Nằm lòng bí kíp phỏng vấn online - đảm bảo 99% thành công

kinh-nghiem-phong-van-online
Kinh nghiệm phỏng vấn online

Từ sau dịch Covid-19, hình thức phỏng vấn online trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhằm tuân thủ quy định giãn cách xã hội. Ngoài ra, bằng cách phỏng vấn online, cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều tiết kiệm được thời gian di chuyển và vượt qua trở ngại về khoảng cách địa lý. Nhờ những hiệu quả cao mà nó mang lại, hình thức phỏng vấn này dự đoán sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong tương lai. 

Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về phỏng vấn trực tuyến kèm những lưu ý khi phỏng vấn online giúp bạn nâng cao cơ hội có được công việc mơ ước. 

Phỏng vấn online là gì trong tuyển dụng?

Đây là hình thức nhà tuyển dụng gặp gỡ và phỏng vấn các ứng viên từ xa. Khác với phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng thông qua công cụ trung gian tạo video call để tiến hành quy trình phỏng vấn online. 

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ số, rất nhiều các nền tảng được ứng dụng để phỏng vấn trực tuyến. Trong số đó, phổ biến nhất gồm: Zoom, Google Meet, Zalo và Skype.

Đối với ứng viên, một số phương tiện cần chuẩn bị như kết nối Internet, laptop hoặc máy tính bàn có tích hợp webcam, tai nghe (headphone, headset hoặc earphone) hoặc loa ngoài và microphone. 

Chuẩn bị phỏng vấn online như thế nào?

1. Kiểm tra link phỏng vấn online và phần mềm

Trước ngày phỏng vấn, bạn nên kiểm tra xem có truy cập được vào link và phần mềm phỏng vấn online hay không. Bất kỳ vấn đề nào bạn cũng cần báo ngay với bộ phận HR để được kịp thời xử lý. Hơn nữa, phỏng vấn tuyển dụng online rất dễ gặp các vấn đề trục trặc kỹ thuật ngoài ý muốn như mất kết nối mạng hay cúp điện. Do đó bạn nên chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng để kịp thời ứng phó với các tình huống bất ngờ này nhé!

2. Dùng account có tên thật và avatar lịch sự 

Bạn nên dùng email có chứa tên thật của bạn để tạo tài khoản trên phần mềm phỏng vấn online. Ngoài ra, cũng giống như ảnh CV, avatar cho tài khoản nên là ảnh thật của bạn và thể hiện sự chỉn chu, chuyên nghiệp, phù hợp với môi trường công sở. 

3. Không gian yên tĩnh

Hãy đảm bảo buổi phỏng vấn online của bạn không bị gây nhiễu bởi tiếng ồn xung quanh. Các địa điểm như phòng làm việc riêng tại cơ quan hoặc thư phòng tại nhà sẽ là lựa chọn phù hợp. Lưu ý khi phỏng vấn online, bạn cần tập trung thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Do đó, bạn nên đặt điện thoại ở chế độ rung hoặc tắt âm để tránh các yếu tố gây xao nhãng như tin nhắn hay cuộc gọi điện thoại, thông báo từ trang cá nhân, báo thức, v.v.. 

4. Mạng internet ổn định

Kết nối mạng cũng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng buổi phỏng vấn online. Đặc biệt với các công việc “work from home” thì Internet ổn định là yêu cầu tiên quyết. Nhà tuyển dụng sẽ rất khó chịu nếu đang phỏng vấn trực tuyến mà không thấy rõ mặt bạn, hoặc âm thanh bị ngắt quãng.  

5. Có đủ tài liệu cho buổi phỏng vấn (CV, portfolio)

Dù bộ hồ sơ xin việc đã được gửi đến doanh nghiệp, trong quy trình phỏng vấn online, nhà tuyển dụng vẫn kiểm tra lại các thông tin cần thiết. Bạn cũng có thể được yêu cầu chia sẻ màn hình để trình bày rõ hơn một số nội dung trong CV xin việc hoặc e-portfolio. Do vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cho buổi phỏng vấn trực tuyến nhé. Nếu cần thiết bạn hãy tạo cho mình một checklist và ghi chú nhắc nhở trong điện thoại để đảm bảo chu đáo nhất có thể. 

6. Trang phục chỉn chu

Quan niệm rằng phỏng vấn online thì không cần quan tâm trang phục là hoàn toàn sai lầm. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn thiếu tôn trọng họ nếu bạn xuất hiện với bộ đồ mặc ở nhà hoặc chỉ mặc đi chơi . 

7. Background phù hợp 

Đa số các nền tảng video trực tuyến đều hỗ trợ tạo background ảo đa dạng nhiều chủ đề. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn phông nền đơn giản để đảm bảo độ chuyên nghiệp và trang trọng của buổi phỏng vấn tuyển dụng online. Hơn nữa, bạn cũng cần đảm bảo vị trí ngồi đủ ánh sáng để camera có thể bắt rõ khuôn mặt bạn. 

8. Tìm hiểu kỹ về vị trí & công ty ứng tuyển

Bạn nên nắm rõ văn hóa doanh nghiệp và các thông tin xoay quanh công việc bạn ứng tuyển. Trong lúc phỏng vấn xin việc online, điều này sẽ giúp bạn biết cách trả lời câu hỏi phỏng vấn để tìm tiếng nói chung với nhà tuyển dụng. 

thong-tin-ve-cong-ty
Nguồn tìm kiếm thông tin về công ty

Kinh nghiệm phỏng vấn online đảm bảo thành công

✨ Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời

Trình độ và năng lực thực sự của bạn sẽ được bộc lộ rõ nét qua cách trả lời phỏng vấn online. Vậy hãy suy nghĩ thật kỹ, chọn lọc ngôn ngữ phù hợp, khúc chiết trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi phỏng vấn online nào từ HR.

