Cách viết CV xin việc kỹ thuật điện đơn giản và chuyên nghiệp

mau-cv-ky-thuat-dien
Được tạo bởi CakeResume

Trong thời đại 4.0, kỹ sư điện không chỉ là những người phụ trách lắp ráp linh kiện điện tử, sửa chữa thiết bị điện gia dụng mà họ còn đảm nhận vai trò xây dựng và thiết kế hệ thống điện, tư vấn xây lắp điện, bảo trì mạng lưới điện,... tại các công ty điện lực hoặc các tập đoàn lớn.

Kỹ sư điện là nghề đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật cao, song song đó là mức thu nhập và quyền lợi hấp dẫn. CV xin việc kỹ thuật điện thể hiện chuyên môn và kỹ năng phù hợp, giúp bạn ứng tuyển công việc mơ ước thành công.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tạo CV kỹ thuật điện để tạo thiẹn cảm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng xét tuyển hồ sơ.

Các bước viết CV xin việc kỹ thuật điện

🖋 Tham khảo các mẫu CV online

Việc tham khảo các mẫu CV kỹ thuật điện online giúp bạn dễ dàng hình dung được cách viết và bố cục, đặc biệt là CV của những người trong nghề đã ứng tuyển thành công sẽ khơi gợi nhiều ý tưởng sáng tạo cho bạn hơn.

🖋 Chọn ảnh CV nghiêm túc

Chọn ảnh nghiêm túc nhưng không có nghĩa là dùng ảnh thẻ nhé! Bạn nên chọn ảnh có gương mặt sáng sủa, ăn mặc lịch sự, tóc tai gọn gàng và chất lượng ảnh rõ nét trong CV kỹ sư điện để thể hiện sự chuyên nghiệp và tươi tắn, giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

anh-trong-cv
Đọc thêm: 10+ lưu ý cho ảnh CV xin việc

🖋 Trình bày theo bố cục hợp lý

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì nên ưu tiên viết mục “Học vấn” trước “Kinh nghiệm làm việc”. Lối trình bày này giúp nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng của bạn qua thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa, giải thưởng,...bù cho phần thiếu kinh nghiệm trong CV xin việc.

Ngược lại, với người có nhiều kinh nghiệm làm việc nên ưu tiên viết phần “Kinh nghiệm” trước “Học vấn” vì lúc này nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn dựa trên kinh nghiệm và thành tích trong quá trình làm việc chứ không còn là tiềm năng.

🖋 Điều chỉnh CV theo vị trí ứng tuyển

Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa công ty riêng và yêu cầu nội dung công việc khác nhau. Vì thế, bạn không nên dùng chung một hồ sơ xin việc mà hãy linh hoạt điều chỉnh CV kỹ thuật điện sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như vị trí ứng tuyển.



🖋 Rà soát lỗi chính tả trước khi nộp CV

Ngành kỹ thuật điện đòi hỏi tính kỹ thuật cao, đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng sẽ khắt khe hơn trong việc đánh giá CV của ứng viên. Nếu phạm lỗi chính tả trong CV xin việc kỹ thuật điện thì chẳng phải bạn đang thể hiện sự cẩu thả và thiếu tính tỉ mỉ cho người xem hay sao?

5 mục cần có trong mẫu CV xin việc kỹ thuật điện

1. Thông tin cá nhân

Trong phần này, bạn cần viết chính xác thông tin cá nhân cần thiết như: Họ tên, Số điện thoại, Email. Bạn có thể lược bỏ địa chỉ cư trú vì nhà tuyển dụng thường chỉ liên lạc bạn qua điện thoại và email. 

Ví dụ về “Thông tin cá nhân” trong CV xin việc kỹ sư điện: 

Nguyễn Hữu Trung
0989009000
[email protected]

2. Giới thiệu bản thân & Mục tiêu nghề nghiệp 

Phần lớn, các mẫu CV xin việc đều gói gọn phần “giới thiệu bản thân” và “mục tiêu nghề nghiệp” trong 2-3 dòng. Vì thế, bạn nên lựa chọn thông tin cần thiết đưa vào CV kỹ thuật điện của mình để thu hút nhà tuyển dụng ngay khi họ mới đọc hồ sơ.

