Resume là gì? Resume khác CV như thế nào?

Trong quá trình tạo CV, chắc hẳn bạn đã nghe đến "resume". Hai thuật ngữ này có giống nhau không - về cơ bản là có! Đây đều là những “tấm vé thông hành” giúp bạn vượt qua vòng xét duyệt hồ sơ đầu tiên để tiến sâu hơn đến vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, có những điểm khác nhau giữa CV và resume - mà bạn cần nắm được, sau khi đã trả lời được câu hỏi "CV là gì?". 

Cùng đọc bài viết dưới đây để biết cách phân biệt CV với resume, cũng như tham khảo cách viết resume hay để chinh phục mọi nhà tuyển dụng nhé!

Resume là gì?

Ở Việt Nam, chúng ta đã quen với thuật ngữ CV. Vì vậy, không ít các bạn thường tự hỏi “resume nghĩa là gì?”. 

Đúng như tên gọi, “resume xin việc” là thuật ngữ thường được sử dụng trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Văn bản này bao gồm thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm & thành tích làm việc, kỹ năng v.v… Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ lược chuyên môn và năng lực của bạn trước khi quyết định mời bạn tham dự buổi phỏng vấn.

Vậy nên, việc cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải trình bày sao cho logic giúp người đọc có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng cũng như thiết kế bắt mắt và thu hút hơn thì càng ghi điểm. Trung bình các nhà tuyển dụng chỉ có tối đa 10 giây để “đọc & lọc" một resume xin việc. Vì thế, đây cũng là cơ hội để gây ấn tượng ban đầu nên hãy tận dụng để giới thiệu và thể hiện bản thân sao cho thật hấp dẫn, để chứng tỏ mình thực sự là một ứng viên lý tưởng cho vị trí tuyển dụng nhé!

su-khac-nhau-giua-cv-va-resume
Sự khác nhau giữa CV và resume

Đọc thêm: Cách làm CV xin việc tăng điểm cộng tối đa trong mắt nhà tuyển dụng

Resume xin việc gồm những gì?

📍4 mục chính trong resume xin việc

1. Tóm tắt bản thân (Summary statement)

Ngoài những thông tin cá nhân cơ bản như: họ tên, ngày sinh, email, bạn cần viết 2-3 dòng miêu tả về bản thân để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát về chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề của bạn. 

Ví dụ về tóm tắt bản thân trong resume mẫu cho vị trí “Chuyên viên Digital Marketing":

“Chuyên viên Digital Marketing có kinh nghiệm 5 năm làm việc tại các agency. Sử dụng thành thạo Google Ads, Google Analytics và SEMRush. Có khả năng thiết kế cơ bản với PhotoShop và Illustrator. Thông thạo ngoại ngữ Anh và Trung. 

2. Kinh nghiệm làm việc (Work experience)

Là mục chính của mọi resume xin việc, “kinh nghiệm làm việc" thường được nhà tuyển dụng đọc lâu và kỹ nhất nên bạn phải cực kỳ chú ý để chuẩn bị sao cho hợp lý và rõ ràng nhất có thể. Dù bạn có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhưng không trình bày phần này một cách chỉn chu và nêu bật các thành tích ấn tượng, resume của bạn sẽ không được đánh giá cao. 

Các thông tin cần có trong mục “Work Experience" của resume là gì? :

  • Tên công ty 
  • Chức danh nghề nghiệp
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc 
  • Các nhiệm vụ chính tại vị trí này 
  • Thành tích tiêu biểu
  • Khen thưởng (nếu có)

📍Cần lưu ý các lỗi chính tả, đánh máy hay những thuật ngữ chuyên môn và tên riêng. Chỉ một lỗi nhỏ, tính chuyên nghiệp của resume sẽ bị ảnh hưởng tương đối trong mắt nhà tuyển dụng. 

3. Trình độ học vấn (Education)

Mọi công việc, vị trí đều có những yêu cầu nhất định về trình độ học vấn (tốt nghiệp THPT, Cử nhân, Thạc sỹ, v.v). Vì thế, không nên coi nhẹ cách viết mục “Education" nha!

