Sở thích trong CV: có nên ghi hay không, ví dụ?

so-thich-trong-cv
Cách ghi sở thích trong CV

Là bước đầu tiên mà mọi ứng viên cần chuẩn bị khi đi xin việc, CV không chỉ bao quát quá trình học tập và làm việc, hay trình bày điểm mạnh và kỹ năng của bản thân; mà còn là công cụ hữu hiệu để bạn quảng bá thương hiệu cá nhân. Một CV ấn tượng sẽ khiến các nhà tuyển dụng phần nào biết được tính cách và “vibe" của bạn, từ đó đánh giá sự phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Để làm được điều này, không ít ứng viên đã trình bày thêm mục “Sở thích” trong CV. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc này là không chuyên nghiệp và không cần thiết. Để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc nên hay không viết thông tin này, và nên ghi sở thích gì trong CV, cùng đọc bài viết dưới đây của CakeResume nhé!

Khi nào nên ghi sở thích trong CV?

Có một bí mật mà các ứng viên thường kháo nhau rằng: “Các sếp và nhà tuyển dụng thường chỉ mất 10 giây để đọc xong một CV và có thể chấm điểm luôn được ứng viên đó”. Cộng thêm với việc có quá nhiều điều bạn muốn chia sẻ về bản thân, thì phần sở thích trong CV xin việc bị coi nhẹ là điều dễ hiểu. Vậy nhưng, nếu gặp một trong 5 trường hợp dưới đây thì đừng ngần ngại liệt kê các sở thích cá nhân trong CV của mình nhé, bởi vì nó sẽ giúp thu hút nhà tuyển dụng hơn đấy! 

Khi đây là CV cho sinh viên hoặc người chưa có kinh nghiệm 

Đối với CV cho sinh viên, một trong những điều khó nhất là viết gì cho đủ một trang khi mà bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc và đạt được thành tích nổi bật trong nghề. Bí quyết để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chính là trình bày năng khiếu và sở thích trong CV xin việc của mình - vừa để lấp đầy khoảng trống về nội dung, vừa thể hiện được thế mạnh của bản thân. 

Xem thêm:

Khi sở thích trong CV có liên quan trực tiếp tới đặc thù công việc

Một nhiếp ảnh gia giỏi trước hết cần phải thích chụp ảnh, cũng giống như một cây bút tài năng cần phải có đam mê với viết lách. Đó là những minh chứng tiêu biểu cho sự liên quan mật thiết giữa điều bạn thích làm và điều bạn muốn làm.

Vậy còn đối với những ngành nghề không yêu cầu năng khiếu bẩm sinh và tính sáng tạo cao, ví dụ như ngân hàng, tài chính, tuyển dụng, v.v thì sao? Trong phần 3, CakeResume sẽ gợi ý cho bạn nên ghi sở thích gì trong CV đối với từng nhóm ngành cụ thể.   

Khi bạn muốn “show" sự am hiểu của bản thân

Sở thích ghi trong CV không chỉ đơn thuần là bạn thích làm gì, mà còn thể hiện được sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ, bạn đang ứng tuyển vào vị trí Content Writer nhưng bên cạnh đam mê với viết lách, bạn cũng thích thiết kế đồ hoạ và chỉnh sửa ảnh trên PhotoShop - thì đây lại là một điểm cộng cực lớn cho hồ sơ xin việc của bạn đấy!

Khi bạn muốn thể hiện cá tính riêng

CV về cơ bản đều giống nhau - là bản tóm tắt quá trình làm việc, học tập và phát triển bản thân của mỗi ứng viên. Hơn nữa, các mẫu CV online hiện nay đều không có mục “Sở thích", vì vậy dễ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy đơn điệu và nhàm chán. Để thể hiện cá tính riêng mỗi người một khác cũng như tạo ra sự khác biệt trong CV thì không gì hiệu quả bằng việc trình bày sở thích khi đi xin việc. 

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn chia sẻ sở thích khi đi xin việc

Tuy hiếm nhưng không phải là không có những công ty yêu cầu bạn chia sẻ sở thích trong CV hoặc khi phỏng vấn. Đối với các công ty có văn hóa doanh nghiệp đặc thù nổi bật, chẳng hạn như thường xuyên tổ chức các sự kiện nội bộ, picnic, du lịch,…; thì sẽ cực xịn khi sở thích ghi trong CV của bạn là team building, tổ chức sự kiện hay chơi thể thao. 

Cách ghi sở thích trong CV

Vì đây không phải phần bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc, nên không phải ai cũng biết cách ghi sở thích trong CV. Dưới đây là 5 tip trình bày sở thích khi tạo CV:

✨ Chọn ra sở thích nên ghi trong CV 

Trước tiên, bạn cần biết được chính xác mình thích làm gì hay có đam mê với lĩnh vực gì. Sau đó, hãy list ra tất cả để chọn được sở thích nên ghi trong CV. Tự trả lời những câu hỏi sau có thể giúp bạn dễ dàng biết mình thích nên chia sẻ gì với nhà tuyển dụng:

  • Dạo này bạn có đang học thêm kỹ năng gì đó mới lạ, hữu ích?
  • Bạn có thích đọc sách không và bạn yêu thích thể loại nào nhất?
  • Khi rảnh rỗi bạn thường làm gì mà bạn nghĩ là sẽ có lợi cho công việc của bạn?
  • Bạn có thích viết không và bạn thường viết về chủ đề gì? 

