Học tài chính ngân hàng ra làm gì và làm ở đâu?

hoc-tai-chinh-ngan-hang-ra-lam-gi
Học Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Nếu bạn đang tìm kiếm các ngành dễ xin việc và nội dung đào tạo có tính ứng dụng cao, ngành tài chính ngân hàng là ngành học rất đáng để bạn cân nhắc đấy. Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng luôn ở mức cao, và lĩnh vực này được dự báo sẽ vẫn nằm trong top các ngành dễ xin việc trong nhiều năm tới.

Hãy cùng tìm hiểu ngành tài chính ngân hàng là gì, học tài chính ngân hàng ra làm gì và có dễ xin việc không trong bài viết này nhé!

Ngành tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính ngân hàng là ngành học nghiên cứu về cách thức tổ chức, điều hành, quản lý, thiết kế và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tài chính. Các nội dung nghiên cứu của ngành tài chính ngân hàng tập trung tới hoạt động thị trường tài chính, đầu tư, quản lý và quá trình ra quyết định tài chính của chính phủ, doanh nghiệp, hoặc cá nhân.

Các môn học chính của ngành tài chính ngân hàng là:

  1. Phân tích tài chính doanh nghiệp
  2. Thị trường tiền tệ
  3. Quản trị rủi ro tín dụng 
  4. Kiểm soát - Kiểm toán nội bộ ngân hàng
  5. Quản trị tài sản - Nợ
  6. Phân tích và đầu tư chứng khoán
  7. Thanh toán quốc tế
  8. Marketing ngân hàng

Học tài chính ngân hàng ra làm gì?

Khác với suy nghĩ của nhiều người, học tài chính ngân hàng ra làm được nhiều nghề nghiệp khác nhau chứ không chỉ các vị trí trong ngân hàng. Do đó, bạn đừng lo lắng về cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng hay băn khoăn "học tài chính ngân hàng có dễ xin việc không" nhé! Đây được đánh giá cao trong top ngành dễ xin việc, tuy nhiên bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về mỗi vị trí việc làm để có lựa chọn phù hợp nhất. 

1. Kế toán 

Bạn thích làm việc với những con số, chú ý tới chi tiết và luôn làm việc có tổ chức? Nếu đúng, sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng ra làm kế toán viên là cực kỳ phù hợp với bạn!

  • Nhiệm vụ: 
    • Thu thập, chuẩn bị và kiểm tra hồ sơ tài chính.
    • Đảm bảo tất cả các giao dịch tiền đều chính xác và thuế được nộp đúng hạn.
    • Quản lý và tổ chức các hoạt động tài chính trong công ty.
  • Mức lương: 10 ~ 13 triệu đồng/tháng.

2. Kiểm toán

Nhờ tốc độ phát triển nhanh của dịch vụ kiểm toán nói chung và sự góp mặt của các công ty quốc tế trên thị trường Việt Nam, sẽ không có gì quá ngạc nhiên khi những năm tới đây, nhiều sinh viên lựa chọn ngành học tài chính ngân hàng sau ra làm kiểm toán.

  • Nhiệm vụ
    • Kiểm tra tính chính xác, hợp lệ và độ tin cậy của báo cáo tài chính.
    • Tính toán thuế phải trả, đảm bảo thanh toán thuế đúng hạn.
    • Tham mưu cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý tài chính.
  • Mức lương: 12 ~ 20 triệu đồng/tháng.

3. GDV ngân hàng

Học tài chính ngân hàng ra làm giao dịch viên ngân hàng là lựa chọn top 1 nhờ tính chất công việc ổn định và thu nhập khá. 

  • Nhiệm vụ:
    • Cung cấp dịch vụ ngân hàng cơ bản như tạo tài khoản, gửi - rút tiền, đổi tiền và các giao dịch tài chính định kỳ.
    • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới tài khoản của khách hàng.
    • Tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng. 
  • Mức lương: 8 ~ 15 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng.

4. Nhân viên tín dụng ngân hàng

Bạn đam mê giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động tín dụng và làm việc tại ngân hàng nói chung? Vậy sau khi tốt nghiệp tài chính ngân hàng ra trường làm công việc này là một lựa chọn vô cùng đúng đắn! 

  • Nhiệm vụ:
    • Tư vấn khách hàng cải thiện tín dụng và đưa ra các phương án xử lý nợ, nếu có.
    • Cung cấp kiến thức, kỹ năng chi tiêu quản lý tiền bạc (thu nhập, chi tiêu) tới khách hàng.
  • Mức lương: 8 ~ 12 triệu đồng/tháng.

5. Chuyên viên quản lý rủi ro

Là nghề nghiệp đòi hỏi tư duy nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, chuyên viên quản lý rủi ro có tầm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, học tài chính ngân hàng sau ra làm chuyên viên quản lý rủi ro sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích cả về tích lũy kinh nghiệm thực chiến lẫn cơ hội phát triển rộng mở.

  • Nhiệm vụ:
    • Đề xuất, xây dựng phương án quản lý rủi ro cho hoạt động doanh nghiệp.
    • Thực hiện các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro.
  • Mức lương: 15 ~ 23 triệu đồng/tháng.

6. Chuyên viên phân tích tài chính

Học tài chính ngân hàng ra làm chuyên viên phân tích tài chính cũng khá phổ biến với các bạn trẻ theo học ngành này thời gian gần đây, với yêu cầu năng lực nghiệp vụ cao.

  • Nhiệm vụ
    • Triển khai nghiệp vụ tài chính bao gồm thu thập dữ liệu tài chính và phân tích, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
    • Dự đoán tiềm năng của doanh nghiệp để tư vấn kế hoạch đầu tư và tài chính phù hợp.
  • Mức lương: 15 ~ 20 triệu đồng/tháng.

