Mentor là gì? Tại sao bạn cần có mentor ở nơi làm việc?

mentor-la-gi
Nhiệm vụ của mentor là gì?

Có phải bạn thường nghe người khác thảo luận về mentor và mentee? Mentor có nghĩa là gì và tại sao lại trở thành trào lưu được nhiều người hưởng ứng?

Thật ra, thuật ngữ mentor đã phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Singapore,… từ lâu, bởi ai trong chúng ta cũng mong muốn được học hỏi từ người thành công và có địa vị cao trong ngành. Ngay cả ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg hay chủ tịch Microsoft - Bill Gates đều từng được dìu dắt bởi một mentor có tâm, mới đạt được sự nghiệp "rực rỡ" như bây giờ. 

Nếu bạn đang thắc mắc: “Vậy mentor là ai? tôi nên tìm mentor ở đâu?”, thì trước tiên hãy cùng CakeResume tìm hiểu khái niệm mentor là gì, nhiệm vụ và các phẩm chất cần có của người làm mentor nhé!

Mentor là gì?

Mentoring là gì?

Trước khi giải nghĩa từ mentee, mentor nghĩa là gì, cùng CakeResume tìm hiểu về nhiệm vụ mentoring là gì nhé! Mentoring có thể hiểu đơn giản là quá trình hỗ trợ người khác phát triển con đường sự nghiệp, học tập và tư duy cá nhân.

Thế nên, mentor giống như người cố vấn, còn mentee là người được cố vấn. Vậy mentor là ai? Đó có thể là sếp, đồng nghiệp hoặc chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn, tư duy phát triển tích cực, là người có thể thúc đẩy bạn ngày một tiến bộ trong sự nghiệp. 

Tùy thuộc vào mentor là ai mà bạn sẽ có lựa chọn hình thức cố vấn khác nhau. Các hình thức mentoring phổ biến trên thế giới gồm có:

  • Mentoring 1:1: Một mentor cố vấn cho một mentee. Đây là hình thức mentoring phổ biến và truyền thống nhất.
  • Group mentoring: Một mentor cố vấn cho nhiều mentee. Đây cũng là hình thức được nhiều người áp dụng khi không đủ nhân lực và thời gian cho việc cố vấn 1:1.
  • Peer mentoring: Những người có vị trí công việc như nhau sẽ cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc.

Mentoring vs Coaching

Rất nhiều người nhầm lẫn mentoring và coaching vì cả hai đều cùng hướng đến sự hỗ trợ người khác trở nên tốt hơn.

Để lựa chọn “người thầy” thích hợp cho mình, bạn cần hiểu thêm về sự khác biệt của coaching và mentoring là gì:

  • Mentoring thường kéo dài 6 tháng cho đến vài năm. Còn coaching thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn (3-6 tháng hoặc thậm chí là 15-30 phút).
  • Mentoring tập trung vào phát triển kỹ năng, tư duy còn coaching tập trung vào hiệu suất.
  • Điều kiện để làm coacher thường khắt khe hơn, ví dụ yêu cầu về bằng cấp trong lĩnh vực huấn luyện, còn mentor thì không.
  • Mentoring có hướng cố ván linh hoạt theo mentor và mentee, trong khi đó coaching đưa ra chương trình huấn luyện cụ thể cho học viên của mình.

Công việc của mentor

👩‍🏫 Giúp mentee hiểu hơn về tổ chức.

Ngoài các đồng nghiệp tốt bụng, môi trường làm việc chuyên nghiệp thì điều may mắn ở công sở chính là có mentor hướng dẫn bạn phát triển sự nghiệp.

Những điều mentor hướng dẫn bạn chính là những kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được trong quá trình làm việc, qua đó bạn có thể hạn chế mắc sai lầm trong những ngày đầu đi làm. Họ giúp bạn hiểu hơn về công ty, về trách nhiệm công việc của bạn, giúp bạn không lan man, lạc lối khi được giao nhiệm vụ.

moi-truong-lam-viec-ly-tuong
Điều gì tạo nên môi trường làm việc lý tưởng?

