Tip viết trình độ học vấn trong CV sao cho thu hút nhà tuyển dụng

học vấn trong CV
Được tạo bởi CakeResume

Trình độ học vấn trong CV thường được ứng viên quan niệm là đơn giản nhưng đây là phần bạn không thể xem nhẹ khi bạn tạo CV. Đặc biệt hơn khi phỏng vấn vào các tập đoàn lớn, nơi cực kỳ chú trọng vào bảng thành tích cá nhân của ứng viên, thì quá trình học vấn trong đơn xin việc lại càng nên viết cẩn thận và đúng chuẩn. 

Vậy nên, cùng với kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn trong CV cũng không kém phần quan trọng khi đi xin việc. Hãy cùng Cake Resume điểm qua những tip dưới đây để trình bày quá trình học vấn trong CV sao cho chuẩn và thu hút mọi nhà tuyển dụng nha.

Vì sao cần ghi trình độ học vấn trong CV?

Nhiều bạn cho rằng kinh nghiệm làm việc là thứ quan trọng nhất trong CV xin việc, thì trình độ học vấn trong CV cũng được coi là phần không thể thiếu, đặc biệt đối với CV cho sinh viên hay CV cho người chưa có kinh nghiệm. Bởi lẽ, đây là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực học vấn, kiến thức nền của bạn cũng như tổng quan quá trình học tập, phấn đấu. Tất cả đều được thể hiện qua quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng tránh được sai sót trong việc tuyển dụng nhầm vị trí hay không đúng chuyên môn mà công ty đang tìm kiếm. Và điều này đúng với cả phần trình độ học vấn trong CV tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên bạn phải đặc biệt lưu ý nha. 

Người đã có kinh nghiệm đi làm có cần chú trọng học vấn trong CV? 

Đối với người có kinh nghiệm làm việc thì quá trình học vấn trong CV có thể trở thành phần bổ trợ, làm đẹp hơn cho profile của bạn. Và nếu như trong quá trình đi làm, bạn có cập nhật thêm các chứng chỉ kỹ năng khác hoặc những bằng cấp cao hơn thì càng là điểm mạnh để cạnh tranh. Bởi vì khi đó, quá trình học vấn được thể hiện trong CV của bạn sẽ được đánh giá là không ngừng nỗ lực cập nhật kiến thức mới - đặc biệt là đối với cách ngành nghề đòi hỏi kỹ năng như Digital Marketing, IT, UI/UX Design,… 

Học vấn trong CV cho sinh viên mới ra trường quan trọng như thế nào? 

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường hay những người chưa có kinh nghiệm, thì học vấn trong CV  giúp cho ứng viên có thể gây ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng. Những thành tích học tập nổi trội, những chứng chỉ kỹ năng được thể hiện ở mục "Trình độ học vấn
trong CV là một trong những thứ có thể lấp đầy lỗ trống kinh nghiệm cho sinh viên hay người chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, trình độ học vấn còn thể hiện khả năng học tập có liên quan đến yêu cầu công việc. Đối với các nhà tuyển dụng khi đó sẽ dựa vào quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc làm cơ sở để đánh giá tiềm năng ứng viên có thể đóng góp cho công ty của mình. 

Viết gì trong mục trình độ học vấn trong CV?

1. Tên trường

Đương nhiên bạn không thể thiếu mục này trong mục trình độ học vấn rồi. Nếu tốt nghiệp ở ngôi trường nổi tiếng với ngành nghề bạn đang theo đuổi, thì đây là điểm cộng lớn trong mục này đó. Còn điều gì ấn tượng hơn khi bạn đã học và tốt nghiệp tại một trong những ngôi trường nổi tiếng hàng đầu tại đất nước bạn đang xin việc hay các quốc gia khác trên thế giới nữa chứ! 