Mục “Education" trong CV cần trình bày:

  • Tên trường và chuyên ngành
  • Năm nhập học và tốt nghiệp 
  • Thành tích nổi bật, khen thưởng & hoạt động ngoại khoá trong quá trình học tập (nếu liên quan đến vị trí ứng tuyển)

4. Kỹ năng / Điểm mạnh (Skills)

Để có thể đánh giá toàn diện về tố chất và năng lực của bạn, nhà tuyển dụng mong muốn bạn trình bày cả kỹ năng về chuyên môn (hard skills) và kỹ năng mềm (soft skills). Bạn cũng có thể nêu ra một vài phẩm chất và điểm mạnh của bản thân để phần nào thể hiện tính cách của mình. 

ky-nang-cung-ky-nang-mem
Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Ví dụ kỹ năng trong resume mẫu cho vị trí “Chuyên viên tuyển dụng":

Kỹ năng mềm:

  • Thân thiện, cởi mở
  • Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng đàm phán
  • Teamwork

Kỹ năng chuyên môn:

  • LinkedIn for business
  • Recruitment Marketing
  • Talent Solution
  • Zoho Recruit
  • Notion


📍Thông tin thêm khi tạo resume xin việc cho sinh viên:

1. Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)

Hãy bắt đầu mặc việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp của bạn! 

Việc chia sẻ định hướng rõ ràng trong tương lai sẽ giúp bạn ghi điểm với phía công ty, bởi họ biết rõ bạn có đang nghiêm túc theo đuổi ngành nghề này, và liệu công ty có là điểm đến phù hợp như bạn mong muốn.

Để viết được một “Career Objective” ngắn gọn, chuẩn chỉnh, hãy tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn hy vọng bản thân ở vị trí nào trên con đường sự nghiệp? 
  • Bạn kỳ vọng sẽ tạo ra những giá trị gì cho doanh nghiệp? 
  • Những gì bạn học được và muốn học hỏi có thực sự phù hợp với vị trí doanh nghiệp đang tuyển dụng không?

2. Hoạt động ngoại khoá, tình nguyện (Extracurricular Activities / Volunteering)

Là sinh viên, bạn chắc hẳn đã từng tham gia ít nhiều một vài các hoạt động ngoại khoá. Vậy thì hãy trình bày những thông tin này, nếu có liên quan đến vị trí tuyển dụng. 

Ví dụ về hoạt động tình nguyện trong resume mẫu cho vị trí “Sales Specialist":

  • Phụ trách gian hàng “Welcome to Vietnam” thuộc dự án “NTU Cultural Exchange Event"

Mục này đơn giản là để thể hiện sự năng động và sẵn sàng trải nghiệm các hoạt động khác ngoài trường lớp. Sinh viên mới ra trường nhưng luôn ham học hỏi và thích trau dồi kinh nghiệm thì hẳn sẽ là một nhân viên mới đầy sức trẻ rồi!

3. Dự án cá nhân & Portfolio (Personal projects & Portfolio)

Nếu các dự án bạn đã từng làm qua thể hiện được chuyên môn và kỹ năng của bản thân, thì đây chính là điểm cộng cực lớn cho resume xin việc của bạn đấy! Tuy nhiên, bạn có thể đính kèm portfolio của mình nếu bạn có quá nhiều dự án cá nhân muốn chia sẻ với nhà tuyển dụng.

4. Kinh nghiệm thực tập (Internships)

“Internships" là mục thay thế hoàn hảo khi bạn chưa có cơ hội đi làm chính thức tại các công ty. Cách viết mục này cũng tương tự như “Kinh nghiệm làm việc", và đừng quên nêu ra các giá trị bạn đã đem lại cho doanh nghiệp mình thực tập nhé! Tuy nhiên, các kỳ thực tập thời gian đều tương đối ngắn, nên để có thể chi tiết hóa thêm với kinh nghiệm làm việc, bạn có thể thêm vào những giá trị gì bạn đã học hỏi được và mong muốn dấn thân hơn trên con đường sự nghiệp. 