Ví dụ về “Giới thiệu bản thân” trong CV xin việc kỹ thuật điện:

Có 3 năm kinh nghiệm trong triển khai và thi công lắp đặt điện, đã từng tham gia nhiều dự án tư vấn điện lớn trong nước. Mong muốn tận dụng kiến ​​thức chuyên môn của tôi về AutoCAD và Microstation cũng như kinh nghiệm trong các hoạt động khắc phục sự cố điện tử giúp nâng cao hiệu suất của hệ thống và ổn định hoạt động điện của công ty.

3. Kinh nghiệm làm việc

Là nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất trong tất cả mẫu CV ngành kỹ thuật. Bạn cần tập trung viết về thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện công việc để chứng minh năng lực đảm nhiệm công việc của mình.

Ví dụ về “Kinh nghiệm làm việc” trong mẫu CV xin việc kỹ thuật điện lạnh:

Kỹ sư điện lạnh
Tập đoàn Cơ điện lạnh REE
08/2020 - Nay

  • Đảm bảo hệ thống, thiết bị điện lạnh vận hành ổn định
  • Phụ trách kiểm tra chi tiết và thay mới thiết bị hư hỏng
  • Thành tựu: Tái thiết kế một phần hệ thống điện công nghiệp cũ để tăng hiệu suất, nâng sản lượng lên 25% so với các hệ thống trước đây. 

4. Học vấn

Ở phần “học vấn”, hãy nêu tên trường cùng chuyên ngành và năm học tốt nghiệp. Nếu có thành tích nổi trội trong quá trình học tập như tốt nghiệp loại giỏi thì hãy mạnh dạn “khoe” cho nhà tuyển dụng thấy nhé!

Ví dụ về “Học vấn” trong CV xin việc kỹ sư điện:

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật điện tử năm 2020
  • Giải Ba cuộc thi “Triển khai bản vẽ thiết kế điện bằng AutoCAD” của trường

5. Kỹ năng & Điểm mạnh

Nhà tuyển dụng mong muốn thấy được trình độ chuyên môn và điểm mạnh trong CV kỹ thuật điện tử của bạn, qua đó đánh giá được chuyên môn, năng lực cũng như cách làm việc trong tập thể. Thế nên, một kỹ sư điện chuyên nghiệp cần kết hợp cả kỹ năng chuyên môn và điểm mạnh của bản thân trong CV xin việc.

“Kỹ năng chuyên môn” trong CV xin việc kỹ sư điện:

  • AutoCAD 
  • Xây dựng và bảo trì thiết bị điện
  • Thiết kế mạch
  • Thiết kế PCB
  • Điều khiển lập trình PLC

“Điểm mạnh” trong CV kỹ thuật điện điện tử:

  • Tư duy logic
  • Tỉ mỉ, nhạy bén
  • Khả năng làm việc nhóm
  • Khả năng xử lý tình huống
  • Kỹ năng giao tiếp

6. Dự án cá nhân (nếu có)

Nếu bạn đã hoàn tất hoặc hiện đang thực hiện bất kỳ dự án độc lập nào có liên quan đến kỹ thuật điện thì đừng bỏ quên những điểm cộng này cho CV kỹ thuật của mình nhé!

Ví dụ về “Dự án cá nhân” trong CV xin việc kỹ thuật điện:

Tham gia dự án “Tư vấn lưới điện” của Trung tâm EOL (2021)

  • Phụ trách thẩm định và kiểm tra hồ sơ thiết kế trạm biến áp truyền tải và phân phối cấp điện áp. 

Đọc thêm: Nên & Không nên khi tạo CV online

Cách viết CV kỹ thuật điện cho người chưa có kinh nghiệm

✅ Thể hiện mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Với người chưa có kinh nghiệm, phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV kỹ thuật nên thể hiện thông điệp bạn có thể mang lại lợi ích gì cho công ty, bạn có đủ tố chất và tiềm năng để đảm nhiệm công việc được giao. Ai mà không hoan nghênh một ứng viên tuy thiếu kinh nghiệm nhưng có mục tiêu và tầm nhìn?

