Mách bạn cách viết CV tiếng Việt phù hợp với mọi ngành nghề

viet-cv-tieng-viet
5 mẹo viết CV tiếng Việt ấn tượng

CV tiếng Việt thường được dùng để ứng tuyển việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia Việt Nam hoặc một vị trí yêu cầu tiếng Việt tại nước ngoài.

Có thể bạn sẽ không gặp khó khăn khi dùng chính ngôn ngữ của mình để viết CV, nhưng liệu CV xin việc tiếng Việt của bạn có đủ sức hấp dẫn với nhà tuyển dụng? Tuy không bị rào cản bởi ngôn ngữ nhưng vẫn có bạn bị mắc lỗi khi viết CV nói chung. Hơn nữa, một CV tiếng Việt đẹp, còn phụ thuộc vào cách trình bày, bố cục hợp lý, cách thiết kế, v.v. 

Hãy cùng CakeResume khám phá những mẹo hay để sở hữu một CV tiếng Việt chuẩn và ấn tượng nhé!

Phân biệt CV tiếng Việt với các hồ sơ xin việc khác

CV & Resume

Về cơ bản thì hai văn bản này đều được hiểu chung là bản sơ yếu lý lịch tóm tắt về quá trình học tập, làm việc hoặc nghiên cứu của ứng viên. Tuy nhiên, CV sẽ trình bày về trình độ học vấn, các thành tích, kinh nghiệm để ứng tuyển vào các ngành nghề về nghiên cứu khoa học, chương trình nghiên cứu sinh hoặc apply xin học bổng. Còn resume sẽ nghiêng về trình bày các kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp và thường chỉ để dùng cho apply xin việc làm.

📍 Lưu ý: Ở Việt Nam và một số nước châu Á khác, thuật ngữ CV thường được dùng để thay thế resume - nói chung lại là đều dùng như một hồ sơ xin việc ngắn gọn, súc tích.

CV & Đơn xin việc 

Nếu CV tiếng Việt là bản tóm tắt những thông tin cơ bản về tiểu sử bản thân thì đơn xin việc (hay còn gọi là cover letter" có chức năng cung cấp những thông tin bổ trợ mà không được đề cập hoặc diễn giải đầy đủ trong CV. Bên cạnh đó, những thông tin và dữ liệu của từng mục trong CV tiếng Việt sẽ được trình bày bằng cách liệt kê theo từng gạch đầu dòng. Còn thông tin trong đơn xin việc tiếng Việt sẽ được trình bày theo cấu trúc của một bức thư hoặc một lá đơn xin việc.

Nội dung chính trong form CV tiếng Việt

1. Ảnh trên CV

Ngoài cách viết CV ấn tượng bằng tiếng Việt, thì một chiếc ảnh đại diện chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng hơn so với những bức ảnh thiếu nghiêm túc. Bạn cũng tránh sử dụng ảnh có chất lượng quá thấp nhé.

2. Thông tin cá nhân

Mọi thông tin liên lạc sau phải được ghi đúng theo giấy CMND trong CV xin việc bằng tiếng Việt:

  • Họ và tên 
  • Ngày tháng năm sinh
  • Email (chuyên nghiệp và chuẩn mực)
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ (không cần ghi quá chi tiết)
  • Blogs, Facebook, Linkined, v.v (nếu muốn cung cấp)

Đặng Minh Khuê

[email protected]
24/07/1998
(+886) 987-335-221
Blog: minhkhue.com

3. Giới thiệu bản thân

Dựa vào tính chất công việc, hãy giới thiệu 2-3 câu khái quát về bản thân, điểm mạnh, kỹ năng và mục tiêu trong công việc. Bạn có thể dùng những tính từ hoặc động từ mang tính tích cực trong tiếng Việt để phần giới thiệu bản thân trong CV xin việc tiếng Việt trở nên súc tích, ấn tượng và giúp nhà tuyển dụng nhớ tới bạn hơn. 

Ví dụ cho CV kế toán

Có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và nắm rõ các phần mềm kế toán phố biến như MISA, FAST. Đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn cẩn thận và chiu được áp lực cao trong công việc. Mong muốn được tham gia và đội ngũ kế toán và giúp công ty hoàn thiện hơn các vấn đề về sổ sách và tài chính.

