Lý do xin nghỉ việc nên và không nên sử dụng

ly-do-nghi-viec
Lý do nghỉ việc NÊN & KHÔNG NÊN dùng

Nghỉ việc luôn là một vấn đề nhạy cảm trong quản lý nhân sự mà nếu không xử lý khéo, bạn có thể vô tình làm “mếch lòng” sếp cũ. Nói cách khác, một khi bạn quyết định rời đi, hãy chắc chắn bạn có lý do xin nghỉ việc thuyết phục. Vì rất có thể nhà tuyển dụng hoặc công ty mới mà bạn đang nhắm tới sẽ liên hệ network ở công ty cũ và hỏi thăm về lý do nghỉ việc của bạn trước khi quyết định có nên đưa bạn vào vòng tiếp theo hay không.

Vậy những lý do nghỉ việc nào không gây “cấn” với sếp và công ty? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của CakeResume nhé!

6 lý do xin nghỉ việc hợp lý

Có thể bạn muốn dành thời gian nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài làm việc, cũng có thể bạn đang trải qua một sự thay đổi trong cuộc sống cá nhân hoặc thậm chí là đón nhận những cơ hội phát triển mới.

Dù là gì đi nữa, khi viết đơn xin nghỉ việc thì một lý do xin nghỉ việc hợp lý, hợp tình trong mắt sếp và công ty vẫn quan trọng hơn cả. Bạn có thể tham khảo các lý do đơn xin nghỉ việc dưới đây để chuẩn bị cho cuộc nói chuyện với sếp nhé!

Lý do nghỉ việc #1: Vì hoàn cảnh gia đình.

“Tôi rất lấy làm tiếc khi phải thông báo rằng vì lý do bất khả kháng liên quan tới gia đình, tôi không thể tiếp tục công việc của mình trong vai trò là [tên vị trí]. Để không làm gián đoạn các hoạt động và dự án đang triển khai, tôi nhận thấy sẽ là phương án tốt nhất cho công ty nếu tôi xin nghỉ việc. Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận lời đề nghị này của tôi.”  

Lý do nghỉ việc #2: Học cao học. 

“Trong suốt thời gian làm việc tại công ty, tôi đã học được nhiều điều bổ ích và xây dựng cho mình những kỹ năng thiết yếu giúp tôi hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Vì thế nên khi quyết định theo học chương trình cao học, tôi đã vô cùng tiếc nuối. Mặc dù vậy, tôi tin rằng quay trở lại trường học lúc này sẽ giúp tôi phát triển hơn nữa trong chuyên môn và sự nghiệp của mình.”  

Lý do nghỉ việc #3:Có kế hoạch sinh em bé.

“Tôi muốn chia sẻ một tin vui rằng sắp tới đây tôi và gia đình sẽ chào đón thành viên mới. Tuy nhiên, tôi vô cùng tiếc nuối khi phải thông báo tới công ty rằng tôi sẽ tạm ngừng công việc của mình trong vị trí [tên vị trí] tại [tên công ty]. Tôi rất biết ơn sự dẫn dắt, ủng hộ và các cơ hội phát triển mà công ty đã trao cho tôi trong thời gian vừa qua.”

Lý do nghỉ việc #4: Tìm được việc làm mới tốt hơn.

“Ba năm công tác vừa qua tại công ty là một hành trình đáng nhớ và quý giá. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì đã có những người đồng nghiệp tuyệt vời. Vì vậy khi nhận được cơ hội làm việc mới với tiềm năng phát triển và phù hợp với định hướng sự nghiệp của bản thân, tôi vui mừng nhưng cũng tiếc nuối khi phải rời đi.”

Lý do nghỉ việc #5: Không có cơ hội thăng tiến.

“Xin nghỉ việc là quyết định vô cùng khó khăn đối với. Tuy nhiên, với mong muốn phát triển chuyên môn và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của mình, tôi xin phép được thông báo rằng tôi sẽ kết thúc quá trình công tác của mình tại [tên công ty] khi đến thời hạn được ghi trong hợp đồng lao động.” 

Lý do nghỉ việc #6: Môi trường làm việc không còn phù hợp.

“Mặc dù tôi rất biết ơn cơ hội được làm việc tại [tên công ty] trong sáu tháng qua, tôi nhận thấy rằng phong cách làm việc và mục tiêu dài hạn của tôi có sự khác biệt lớn so với các thành viên khác trong bộ phận. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nghĩ rằng sẽ có lợi cho công ty và cá nhân tôi nếu tôi tìm được một môi trường khác phù hợp hơn với mình.”

email-xin-nghi-viec
Đọc thêm: Lưu ý khi viết đơn trình bày lý do nghỉ việc

Các lý do nghỉ việc không nên dùng

❌ Nhận offer lương cao hơn từ công ty khác.

Bạn có thể nói lý do xin nghỉ việc là nhận offer từ công ty khác nhưng hãy cẩn thận, nó có thể dẫn đến sự bất mãn cho đối phương. Mặc dù nhận được offer tốt hơn là một tin tốt, sử dụng lý do này làm lý do thôi việc có thể khiến quản lý cảm thấy không vui. Luôn nhớ rằng một mối quan hệ dài lâu với sếp và công ty cũ sẽ có lợi cho bạn nhiều hơn là hại!

❌ Mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc sếp.

