SEO là gì? Tìm hiểu từ A-Z về công việc nhân viên SEO

seo-la-nghe-gi
Các công việc nhân viên SEO

Ở thời đại kỹ thuật số và công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, ai cũng đều cố gắng giành lấy thị phần của mình trên internet. Nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO theo đó cũng được đẩy lên cao. Nhờ yếu tố này, nhân viên SEO đã và đang trở thành một trong những công việc đầy hứa hẹn, nhu cầu tuyển dụng SEO xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn đang có nhiều thắc mắc về nghề SEO, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

P/S: Bạn hứng thú với marketing? Bạn có kiến thức và kỹ năng phù hợp với ngành marketing? Tìm hiểu ngay cách viết CV xin việc marketing để không bỏ lỡ cơ hội trở thành một SEO Marketing chuyên nghiệp!

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) được hiểu là cách thức tối ưu hóa website và content nhằm tăng độ hiển thị của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm. Với một lượt tìm kiếm trên Google, mỗi trang kết quả sẽ chỉ hiển thị 10 website. Phần lớn người dùng sẽ dừng lại ở trang kết quả đầu tiên, đơn giản là vì với các lựa chọn xuất hiện ở trang 1, họ đã có được câu trả lời. Ngoài ra, khách hàng cũng có sự tin tưởng nhất định với các website này bởi chỉ có website nào được nhiều người truy cập mới lọt vào top 10 trên trang nhất của Google.

Do đó, chiến dịch SEO hiệu quả giúp nhiều người nhìn thấy website của doanh nghiệp hơn, tăng cơ hội tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng và về lâu về dài, SEO còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhờ vào độ tin cậy và tính phổ biến. Vì thế, vị trí của nhân viên SEO đối với doanh nghiệp là rất quan trọng.

Nghề SEO là làm gì?

SEO liên quan tới cả số lượng và chất lượng. Website của bạn càng có chất lượng tốt ở cả back end và front end, bạn càng có nhiều lượt truy cập hơn. Nhìn chung, công việc của nhân viên SEO gồm có:

  • Quản lý chiến lược SEO: Bên cạnh việc cập nhật trang web để đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, nhân viên SEO còn cần xem xét các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để xác định cách triển khai chiến dịch phù hợp.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm: Đây được cho là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của vị trí này. Nhân viên SEO phải luôn cập nhật các thuật toán mà các công cụ tìm kiếm đang sử dụng để lựa chọn cách tiếp cận hiệu quả.
  • Sáng tạo nội dung: Nhân viên SEO sẽ chịu trách nhiệm quản lý và đôi khi kiêm luôn sáng tạo content trên website và đảm bảo chúng hoạt động tốt trên các công cụ tìm kiếm.
  • Tối ưu hóa từ khóa: Nghiên cứu và sử dụng các từ khóa theo cách hiệu quả nhất trong các content của mình để tăng thứ hạng của website.
  • Đánh giá website: Nhân viên SEO cũng chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả website để xác định kịp thời các vấn đề thông qua phân tích nội dung, liên kết ngược và từ khóa đã có sẵn. Mục tiêu của công việc này là giúp website đạt được các tiêu chuẩn về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
  • Đánh giá và phân tích đối thủ: Bên cạnh nhiệm vụ đánh giá website của mình, nhân viên SEO cũng cần phân tích website của đối thủ để biết đâu là thị trường họ đang tập trung khai thác và họ đang khai thác như thế nào, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của họ và từ đó có định hướng phát triển website của mình phù hợp.

Ví dụ về tuyển dụng việc làm SEO trên CakeResume:

mo-ta-cong-viec-seo

Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp cho Gen Z - Đi tìm cảm hứng phát triển tương lai

Tìm hiểu về SEO qua 5 câu hỏi thường gặp

1. Học nghề SEO ở đâu?

SEO là một lĩnh vực thú vị nhưng cũng phức tạp đối với người mới bắt đầu. Nếu bạn muốn học nghề SEO, đây là những nguồn học tập bạn nên cân nhắc:

  • Các khóa học online học nghề SEO: Bắt đầu với các khóa học online cung cấp kiến thức cơ bản về SEO sẽ giúp bạn làm quen với các thuật ngữ trong SEO, các quy trình thực hiện dự án và hiểu hơn về công cụ tìm kiếm và thuật toán phổ biến.
  • Làm việc tại SEO agency: Bạn có thể học nghề SEO với một vị trí thực tập tại agency chuyên về digital marketing. Bạn sẽ gặp được các anh chị làm việc lâu năm trong ngành - những người biết rõ nhất xu hướng mới nhất và đương nhiên, không có gì giúp bạn học nhanh hơn bằng cách thực hành và tham gia các dự án digital marketing thực tế.
  • Tìm một mentor: Một trong những cách học nghề SEO tốt nhất và thực tế nhất là tìm một chuyên gia SEO và nhờ họ trở thành mentor (người hướng dẫn) của bạn. Họ sẽ giúp bạn định hướng quá trình học tập phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bạn, cũng như chia sẻ những điều họ đã học được trong suốt thời gian làm nghề SEO.

