng lương cho hơn 30 vị trí của 4 phòng ban.
  • Tính toán khấu trừ thuế thu nhập và bảo hiểm.
  • Quản lý tài sản cố định.
  • Lập hóa đơn kho bãi.

Thực tập hỗ trợ kế toán tổng hợp  
Công ty Vietkids, Hà Nội 
03/2020 - 05/2020

  • Tạo hóa đơn và quản lý hồ sơ khách hàng.
  • Theo dõi thanh toán hóa đơn và xử lý hồ sơ hệ thống kế toán.
  • Hỗ trợ kế toán tổng hàng tháng.

Học vấn

2018 - 2021
Đại học Thương Mại Hà Nội
Chuyên ngành kiểm toán kế toán tổng hợp (8.9 trung bình môn chuyên ngành)

Kỹ năng

  • Quản lý và Theo dõi hồ sơ 
  • Xử lý tình huống
  • Thành thạo Office, đặc biệt Excel
  • Quen thuộc phần mềm Sage

Điểm mạnh

  • Chú ý đến tiểu tiết
  • Hạn chế sai sót trong nhập và xuất số liệu
  • Tỉ mỉ, kiên nhẫn
  • Giao tiếp tốt
  • Sẵn sàng nhận đóng góp để cải thiện mỗi ngày
  • Hòa đồng, dễ gần

Chứng chỉ

  • CFA lv 1 cấp ngày 22/05/2022
  • CPA cấp ngày 05/08/2019
  • Excel chuyên nghiệp cấp bởi Microsoft Office ngày 03/03/2018

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Moon Tran ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

あなたが関心のありそうな記事

Latest relevant articles
Workplace
3月 6日 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.