4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn là những yếu tố mà nhà tuyển dụng tìm kiếm và quan tâm nhất khi đọc CV tiếng Việt của bạn. Lý do là vì họ muốn nhìn thấy được năng lực cũng như cách giải quyết vấn đề mà bạn đã có được sau mỗi một công việc nào đó.

Vậy nên, hãy liệt kê một vài kinh nghiệm làm việc có liên quan theo trình tự sau:

  • Tên công ty 
  • Thời gian làm việc
  • Tên vị trí đảm nhiệm
  • Nhiệm vụ chính trong công việc
  • Thành tựu hoặc giải thưởng đã đạt được trong quá trình làm việc

Ví dụ cho CV ngân hàng

Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh
Ngân hàng Techcombank
05/2016 - 07/2020

  • Thực hiện phân tích bộ dữ liệu
  • Phát triển các số liệu, báo cáo và quản lý hiệu suất
  • Đánh giá hiệu quả và độ chính xác của các nguồn dữ liệu mới và các kỹ thuật thu thập dữ liệu
  • Tạo và duy trì các mô hình thống kê 
  • Thành tích: Góp phần giúp doanh nghiệp Techcombank đạt được giải thưởng “Dự án phân tích dữ liệu tốt nhất" do Asian Banker tổ chức

5. Học vấn

Đối với CV mẫu tiếng Việt, không cần thiết khi liệt kê quá trình học tập từ rất lâu trước đó. Chỉ cần nêu quá trình học tập gần nhất hoặc những thông tin hữu ích thể hiện trình độ liên quan đến công việc và trình bày một cách ngắn gọn như sau:

  • Tên trường 
  • Niên học
  • Chuyên ngành
  • Điểm trung bình
  • Thành tích, giải thưởng trong quá trình học tập

Ví dụ cho CV kỹ sư xây dựng

Cử nhân Kỹ sư phần mềm 
Đại học Bách Khoa TP.HCM
2016 - 2020

  • Giải nhì cuộc thi quốc tế tự động hoá “The 7th Delta International Smart & Green Manufacturing Contest”
  • Giải ba cuộc thi Sáng tạo trẻ

6. Kỹ năng và điểm mạnh

Đây là phần bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng. Vì CV xin việc tiếng Việt không nên viết quá 2 trang, do đó bạn chỉ cần liệt kê khoảng 5 kỹ năng cứng, kỹ năng mềm hoặc thế mạnh, năng khiếu của bản thân là nhà tuyển dụng đã có cơ sở để đánh giá toàn diện về năng lực cũng như tố chất của bạn rồi.

Ví dụ cho CV sales

  • Tin học văn phòng: Word, Excel, Powerpoint, Outlook, Gmail, v.v.
  • Livestream bán hàng
  • Nắm bắt tốt thời cơ và tâm lý khách hàng
  • Tư vấn và thuyết phục
  • Ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Trung

7. Thông tin thêm trong cv

Ngoài những mục chính mà bạn có thể thường thấy trong một CV mẫu, bạn có thể bổ sung các thông tin thêm trong CV của mình, để làm lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác, ví dụ:

  • Dự án cá nhân - Nêu những đề án nghiên cứu, sách, báo, ấn phẩm, sự kiện, v.v mà bạn đã, đang hoặc sẽ thực hiện.
  • Người tham chiếu - Cung cấp thông tin liên lạc từ bên thứ 3 để nhà tuyển dụng hiểu thêm về chuyên môn và kỹ năng của bạn. Người tham chiếu trong CV thường là thầy cô hoặc sếp cũ. 
  • Chứng chỉ - Liệt kê những chứng chỉ mà ngành nghề yêu cầu hoặc những chứng chỉ về kỹ năng mà bạn đã học được. Những chứng chỉ trong CV thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao bao gồm: chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ ngành nghề (IT, marketing, kế toán...)

Ví dụ về thông tin thêm trong CV thực tập

  • Dự án:
    “Gia sư tiếng Anh" giúp các bạn sinh viên FTU sẽ cải thiện được trình độ tiếng Anh và đạt được chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
  • Người tham chiếu:
    Giáo sư Lê Minh Tuấn

📍 Tham khảo các mẫu CV đẹp cho từng ngành nghề, đối tượng tại đây!