2. Mức lương nhân viên SEO hiện nay là bao nhiêu?

Khoảng lương phổ biến của nhân viên SEO với kinh nghiệm từ 1-2 năm nằm trong khoảng 7-11 triệu đồng. Theo các báo cáo và phân tích tin tuyển dụng gần đây, mức lương nhân viên SEO nhận được trung bình là 9 triệu đồng. Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, lương tháng của nhân viên SEO có thể từ 12 triệu trở lên. Nhìn chung, nghề SEO có cơ hội phát triển và thăng tiến dù là làm in-house hay agency.

3. Nghề SEO cần có kỹ năng gì? 

Song song với tiềm năng phát triển thì nghề SEO cũng trở nên phức tạp hơn trong những năm gần đây.

Kỹ năng SEO bạn cần trau dồi gồm có:

  • Kiến thức về các công cụ phân tích trang web (ví dụ: Google Analytics, NetInsight, Ahrefs, v.v.)
  • Hiểu biết chuyên sâu về các yếu tố xếp hạng và thuật toán công cụ tìm kiếm
  • Kỹ năng nghiên cứu từ khóa, phân tích traffic và phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Kỹ năng phát triển content
  • Kỹ năng tối ưu SEO và CTA
  • Kỹ năng SEM và kỹ năng quản lý các chiến dịch PPC trên Google và các công cụ tìm kiếm phổ biến khác

Kỹ năng cần có khác cho nghề SEO marketing hay nghề SEO web: 

  • Tư duy phản biện
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề 
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Kỹ năng làm việc nhóm
ky-nang-cung-ky-nang-mem
Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

5 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng SEO thường gặp

❓Đâu là thách thức lớn nhất của nghề SEO marketing?

Tôi thấy rằng thách thức lớn nhất của nghề SEO marketing là việc xác định ROI, nói cách khác là lượng hóa hiệu quả của chiến lược SEO, dù chúng ta có thể dựa trên chi phí phải trả trên Google Ads để đạt được traffic như mong đợi, hoặc doanh thu thu được từ organic click.

Tuy nhiên, 2 phương pháp này khá khó sử dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và website mới. Do đó mà tôi cho rằng trước khi triển khai bất kỳ một dự án SEO nào, tôi nghĩ nhân viên SEO và doanh nghiệp cần xác định và thống nhất tiêu chí xác định một dự án SEO thành công.

❓Bạn thường xuyên sử dụng những công cụ SEO nào?

Ngay từ khi bắt đầu tìm hiểu về SEO, các công cụ SEO mà tôi thường sử dụng và thấy hiệu quả nhất cho công việc có thể kể đến Ahrefs, Google Search Console (GSC), SEMRush - công cụ SEO giúp tôi so sánh website của khách hàng với website của đối thủ cạnh tranh, và đôi khi là KWFinder nếu tôi muốn tạo ra các từ khóa dài với tính cạnh tranh thấp hơn. 

❓Nếu một từ khóa bị xuống hạng đột ngột sau một tuần, bạn sẽ làm gì?

Đối với các trường hợp bị xuống hạng đột ngột, tôi sẽ tìm thử từ khóa đó trên công cụ tìm kiếm để kiểm tra xem có thực là thứ hạng từ khóa bị giảm hay có nguyên nhân đến từ công cụ theo dõi thứ hạng. Tiếp theo, tôi sẽ sử dụng GSC để kiểm tra xem có hoạt động bất thường nào xảy ra cần khắc phục hay không, giúp tôi hiểu rõ hơn các tác động của hiện tượng này tới traffic website. 

❓Các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào yếu tố nào khi sắp xếp thứ hạng cho website?

Với kinh nghiệm trong nghề SEO web của mình, tôi biết rằng các công cụ tìm kiếm thông thường sẽ để ý tới chất lượng content, tính tối ưu hóa của content, tốc độ tải trang và chất lượng link khi xếp hạng website. Trải nghiệm người dùng mà đặc biệt là chất lượng content và khả năng truy cập dễ dàng trên smartphone cũng sẽ giúp website được xếp hạng cao hơn trong danh sách của công cụ tìm kiếm.

❓Bạn làm cách nào để xác định tần suất xuất hiện từ khóa phù hợp trong content của mình?

Việc xác định số lượng từ khóa cần xuất hiện còn tùy thuộc vào đặc điểm của trang web, nhưng tôi thường cố gắng chèn các từ khóa ít nhất một lần ở mỗi đoạn nội dung. Tôi cũng kết hợp các biến thể khác nhau của từ khóa chính để giúp duy trì tần suất từ ​​khóa ở mức phù hợp đồng thời xây dựng thứ hạng cao hơn cho các từ khóa khác có liên quan.



Kết luận: 

CakeResume hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ SEO là gì và công việc của một nhân viên SEO Marketing. Để ứng tuyển việc làm SEO thành công, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, cũng như chuẩn bị portfolio và CV xin việc sao cho thật ấn tượng để cạnh tranh với các ứng viên khác. Chúc bạn luôn vững tin và hết mình với lựa chọn nghề nghiệp của mình!

Đọc thêm: Digital Marketing là gì? Hiểu đúng về công việc của Digital Marketing

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Yifang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.