5. Chứng chỉ nghề nghiệp liên quan (Certifications) 

Dù lĩnh vực bạn đang theo đuổi có yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ chuyên biệt hay không, thì việc đưa thông tin này vào resume luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Điều này thể hiện bạn là người cầu tiến, ham học hỏi và không ngừng phát triển bản thân. Nếu các chứng chỉ có bản điện tử hay các mã code để tham chiếu tính xác thực thì các bạn cũng nên kèm theo để nhà tuyển dụng nếu muốn có thể kiểm tra nhé. Việc này cũng giúp resume của bạn trở nên uy tín hơn.

6. Ngoại ngữ (Languages)

Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, việc thông thạo nhiều ngoại ngữ trở thành một trong những thước đo chính đánh giá ứng viên. Sẽ chi tiết hơn nếu bạn có thể ghi rõ trình độ sử dụng từng ngôn ngữ, ví dụ:

  • Tiếng Anh - TOEIC 900
  • Tiếng Trung - HSK 5 

📍Tham khảo 10+ mẫu resume mới nhất để biết cách tạo CV và resume chuyên nghiệp!

Cách viết resume hay 

✅ Điều chỉnh resume theo từng JD khác nhau

Khác với CV, resume sẽ tập trung vào trình bày chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, và kỹ năng.  Do vậy, bạn nên loại bỏ những thông tin không liên quan tới vị trí ứng tuyển, và điều chỉnh hồ sơ xin việc của mình dựa trên JD (Job Description) của chính vị trí đó. Phía công ty sẽ không mất quá nhiều thời gian để lọc thông tin và đánh giá sự phù hợp của bạn.

Điều này cần thời gian bạn nghiên cứu kỹ lưỡng JD, nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tốt và nhà tuyển dụng cũng thấy rõ rằng bạn thực sự để tâm đến nội dung công việc chứ không phải rải hồ sơ khắp nơi với cùng một resume.

✅ Chia sẻ thành tích dưới dạng số liệu

“Numbers speak louder than words”, những con số thì có tiếng nói mạnh mẽ hơn ngôn từ. Thật vậy, không gì có thể chứng minh năng lực của bạn cũng như những giá trị bạn đã mang lại cho doanh nghiệp hơn tỉ số phần trăm và những dữ liệu tương tự. 

Ví dụ về thành tích trong resume mẫu cho vị trí “Quản lý fanpage":

  • Tăng lượt like organic cho fanpage từ 2000 đến 30,500 trong vòng 3 tháng.
  • Đảm bảo lượt tương tác cho mỗi bài viết ít nhất 700 người.

✅ Đảm bảo bố cục sáng sủa, dễ nhìn 

Tương tự như khi thiết kế CV, bố cục cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý khi viết resume xin việc. Một hồ sơ chỉn chu, chuyên nghiệp là một bản resume mà các mục được sắp xếp một cách logic và trình bày rõ ràng. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn một cách nhanh chóng, dễ dàng. 

Cách tạo resume và CV online trên CakeResume

Bạn có biết: Chỉ mất chưa đến 15’ là bạn có thể tạo CV online trên CakeResume cực dễ dàng, chuyên nghiệp!

  • Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập
  • Bước 2: Vào hồ sơ cá nhân → chọn “Resume"
  • Bước 3: Chọn mẫu resume theo ý thích 
  • Bước 4: Chèn nội dung vào từng mục tương ứng
  • Bước 5: Tải xuống file PDF resume đã hoàn thành 

Tham khảo ngay 2 mẫu resume tiếng Anh “đỉnh kout" cho xin việc và du học được tạo bởi CakeResume dưới đây!

Resume xin việc cho vị trí "Social Media Marketing"

mau-resume
Mẫu resume tạo bởi CakeResume

Resume xin học bổng

mau-resume
Mẫu resume tạo bởi CakeResume

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
3월 6일 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.