👩‍🏫 Cố vấn & huấn luyện.

Với những kinh nghiệm dày dặn và kiến thức của mình, công việc của mentor còn giúp đưa ra những nhận định sâu sắc và chương trình huấn luyện cho mentee một cách hiệu quả. Việc cố vấn và huấn luyện mentee thành tài là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của mentor.

Điều này góp phần không nhỏ đến sự thành công sau này của mentee nên mentor tuyệt đối không thể có thái độ qua loa trong những buổi mentoring.

👩‍🏫 Đưa ra góp ý nhận xét.

Đôi khi, chúng ta sẽ không hiểu giá trị của mentor là gì, cho đến khi ta gặp họ và nhận được những lời khuyên sâu sắc, có thể giúp ta thay đổi bản thân "ngoạn mục". 

Do đó, mentor là ai không quan trọng. Đôi khi, không cần là người nổi tiếng, hoặc giỏi nhất trong lĩnh vực bạn theo đuổi, nhưng một mentor có tâm chắc chắn sẽ luôn dõi theo mentee trên quá trình phát triển sự nghiệp, bản thân, và đưa ra những góp ý chính xác, kịp thời, giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.

Với sự đồng hành của mentor tâm huyết như vây, mentee không cần lo lắng bản thân, sẽ khó đạt được mục tiêu phát triển đã đặt ra.

👩‍🏫 Định hướng phát triển giúp mentee.

Tuy rằng mentee nên tự xác định mục tiêu của mình nhưng nhiều người lại có định hướng phát triển nghề nghiệp không phù hợp với năng lực bản thân. Chính vì thế, công việc của mentor lúc này là dựa trên năng lực và tính cách của mentee, giúp họ định hướng lại tư duy và con đường sự nghiệp, để họ có thể phát huy tài năng của mình ở đúng nơi nó thuộc về.

👩‍🏫 Truyền cảm hứng và tạo động lực.

Với câu hỏi mentor là gì, nhiều người sẽ trả lời rằng đó là người giúp mentee rèn luyện những kỹ năng chuyên môn trong công việc. Tuy nhiên, thực tế, mentor còn đảm nhận vai trò “giữ lửa” cho mentee, bằng cách chia sẻ những câu chuyện thành công của bản thân, quá trình vượt qua khó khăn như thế nào để truyền cảm hứng.

Đồng thời, những lời khen của họ cũng là một trong những động lực giúp mentee nỗ lực phấn đấu hơn nữa đấy!

Tìm kiếm cho mình một mentor ở nơi làm việc thật sự cần thiết vì giúp bạn định hướng con đường sự nghiệp phù hợp hơn với năng lực của mình, đồng thời rèn luyện tính kỷ luật, sự tự tin và chủ động trong công việc.

7 kỹ năng, phẩm chất cần có của mentor giỏi

1. Kỹ năng giao tiếp 

Một mentor giỏi sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt giúp mentee nhận ra điểm yếu của bản thân nhưng không làm tổn thương đến cái tôi của họ trong quá trình mentoring. Kỹ năng giao tiếp khéo léo của bạn còn giúp mentee khám phá và hiểu rõ bản thân qua các câu hỏi từ mentor, từ đó hiểu rõ bản thân thiếu sót và nên rèn luyện các kỹ năng nào để tiến bộ hơn trong công việc.

ky-nang-giao-tiep
Đọc thêm: Các kỹ năng giao tiếp cần được chú trọng nhất

2. Khả năng lãnh đạo 

Với vai trò là cấp trên và mentor, bạn không thể thiếu khả năng lãnh đạo. Mentor được ví như thuyền trưởng, chỉ huy cả đoàn thuyền đi đúng hướng, chiến thắng biển dữ và thành công đánh bắt được những mẻ cá ngon. Chính khả năng lãnh đạo của bạn sẽ giúp mentee phát triển bản thân đúng hướng, chiến thắng nỗi sợ và sự tự ti để gặt hái nhiều thành công hơn cho mình.