✨ Tìm hiểu kỹ về văn hoá doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, một số công ty có văn hoá doanh nghiệp đặc thù sẽ mong muốn tìm kiếm ứng viên có “vibe" tương đồng. Một ứng viên rụt rè chắc chắn không phù hợp với môi trường làm việc năng động, cởi mở hay thậm chí có phần “lầy lội". Vậy nên, bạn không chỉ cần tìm hiểu kỹ về vị trí tuyển dụng mà hãy “ngó nghiêng" xem văn hoá công ty ở đây có phù hợp với tính cách và con người của bạn không nhé. Để từ đó, bạn có thể tự tin chia sẻ các sở thích khi đi xin việc. 

✨ Sử dụng gạch đầu dòng hoặc icon CV cho phù hợp 

Chức năng của gạch đầu dòng là giúp cho việc trình bày, diễn đạt trở nên ngắn gọn, chặt chẽ, cũng như giúp người đọc nhanh chóng nhìn ra các ý chính mà người viết đã liệt kê. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chèn vào icon CV phù hợp với sở thích cá nhân để hồ sơ xin việc thêm phần sáng tạo và đẹp mắt. 

✨ Viết cụ thể và link tới vị trí ứng tuyển 

Thay vì liệt kê các sở thích trong CV xin việc một cách chung chung, hãy cụ thể hoá và link tới vị trí ứng tuyển. Qua đó, nhà tuyển dụng cũng có thể thấy được sự hiểu biết và kỹ năng của bạn về lĩnh vực này.

Ví dụ, nếu đang tạo CV ngân hàng thì “Thích theo dõi chứng khoán và dự báo tiền tệ" là một ý cực kỳ ghi điểm đấy! 

✨ Đưa mục “Sở thích" trong CV xuống cuối trang 

Vì không phải thông tin thiết yếu nhất trong hồ sơ xin việc nên bạn hãy để mục này xuống cuối trang, đóng vai trò như thông tin bổ trợ mà thôi. Lưu ý rằng, cũng không nên viết quá nhiều, 3-5 năng khiếu hoặc sở thích trong CV là lý tưởng nhất.

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV chuyên nghiệp

Top 30 sở thích trong CV cực ấn tượng

Mỗi công việc đều có những đặc thù riêng cũng như đòi hỏi kỹ năng và yêu cầu nhất định. Sở thích cá nhân có thể trở thành sở trường, giúp bạn phát huy thế mạnh trong công việc và từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong phần này, CakeResume gợi ý cho bạn các sở thích nên ghi trong CV đối với từng nhóm ngành khác nhau. 

CV công nghệ thông tin (IT)

  • Lập trình
  • Sửa chữa đồ điện tử
  • Lắp ráp mô hình
  • Thiết kế game
  • Thiết kế web

CV marketing, báo chí, truyền thông, v.v.

  • Viết lách
  • Dịch sách
  • Chỉnh sửa ảnh & video
  • Học ngoại ngữ mới
  • Đọc tin tức quốc tế 

CV sales, HR và chăm sóc khách hàng

  • Tham gia các hoạt động xã hội
  • Đi tình nguyện
  • Du lịch 
  • Đọc sách self-help
  • Nghe podcast 

CV thiết kế, nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng, v.v. 

  • Vẽ tranh
  • Chụp ảnh
  • Quay phim & chỉnh sửa video 
  • Khám phá các công trình kiến trúc độc đáo
  • Đi triển lãm nghệ thuật

CV sư phạm

  • Du lịch
  • Xem tin tức 
  • Đọc văn học kinh điển
  • Thăm quan viện bảo tàng
  • Xem phim tài liệu

Khác

  • Nấu ăn
  • Thiền định
  • Tập yoga
  • Chơi board game
  • Tham gia hoạt động từ thiện
  • Leo núi
  • Nhảy dù
  • Chơi nhạc cụ
  • Viết chữ thư pháp
  • Làm thơ

Q&A về sở thích trong CV

Q1: Khi nào không cần mục sở thích trong CV?

CV của bạn đã đủ một trang A4 hoặc sắp vượt quá độ dài lý tưởng (2 trang A4)? Bạn đã có nhiều năm trong nghề và đạt được một số thành tựu nổi bật? 

Vậy thì việc ghi sở thích trong CV không hoàn toàn cần thiết đâu!

Q2: Không nên ghi sở thích gì trong CV

  • Sở thích quá chung chung và không liên quan tới vị trí ứng tuyển, ví dụ:
    • Nghe nhạc 
    • Lướt web 
    • Xem Netflix 
  • Sở thích không lành mạnh, ví dụ:
    • Chơi bài
    • Chat chit
    • Đua xe
  • Sở thích mang tính tôn giáo, chính trị, ví dụ:
    • Tham gia bàn luận về chính trị 
    • Đi chùa/nhà thờ 
    • Xem bói/tarot

Q3: Nếu không biết ghi sở thích gì trong CV

Nếu bạn luôn cảm thấy mông lung vì không biết bản thân thực sự đam mê, hứng thú với điều gì, thì cũng đừng nên quá trăn trở khi cứ mãi đi tìm cho mình câu trả lời ấy. Mục “Sở thích” trong CV cũng chỉ mang chức năng cung cấp thông tin bổ trợ, để nhà tuyển dụng phần nào thấy được tính cách, con người bạn. Thông tin chính họ muốn tìm hiểu là kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, và kỹ năng, điểm mạnh của ứng viên. 

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

线上简历工具

制作一份能帮你获得面试机会的简历。免费下载 PDF。

更多您可能有兴趣的文章

最新相关文章
Workplace
2024年3月6日

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.