Ví dụ về “Mục tiêu nghề nghiệp” cho CV sinh viên kỹ thuật điện:

Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện tử trường NTUS, từng đoạt giải thiết kế bản vẽ điện bằng AutoCAD cấp trường. Mong muốn trở thành một kỹ sư điện chuyên nghiệp, đủ năng lực quản lý các dự án thiết kế hệ thống điện của công ty để thăng tiến thành Trưởng nhóm Kỹ thuật trong 2 năm làm việc.

✅ Làm nổi bật kỹ năng trong CV xin việc kỹ thuật điện

Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng chính là làm nổi bật kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để chứng tỏ sự phù hợp của bản thân đối với vị trí ứng tuyển và văn hoá doanh nghiệp

✅ Bổ sung chứng chỉ hoặc khóa học chuyên môn 

Ngành kỹ thuật điện đòi hỏi tính chuyên môn cao vì thế nếu bạn có nhiều hơn một chứng chỉ chuyên ngành, đó sẽ là điểm mạnh của CV xin việc ngành kỹ thuật và cũng là điểm cộng giúp bạn nổi bật giữa các đối thủ ứng tuyển khác. Bạn cũng có thể đưa bằng ngoại ngữ vào CV thể hiện năng lực ngoại ngữ của bản thân.

Ngoài ra, nếu công ty bạn ứng tuyển sử dụng tiếng Anh trong công việc thì bạn chắc chắn cần tạo CV bằng tiếng Anh đó!

✅ Không viết CV dài quá 2 trang

Cũng như bao ngành nghề khác, CV xin việc ngành kỹ thuật không nên dài quá 2 trang giấy. Thay vì viết nhiều thông tin không liên quan, hãy chỉ chọn lọc thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển khi viết CV thôi nhé!

✅ Gửi kèm đơn xin việc (Cover letter)

Hãy gửi kèm đơn xin việc giới thiệu đôi dòng về bản thân, các kỹ năng chuyên môn và nêu lý do vì sao bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng và họ sẽ muốn đọc tiếp hồ sơ xin việc của bạn.

Đọc thêm: Mẹo viết đơn xin việc giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng

Mẫu CV kỹ sư điện

Nguyễn Hữu Trung

0989009000
[email protected]

Giới thiệu bản thân

Có 3 năm kinh nghiệm trong triển khai và thi công lắp đặt điện, đã từng tham gia nhiều dự án tư vấn điện lớn trong nước. Mong muốn tận dụng kiến ​​thức chuyên môn của tôi về AutoCAD và Microstation cũng như kinh nghiệm trong các hoạt động khắc phục sự cố điện tử giúp nâng cao hiệu suất của hệ thống và ổn định hoạt động điện của công ty.

Kinh nghiệm làm việc

Kỹ sư điện lạnh
Tập đoàn Cơ điện lạnh REE 
8/2020 - Nay

  • Đảm bảo hệ thống, thiết bị điện lạnh vận hành ổn định
  • Phụ trách kiểm tra chi tiết và thay mới thiết bị hư hỏng
  • Thành tựu: Tái thiết kế một phần hệ thống điện công nghiệp cũ để tăng hiệu suất, nâng sản lượng lên 25% so với các hệ thống trước đây. 

Nhân viên kỹ thuật cơ điện 
Công ty TNHH EnginX 
11/2018 -7/2020

  • Thực hiện bảo trì, lắp ráp, thay thế thiết bị điện
  • Thực hiện cải tiến thiết bị theo yêu cầu
  • Thành tựu: Một trong những nhân viên mới được tham gia thiết kế dây chuyền máy móc mới của công ty, giám sát quá trình vận hành thực tế, nâng cao hiệu suất dây chuyền.

Trình độ học vấn

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật điện tử năm 2018
  • Giải Ba cuộc thi “Triển khai bản vẽ thiết kế điện bằng AutoCAD” của trường

Kỹ năng chuyên môn

  • Thiết kế điện AutoCAD 
  • Xây dựng và bảo trì thiết bị điện
  • Phân tích dữ liệu
  • Điều khiển lập trình PLC

Điểm mạnh

  • Khả năng lãnh đạo
  • Khả năng làm việc nhóm
  • Tư duy logic
  • Nhạy bén 

Dự án

Tham gia dự án “Tư vấn lưới điện” của Trung tâm EOL

  • Phụ trách thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối cấp điện áp. 

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie ShenChou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
3월 6일 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.