Đồng nghiệp không thân thiện hay sếp không có năng lực quản lý là những lý do nghỉ việc bạn không nên sử dụng. Nhớ rằng dù bạn có thích hay không, quản lý trực tiếp sẽ là người phê duyệt đơn xin nghỉ việc của bạn. Sử dụng mâu thuẫn nội bộ làm lý do xin thôi việc sẽ không đem lại kết quả tốt và thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình tìm việc của bạn.

❌ Không còn hứng thú làm việc.

Cho dù sự thật là bạn không còn hứng thú làm việc, đây không phải lý do nghỉ việc hay. Rất có thể ai đó sẽ vin vào lý do xin thôi việc này của bạn để giải thích cho hiệu suất làm việc của bạn trong thời gian vừa qua hoặc bất kỳ một tình huống nào đó mà họ hơi không hài lòng với bạn. 

❌ Bất bình với chính sách công ty (OT nhiều, đãi ngộ thấp, v.v.).

Không nên dùng lý do này làm lý do xin nghỉ việc vì nó có thể “khuyến khích” ban quản lý nhìn nhận bạn là một nhân viên đầy bất mãn với công ty, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xét duyệt lý do thôi việc và chuyển giao công việc của bạn sau đó.

❌ Công việc quá nhàm chán hoặc quá áp lực.

Lý do xin nghỉ việc này sẽ khiến quản lý và công ty cho rằng bạn chưa đủ trưởng thành và nghiêm túc với công việc. Họ sẽ đặt câu hỏi rằng có phải là công việc áp lực không hay là do bạn chưa có kỹ năng quản lý thời gian tốt? Có phải là công việc nhàm chán không hay là do bạn thiếu sáng tạo khi làm nhiệm vụ? Nhìn chung, đây không phải là lý do xin nghỉ việc tế nhị dù ở bất kể trường hợp nào.

❌ Bạn cảm thấy bị đối xử bất công.

“Cuộc đời này vốn dĩ không công bằng” - chắc chắn đây không phải lần đầu tiên bạn nghe thấy câu nói này và hiển nhiên đó sẽ là câu trả lời bạn nhận được khi xin nghỉ việc vì bị đối xử bất công. Với lý do nghỉ việc này, quản lý sẽ chỉ thấy bạn thật trẻ con và không chín chắn thay vì ngồi ngẫm lại xem họ nên làm gì để bảo vệ công bằng cho bạn.

Hỏi - Đáp về cách xin nghỉ việc thuyết phục

1. Có nên trình bày lý do thôi việc trước với sếp?

Đây không những là quy định chung của nhiều công ty trong quy trình xin nghỉ việc, thông báo trước với sếp lý do xin thôi việc còn thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho quản lý trực tiếp của mình. Đừng vội vàng gửi đơn xin nghỉ việc lên phòng nhân sự mà hãy dành ra một buổi trao đổi nghiêm túc với sếp về quyết định và lý do nghỉ việc của bạn.

2. “Quiet quitting” có cần lý do xin nghỉ không?

“Quiet quitting” là thuật ngữ mới xuất hiện, nói về việc người lao động chỉ dừng lại ở các yêu cầu tối thiểu mà không dành thêm công sức hay thời gian đầu tư cho công việc của họ. Điều này không tự dưng xuất hiện mà luôn xuất phát từ sự không hài lòng với công việc hay môi trường làm việc. Vì vậy, dù bạn tạm thời chưa tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn tới việc bản thân quiet quitting, bạn vẫn nên sử dụng lý do xin thôi việc mà CakeResume gợi ý trong các lý do nghỉ việc ở phần 1 để không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa mình và công ty nhé.

3. Cách xin nghỉ việc thuyết phục như thế nào?

Xin nghỉ việc là một quá trình yêu cầu sự chuẩn bị chu đáo từ việc lựa chọn lý do xin nghỉ việc hợp lý cho đến cách xin nghỉ việc thế nào cho êm đẹp. Dưới đây là các bước bạn cần lưu ý để quá trình xin nghỉ việc của mình diễn ra mượt mà và lưu lại ấn tượng tốt:

  • Đặt lịch hẹn với quản lý trực tiếp (tốt nhất là trong một ngày không có quá nhiều lịch họp và sự kiện xảy ra) và bình tĩnh trình bày lý do xin thôi việc
  • Bày tỏ sự biết ơn của mình với công ty, quản lý và đồng nghiệp và những cơ hội bạn có được trong thời gian làm việc
  • Không đề cập đến các thông tin không liên quan, đặc biệt là công ty mới, vị trí làm việc mới, thậm chí là các đãi ngộ bạn nhận được trong lời mời làm việc
  • Chia sẻ kế hoạch chuyển giao công việc và (nếu có) tập huấn cho người thay thế bạn)
  • Tập trung vào những kỷ niệm tốt đẹp thay vì các trải nghiệm tiêu cực bạn trải qua tại công ty  


📍Kết luận: 

Trên đây là những lý do nghỉ việc bạn nên và không nên trình bày với cấp trên do các chuyên gia của CakeResume gợi ý. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho quá trình xin nghỉ việc của bạn suôn sẻ và chuyên nghiệp, để bạn không gây mất lòng cấp trên và vẫn giữ gìn được hình ảnh với đồng nghiệp cũ.

Ngoài ra, nếu bạn đang cần tham khảo cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Vì sao bạn nghỉ việc công ty cũ?” và các lý do nghỉ việc thuyết phục nhất khi nói chuyện với nhà tuyển dụng, tham khảo thêm bài viết này nhé!

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Yifang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.