Cách viết CV tiếng Việt ấn tượng

✨ Tham khảo các bài viết hướng dẫn và mẫu CV đẹp

Nếu bạn chưa biết cách viết hồ sơ xin việc, đặc biệt là CV tiếng Việt, cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian và tránh mắc lỗi sai đó là sử dụng các mẫu CV tiếng việt miễn phí có sẵn trên Internet. Ngoài các mẫu CV hay bằng tiếng Việt và đa dạng ra thì một số website thiết kế CV còn cung cấp các bài viết hướng dẫn viết CV cho mọi ngành nghề và đối tượng nữa đấy! 

✨ Thể hiện mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong CV tiếng Việt quyết định đến việc bạn có nhận được “tấm vé” đi tiếp vòng sau hay không. Vì mục tiêu nghề nghiệp không đơn thuần là mục tiêu của riêng bạn mà nó còn phải hướng đến những giá trị mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Do vậy, hãy nghiên cứu kỹ về công việc mà bạn ứng tuyển, cũng như sản phẩm và sứ mệnh của công ty. Từ đó nêu ra cụ thể mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV của bản thân.

✨ Không viết quá dài hoặc quá ngắn

Ở đây, “quá dài" nghĩa là viết lan man, không đúng trọng tâm, vượt quá 3 trang A4. Còn “quá ngắn" nghĩa là không cung cấp đủ thông tin nhà tuyển dụng cần nắm được, hoặc trình bày quá sơ sài. Cho nên độ dài hợp lý khi tạo CV tiếng Việt là không vượt quá 2 trang giấy A4. 

✨ Bám sát vào JD của vị trí ứng tuyển

Để viết CV tiếng Việt hay thì trước hết bạn phải nắm rõ nội dung miêu tả công việc (Job Description) của vị trí mà bạn ứng tuyển. Từ đó, bạn sẽ có ý tưởng cụ thể mà không lo sợ “lạc đề" để viết cho từng mục.

Ví dụ: Dựa vào JD, bạn sẽ nêu lên những kỹ năng của bản thân mà được yêu cầu đối với công việc đó trong mục “Giới thiệu bản thân", hoặc liệt kê các đầu việc đã hoàn thành trong mục “Kinh nghiệm làm việc".

✨ Sử dụng công cụ tạo CV online free tiếng Việt

Bạn có thể sử dụng Word, Power Point, Photoshop và một số website hỗ trợ tạo CV chuyên nghiệp khác. Hoặc để linh động hơn, bạn có thể tải các app chuyên về tạo CV trên điện thoại.

Mẫu CV xin việc tiếng Việt đẹp trên CakeResume

Mẫu CV giáo viên

cv-giao-vien
Được tạo bởi CakeResume

Mẫu CV ngân hàng

cv-ngan-hang
Được tạo bởi CakeResume

Mẫu CV nhân viên kinh doanh/sales

cv-nhan-vien-kinh-doanh
Được tạo bởi CakeResume

Mẫu CV kỹ sư xây dựng

cv-ky-su-xay-dung
Được tạo bởi CakeResume

Mẫu CV sinh viên chưa tốt nghiệp

cv-sinh-vien-chua-tot-nghiep
Được tạo bởi CakeResume

📍Kết luận:

Cho dù là tạo CV xin việc bằng tiếng Việt hay bằng ngôn ngữ nào khác thì CakeResume luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua với các lý do sau:

  • Các mẫu CV tiếng Việt đẹp, bắt mắt, không rườm rà, nhưng vẫn chuyên nghiệp, tinh tế và hiện đại.
  • Mẫu CV tiếng Việt phù hợp cho nhiều ngành nghề khác nhau, từ những công việc đặc thù mang tính chất sáng tạo, thiết kế hay những công việc văn phòng đơn thuần.
  • Không giống như một số công cụ thiết kế CV khác, bạn sẽ bị giới hạn một vài tính năng khi sử dụng bản miễn phí. Với CakeResume, bạn hoàn toàn có thể làm CV tiếng Việt với trọn bộ các tính năng thiết kế hay ho mà không lo về việc bị thu phí hay gợi ý nâng cấp gói dịch vụ.
  • Sau khi hoàn thành bản thiết kế CV tiếng Việt trên CakeResume, bạn có thể kết nối trực tiếp với LinkedIn hay ứng tuyển trực tiếp trên website CakeResume. 

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Casy Dang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Artikel untuk kamu

Artikel terbaru lainnya
Workplace
6 Mar 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.