✨ Luyện tập trả lời phỏng vấn trước đó

Những câu hỏi phỏng vấn online này có thể dễ dàng được tìm thấy trên mạng. Bạn đừng học thuộc câu trả lời nào cả, mà hãy tự đặt ra các tình huống để luyện cho mình kỹ năng phản xạ nhanh, tinh tế và nhạy bén trước buổi phỏng vấn trực tuyến với nhà tuyển dụng nhé!

✨ Sử dụng ngôn ngữ hình thể (body language)

Một kỹ năng phỏng vấn online khá “khoai” với nhiều ứng viên là vận dụng ngôn ngữ hình thể. Bởi lẽ webcam chỉ thu hình được nửa thân trên của bạn hoặc từ gương mặt đến cầu vai khi phỏng vấn trực tuyến. Vậy bạn nên luyện tập trước các biểu cảm gương mặt, cách giao tiếp bằng ánh mắt và một vài cử chỉ bằng tay sao cho hiệu quả nhé.

✨ Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đây là một trong số những điều cần lưu ý khi phỏng vấn online cũng như kỹ năng xin việc quan trọng mà không phải ai cũng biết. Thông thường bạn nghĩ chỉ nhà tuyển dụng mới có quyền hỏi còn bạn chỉ có nhiệm vụ trả lời. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi thêm về chương trình training, bồi dưỡng của doanh nghiệp hay các mối thắc mắc liên quan đến vị trí và môi trường làm việc, sẽ cho thấy bạn thực sự quan tâm và tha thiết với công việc này. 

✨ Gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn 

Việc làm này tuy đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng sau buổi phỏng vấn xin việc online. Bạn nên gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng đã sắp xếp thời gian phỏng vấn bạn. Qua đó, bạn không chỉ tạo thiện cảm mà còn thể hiện tính cách chu đáo, biết ứng xử khéo léo trong công việc. 

✨ Trung thực và khiêm tốn

Bạn hãy trung thực kể ra các dự án, hoạt động bạn từng tham gia và nêu rõ kinh nghiệm khi phỏng vấn online. Điều tối kỵ là khiến nhà tuyển dụng thấy bạn đang gian dối hay cố che giấu việc gì đó. Hơn nữa dù thể hiện năng lực vượt trội của bản thân so với các ứng viên khác, bạn nên khiêm tốn trong cách trả lời phỏng vấn online của mình.

Đọc thêm: Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Lưu ý khi phỏng vấn online để tránh mắc sai lầm

❌ Muộn giờ 

Văn hoá đúng giờ không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn giúp bạn tạo niềm tin với nhà tuyển dụng ngay từ cuộc hẹn đầu tiên. Vì vậy bạn hãy đảm bảo chuẩn bị mọi thứ được sẵn sàng trước giờ hẹn phỏng vấn tuyển dụng online ít nhất 10 phút nhé! 

❌ Nói về mức lương mong muốn khi chưa được hỏi 

Deal lương khi phỏng vấn sao cho hiệu quả là thử thách lớn với nhiều ứng viên. Việc này thường diễn ra sau khi nhà tuyển dụng đã phần nào thấy được năng lực thật sự của bạn. Do đó, bạn đừng nên vội vàng đề cập trước khi nhà tuyển dụng hỏi “Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?” nhé!

deal-luong-khi-phong-van
Đọc thêm: Deal lương khi phỏng vấn - cực hiệu quả & không bị "ố dề"!

❌ Đề cập đến các vấn đề cá nhân

Điều nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn là bạn sẽ đóng góp gì với tư cách một thành viên của doanh nghiệp chứ không phải cách phát triển thương hiệu cá nhân của bạn, hay những câu chuyện ngoài lề. Do vậy, trong buổi phỏng vấn online, bạn nên trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, xoay quanh các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và vị trí công việc. 

❌ Hỏi gì trả lời nấy

Nói nhiều tất nhiên không tốt nhưng nói quá ít lại khiến bạn trở nên khép kín, thiếu tự tin hoặc khó hợp tác trước mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, một kinh nghiệm khi phỏng vấn online là bạn nên cung cấp thêm thông tin liên quan đến nội dung câu hỏi. Kể cả với những câu hỏi hóc búa ở lĩnh vực bạn không biết, bạn cũng nên có thái độ cởi mở và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. 

❌ Gửi email xác nhận phỏng vấn muộn hoặc quên

Trước buổi phỏng vấn trực tuyến, thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt lịch hẹn với bạn thông qua điện thoại hoặc email. Thực tế nhiều ứng viên bị điểm trừ, thậm chí tuột mất cơ hội phỏng vấn ở giai đoạn này vì bỏ lỡ cuộc điện thoại từ nhà tuyển dụng mà không gọi lại hoặc không trả lời email trong thời hạn HR yêu cầu. 


📍Kết luận

Có thể thấy để tham gia phỏng vấn online hiệu quả đảm bảo xin việc thành công, bạn cần rất nhiều kỹ năng và sự chuẩn bị. Với toàn bộ những kinh nghiệm khi phỏng vấn online được bài viết chia sẻ, giờ đây bạn hoàn toàn có thể bước vào vòng phỏng vấn với phong thái tự tin nhất. 

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Lana Nguyen ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.