7. Chuyên viên tư vấn đầu tư

Nếu là người có tư duy nhạy bén và khả năng quan sát tình hình tốt, bạn có thể cân nhắc học tài chính ngân hàng ra làm nghề tư vấn đầu tư. Đây là một trong các nghề nghiệp có tiềm năng phát triển của ngành tài chính ngân hàng.

  • Nhiệm vụ:
    • Phân tích biến động thị trường đầu tư, đưa ra giải pháp đầu tư cho khách hàng.
    • Tư vấn kế hoạch đầu tư phù hợp với tiềm năng tài chính của khách hàng.
    • Hỗ trợ khách hàng quản lý tài sản, từ cho vay, gửi tiết kiệm, giao dịch chuyển khoản.
  • Mức lương: 10 ~ 12 triệu đồng/tháng.

8. Nhân viên thanh toán quốc tế

Hội nhập kinh tế đã và đang là yếu tố thúc đẩy hoạt động giao dịch quốc tế trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Do đó, xu hướng sinh viên tài chính ngân hàng ra làm nhân viên thanh toán quốc tế được cho là tiếp tục tăng cao, đặc biệt với các bạn trẻ năng động.

  • Nhiệm vụ
    • Hỗ trợ khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) thực hiện giao dịch quốc tế.
    • Xử lý chứng từ, hồ sơ giao dịch liên quan.
    • Tư vấn quy trình và kế hoạch thanh toán quốc tế.  
  • Mức lương: 8 ~ 10 triệu đồng/tháng.

9. Giao dịch viên chứng khoán

Tuy là công việc có nhiều áp lực nhưng xu hướng học tài chính ngân hàng ra làm giao dịch viên chứng khoán được dự báo sẽ tăng nhờ tiềm năng của thị trường chứng khoán trong nước.

  • Nhiệm vụ:
    • Quản lý, tư vấn và chăm sóc khách hàng. 
    • Xây dựng kế hoạch, tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng.
    • Thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
  • Mức lương: Khoảng 10 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng.

10. Nhân viên thu hồi nợ

Ít được nhắc đến trong danh sách các nghề được sinh viên tài chính ngân hàng ra làm việc và công tác, song thu hồi nợ lại là vị trí quan trọng trong các tổ chức tài chính như ngân hàng.

  • Nhiệm vụ:
    • Theo dõi các tài khoản và xác định nợ tồn đọng.
    • Lập kế hoạch hành động để thu hồi các khoản vay - nợ chưa thanh toán.
    • Đàm phán thời hạn thanh toán hoặc kế hoạch thanh toán phù hợp với đôi bên.
  • Mức lương: 10 ~ 20 triệu đồng/tháng.
trac-nghiem-nghe-nghiep
Đọc thêm: 3 bài trắc nghiệm nghề nghiệp giúp bạn hiểu rõ bản thân

Học tài chính ngân hàng ra làm ở đâu?   

Không chỉ đa dạng nhiều cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể công tác tại nhiều doanh nghiệp và tổ chức khác nhau nếu có bằng cấp phù hợp, ví dụ:

🟢 Phòng Tài chính-Kế toán của doanh nghiệp

Đúng như tên gọi của mình, phòng tài chính - kế toán quản lý mọi hoạt động kế toán, tài chính và nguồn thu - chi tài chính của doanh nghiệp. Họ cũng có chức năng tham mưu nghiệp vụ tài chính cho ban quản lý công ty. 

🟢 Ngân hàng

Không quá ngạc nhiên khi nhiều sinh viên học tài chính ngân hàng sau ra làm việc tại ngân hàng. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn làm việc tại ngân hàng thương mại, nơi cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ; hoặc Ngân hàng Nhà nước, nơi quản lý các ngân hàng trong nước thuộc hệ thống.  

🟢 Công ty kiểm toán

Các công ty kiểm toán độc lập cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp và giúp họ tăng cường, nâng cao tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin, hoạt động tài chính. Tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng ra làm việc tại Big 4 (KPMG, PwC, EY và Deloitte) là ước mơ của rất nhiều sinh viên chuyên ngành.

🟢 Công ty tư vấn tài chính 

Chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng từ doanh nghiệp, tổ chức đến cá nhân là chức năng chủ yếu của công ty tư vấn tài chính. Mục tiêu lớn nhất là giúp khách hàng khai thác tối đa tiềm năng và cơ hội để đạt được các mục tiêu tài chính. 

🟢 Khác

  • Cục Thuế
  • Cơ quan hải quan
  • Kho bạc Nhà nước
  • Công ty chứng khoán
  • Công ty bảo hiểm
  • Công ty thẩm định giá


📍Kết luận:

Nhìn chung, sinh viên học ngành tài chính ngân hàng ra làm được rất nhiều vị trí nghề nghiệp, chứ không bó hẹp trong ngân hàng hay nội bộ doanh nghiệp như nhiều người nhầm tưởng. Có thể nói, đây chính là điểm thu hút nhất của lĩnh vực này.

Nhờ tính ứng dụng cao và môi trường làm việc năng động, không khó để bạn tìm thấy nhiều cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng. Thay vì luôn tự hỏi “Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?”, hãy chắc chắn bạn cảm thấy có hứng thú với ngành học và lĩnh vực này. Chỉ cần đúng sở trường thì bạn có thể thành công ứng tuyển vào bất kỳ công việc nào trong top các ngành dễ kiếm việc, trong đó có tài chính ngân hàng.

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Yifang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.