2. Tên khoa/chuyên ngành 

Đây được coi là một trong những yếu tố then chốt để bạn được lọt vào vòng phỏng vấn hay không. Bởi lẽ, nếu chuyên ngành của bạn không phù hợp với ví trí nhà tuyển dụng đang cần, bạn sẽ bị loại ngay từ vòng “gửi xe”. Cho nên, tuyệt đối không được quên viết chi tiết phần này trong trình độ học vấn ở CV của bạn nha. 

3. Loại bằng cấp

Nhiều ý kiến cho rằng bằng cấp hiện nay không còn quan trọng mà năng lực quan trọng hơn. Nhưng đây chính là thước đo rõ ràng nhất về trình độ học vấn của bạn trong đơn xin việc dành cho người chưa từng tiếp xúc hay làm việc với bạn. Đặc biệt là với ứng viên chưa có kinh nghiệm thì càng phải viết chi tiết. Với những bạn có bằng cấp cao như Tiến sĩ, Thạc sĩ thì hãy sắp xếp theo cấp bậc từ cao xuống thấp và không cần viết ra quá trình dưới bậc Đại học. 

4. Thời gian

Thông thường trong CV, bạn không cần liệt kê mốc thời gian học cấp 1,2,3. Hãy bắt đầu bằng thời gian đạt được bằng cấp bạn đang sở hữu cao nhất hiện nay, và kết thúc bằng tên trường đại học của bạn. Và với người đã có kinh nghiệm làm việc thâm niên, thì mục quá trình học vấn của bạn có thể giản lược. 

5. Khác

Trình độ học vấn trong đơn xin việc không chỉ dừng lại ở các cấp bậc trong quá trình học tập. Hãy tiếp tục thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy các danh hiệu, các giải thưởng, các bằng khen, các đóng góp... bạn đạt được khi còn trên ghế nhà trường. Lưu ý: bạn nên kể đến những thành tích đạt được có liên quan đến ví trí mà nhà tuyển dụng đang cần. 

Đọc thêm: Cách làm CV xin việc ghi điểm tối đa với nhà tuyển dụng

Cách viết trình độ học vấn trong CV

Dành cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên chưa ra trường e ngại việc chưa có bằng cấp trên tay, chuẩn bị CV cho xin việc không có kinh nghiệm sẽ rất khó. Suy nghĩ đó có thể là sai lầm to lớn. Bạn sẽ có một CV ghi điểm với nhà tuyển dụng nếu biết cách viết chuẩn kể cả khi chưa tốt nghiệp. Lúc này, quá trình học vấn trong CV của bạn sẽ là tiêu điểm bạn cần đánh bóng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng thay vì kinh nghiệm. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên tiềm năng thông qua bảng thành tích học tập và những nỗ lực đáng gờm trong quá trình học vấn được nêu lên trong CV. 

Ví dụ về viết học vấn trong CV cho sinh viên mới tốt nghiệp: 

Trường Đại học Sư phạm Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Sư phạm Vật Lý
2015 - 2020

  • Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên.
  • GPA: 3.6/4

Dành cho ứng viên giàu kinh nghiệm

Nếu bạn đã có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc, thì đã không còn là người mới nữa. Ứng viên giàu kinh nghiệm cần thể hiện khác hơn với sinh viên chưa ra trường kể cả cách trình bày quá trình học vấn trong đơn xin việc để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Tip dành cho bạn đó là giản lược những gì không cần thiết trong trình độ học vấn trong khi viết CV. 

Điểm mạnh của bạn lúc này cần nhà tuyển dụng tập trung vào chính là kinh nghiệm làm việc trong những năm qua. Do đó, hãy lược bỏ đoạn giải thích ngành học, năm bạn nhập học và năm ra trường, cũng như điểm GPA hay bảng điểm. 