3. Kỹ năng phán đoán

Kỹ năng phán đoán là một trong những kỹ năng cần thiết của mentor trong quá trình hỗ trợ mentee khám phá năng lực của mình. Đôi lúc, khả năng của mentee được phát hiện bởi những câu hỏi nhạy bén và sự quan sát của mentor. Bạn cần trang bị kỹ năng phán đoán để biết được lý do thực sự khiến mentee không thể hoàn thành nhiệm vụ là gì, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện chính xác hơn.

4. Tinh thần trách nhiệm

Phẩm chất hàng đầu của một mentor là gì? Đó chính là tinh thần trách nhiệm! Vì mentoring là điều không dễ dàng khi bạn đảm nhận nhiệm vụ dìu dắt người mới, giúp họ trở thành phiên bản tốt hơn.

Bên cạnh cảm giác tự hào khi nhìn thấy mentee thành công, thì cũng sẽ có những lúc bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc vì mệt mỏi. Lúc này đây, chính tinh thần trách nhiệm sẽ là thứ giúp bạn vực dậy tinh thần, tập trung hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đề ra.

5. Năng lượng tích cực

Người làm mentor nên là người có nhiều năng lượng để truyền tải những thông điệp tích cực cho mentee. Chắc chắn một mentee mới đi làm sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc, dẫn đến cảm xúc lo lắng, tiêu cực chồng chất lên nhau.

Lúc ấy, mentor có thể dùng năng lượng tích cực của mình để giúp họ bớt căng thẳng hơn và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giá để mentee tìm ra cách giải quyết và trở nên lạc quan hơn khi gặp vấn đề trong công việc.

6. Cân bằng thời gian mentoring

Bất kể mentor là ai, cũng nên biết cách cân bằng giữa thời gian mentoring, thời gian làm việc cũng như thời gian nghỉ ngơi hợp lý. 1-2 buổi/tuần là thời gian cố vấn lý tưởng để tránh ảnh hưởng đến tiến độ làm việc và thời gian dành cho gia đình của mình.

Quá trình mentoring là một quá trình dài, càng sớm cân bằng được thời gian sẽ càng giúp cả mentor và mentee sớm thích nghi với hình thức cố vấn và đạt hiệu quả cao hơn trong việc hỗ trợ lẫn nhau.

work-life-balance
Đọc thêm: Vì sao work-life balance lại quan trọng?

7. Sự chân thành

Sự chân thành là một yếu tố quan trọng giúp mối quan hệ “thầy trò” duy trì bền vững. Mentor cần chân thành hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm đi trước của mình để mentee có thể hiểu được bài học quý giá mà không cần phải đích thân trải nghiệm.

Bằng sự chân thành hỗ trợ của mentor, mentee sẽ cởi mở về những vấn đề trong cuộc sống, trong suy nghĩ, giúp mentor có thể đưa những nhận xét và lời khuyên chính xác hơn.



📍Kết luận: 

Nói tóm lại, công việc của mentor là giúp bạn nhận ra điểm yếu của bản thân, cải thiện năng lực cũng như phát triển tư duy cá nhân một cách đúng đắn.

Đặc biệt hơn, nếu là người mới đi làm, mentor đóng vai trò là người truyền đạt kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua nút thắt nơi làm việc và hướng bạn đến thành công dễ dàng hơn trong môi trường công sở.

Vậy bạn đã hiểu rõ về khái niệm mentor là gì rồi chứ? Việc tìm kiếm cho mình một mentor giỏi, có kinh nghiệm ở môi trường công việc sẽ giúp bạn biết được giá trị của bản thân, qua đó nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng chuyên môn để có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình!

Đọc thêm: Personal branding là gì? 5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân để "săn job" thành công

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.