Ví dụ về viết học vấn trong CV cho ứng viên giàu kinh nghiệm: 

Cử nhân - Trường Đại học Sư phạm Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Sư phạm Vật Lý
2005 - 2010

Dành cho ứng viên có 2 bằng cấp trở lên

Với những ứng viên có quá trình học vấn dài hơn thông thường, bạn hãy tận dụng điểm mạnh của mình là có lượng kiến thức nền được tích lũy nhiều. Viết những bằng cấp từ cao xuống thấp theo thứ tự tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, và các chứng chỉ kỹ năng ngoại khóa khác. Và hãy biết cách làm nổi bật bằng cấp nào có liên quan đến ngành nghề mà bạn chuẩn bị ứng tuyển. Có thể viết nó nhiều chi tiết hơn những bằng cấp khác hoặc đặt lên vị trí đầu tiên ở phần trình độ học vấn trong khi viết đơn xin việc. 

Ví dụ về viết học vấn trong CV có 2 bằng cấp trở lên: 

  • Tiến sĩ - Trường Đại học KNCH quốc gia Đài Loan
    Chuyên ngành Điện - Máy Tính
    2022 - Nay
  • Thạc sĩ - Trường Đại học KHCN quốc gia Đài Loan
    Chuyên ngành Điện - Điện Tử, phân ngành Ánh Sáng
    2020-2022
  • Cử nhân - Trường Đại học Sư phạm Quốc Gia Hà Nội
    Chuyên ngành Sư phạm Vật Lý
    2015-2020

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV chuyên nghiệp

Lưu ý khi viết quá trình học vấn trong CV

Trình độ học vấn trong CV
Được tạo bởi CakeResume

✅ Cung cấp thông tin chính xác

Đây có thể xem là điều kiện tiên quyết khi bạn đi viết quá trình học vấn của mình trong CV xin việc. Đúng sự thật sẽ cho nhà tuyển dụng một cái nhìn thiện cảm hơn về lòng thành thật của ứng viên. Nếu bạn cố tình viết sai, viết hơn những gì bạn đã học, họ sẽ có những câu hỏi kiểm định về trình độ học vấn mà bạn đã viết trong CV có đúng hay không. Đừng để sự cố này xảy ra nhé!

✅ Sắp xếp từ hiện tại đến quá khứ 

Có một nguyên tắc mà không phải ai cũng nói cho bạn biết khi chuẩn bị một CV chuẩn, đó chính là viết từ hiện tại đến quá khứ dù là trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc. Hãy sắp xếp những gì bạn đã đạt được gần với hiện tại nhất dần về trước. Nghĩa là bằng cấp bạn đạt được cao nhất cho đến thấp dần, và không cần trình bày về quá trình học cấp 3 trong CV đâu nhé!

✅ Viết rõ ràng và đúng chính tả

Hãy trình bày phần học vấn trong CV xin việc một cách rõ ràng, sử dụng dấu gạch ngang, viết hoa và in đậm đúng chỗ để người đọc không bị rối mắt. Trình bày dạng listing để liệt kê những hạng mục giải thưởng, thành tựu đạt được để bố cục trong rõ ràng và chuyên nghiệp hơn nhé. Và một điều quan trọng đó chính là hãy kiểm tra lỗi chính tả thật kỹ dù bạn viết trình độ học vấn trong CV bằng tiếng Anh hay tiếng Việt vì đây là những lỗi cơ bản nhất cần tránh.  

✅ Trình bày hợp lý

Đối với ứng viên chưa có bằng tốt nghiệp hay vừa mới ra trường thì trình độ học vấn là thế mạnh của các bạn ngay thời điểm chuẩn bị viết CV. Do đó, hãy đặt quá trình học vấn trong CV ngay dưới phần thông tin cá nhân để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng thay cho kinh nghiệm việc làm còn nhiều thiếu sót.

Đối với ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể viết trình độ học vấn ở cuối CV. Hãy dành những phần đầu trang để trình bày những điểm mạnh nổi bật nhất về bản thân nhé!

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Heidi Huynh ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.