Du học, kiếm việc nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào?

chung-chi-tieng-trung
Du học, kiếm việc dễ dàng với 5 loại chứng chỉ tiếng Trung

Tại sao hiện nay việc thi chứng chỉ tiếng Trung tại Việt Nam lại được nhiều người quan tâm? Bởi vì tiếng Trung không chỉ đơn giản là ngôn ngữ phổ biến đứng thứ hai trên thế giới, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cơ hội việc làm, giúp bạn gia tăng khả năng giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ toàn cầu. Việc thi bằng tiếng Trung không chỉ để bạn chứng minh năng lực ngoại ngữ trong CV, mà còn giúp bạn sớm nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời cải thiện.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các bằng cấp tiếng Trung với mục đích sử dụng khác nhau, vậy nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào để phù hợp với nhu cầu bản thân? Hãy cùng CakeResume khám phá ngay nhé!

Top 5 chứng chỉ tiếng Trung phổ biến

1. HSK-汉语水平考试

Có thể nói chứng chỉ tiếng Trung HSK là tấm bằng nổi tiếng nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhất là khi bạn dùng để du học Trung Quốc hoặc làm việc tại các tập đoàn nước họ.

Các cấp độ thi tiếng Trung HSK:

  • HSK 1, 2:  Cấp độ sơ cấp dành cho người mới bắt đầu học
  • HSK 3, 4:  Cấp độ trung cấp dành cho người đã có kiến thức tiếng Trung cơ bản
  • HSK 5, 6: Cấp độ cao cấp dành cho người muốn du học hay xin việc

Lưu ý: Thi HSK chỉ có 3 kỹ năng là Nghe, Đọc, Viết. Nếu bạn muốn kiểm tra thêm kỹ năng Nói thì hãy đăng ký HSKK để thi đầy đủ 4 kỹ năng nhé!

2. TOCFL-華語文能力測驗

Chứng chỉ tiếng Trung TOCFL được sáng lập và tổ chức bởi Bộ giáo dục và Đào tạo Đài Loan với mục đích kiểm tra năng lực tiếng Trung của người nước ngoài khi đến Đài Loan du học. Vì thế, TOCFL còn được biết đến với tên gọi là chứng chỉ tiếng Đài Loan đấy! Ở Việt Nam hoặc quốc tế, bạn còn có thể dùng bằng tiếng Trung TOCFL để xin việc ở các tập đoàn Đài Loan như một điểm cộng cho hồ sơ của mình nhé!

Các cấp độ thi TOCFL tiếng Trung:

  • Bang A: gồm Cấp 1 Nhập môn và Cấp 2 Cơ bản
  • Bang B: gồm Cấp 3 Tiến cấp và Cấp 4 Cao cấp
  • Bang C: gồm Cấp 5 Lưu loát và Cấp 6 Lưu thông

Lưu ý: Thi bằng tiếng Trung TOCFL chỉ có 2 kỹ năng là Nghe và Đọc. Nếu bạn muốn thi thêm 2 kỹ năng còn lại là Viết và Nói thì hãy đăng ký thi thêm TOCFL Writing và TOCFL Speaking nhé!

Đọc thêm: Chắc suất đậu phỏng vấn du học Đài Loan với các tip sau

3. OCT-汉语口语测试

Hầu hết các loại chứng chỉ tiếng Trung phổ biến như TOCFL hay HSK chủ yếu tập trung vào kiểm tra năng lực Nghe và Đọc của thí sinh. Vì vậy, rất nhiều người thường cần thêm một phần thi khác như HSKK hoặc các chứng chỉ sư phạm tiếng Trung để chứng minh khả năng nói của họ. 

Nhận thấy nhu cầu này, chính phủ Trung Quốc đã thành lập chứng chỉ OCT (Oriental Chinese Test), tập trung vào khả năng phát âm, giọng điệu, và từ vựng tiếng Trung của thí sinh. Chứng chỉ OCT không chia thành cấp độ cụ thể giống như HSK hoặc TOCFL. Thay vào đó, giám khảo sẽ đánh giá khả năng nói tiếng Trung của thí sinh ở mức tổng quan từ cơ bản đến trung cấp.

Tấm bằng OCT được công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, và là một lựa chọn hay ho nếu bạn muốn đánh giá và cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung của mình. 

4. BCT-商务汉语考试

Chứng chỉ tiếng Trung BCT (Business Chinese Test) là một bài kiểm tra năng lực ngoại ngữ chuyên biệt, tập trung vào đánh giá khả năng sử dụng tiếng Trung trong môi trường kinh doanh của thí sinh. Tương tự như cuộc thi OCT, BCT được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người học tiếng Trung muốn chứng minh khả năng sử dụng tiếng Trung trong tình huống công việc.

Chứng chỉ tiếng Trung BCT chia thành 2 cấp độ chính: 

  • BCT 初级: Trình độ Sơ cấp đánh giá khả năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Trung trong môi trường kinh doanh
  • BCT 高级:  Trình độ Cao cấp đánh giá khả năng tiếng Trung cho những người đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh và muốn cải thiện trình độ tiếng Trung của họ.

5. YCT-中小学生中文考试

YCT (Youth Chinese Test) chắc hẳn là chứng chỉ tiếng Trung khá mới đối với các bạn trẻ Việt Nam, tuy nhiên nó lại khá phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Đây là một bằng chứng chỉ tiếng Trung dành cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở, dùng để đánh giá và giúp các em phát triển nền tảng tiếng Trung cơ bản.

Chứng chỉ tiếng Trung YCT chia thành 5 cấp độ, từ YCT 1 đến YCT 5, tương ứng với 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Mỗi cấp độ tương ứng với mức độ khó khăn tăng dần, từ các từ vựng và ngữ pháp cơ bản ở YCT 1 đến trình độ trung cấp và từ vựng đa dạng hơn ở YCT 5.

Chứng chỉ tiếng Trung YCT có giá trị và được quốc tế công nhận, đặc biệt YCT còn được sử dụng trong việc du học Trung Quốc ở độ tuổi 15 trở xuống. Tuy nhiên, việc thi YCT vẫn chưa phổ biến và chưa có tổ chức tại Việt Nam nhưng bạn có thể đăng ký tại Malaysia nếu muốn.

Q&A thường gặp về chứng chỉ tiếng Trung

🔎 Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào?

Việc thi chứng chỉ tiếng Trung nào phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của bạn. 

  • Nếu bạn dự định du học ở quốc gia nói tiếng Trung thì HSK và TOCFL là 2 lựa chọn phù hợp để được công nhận. 
  • Nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh cần sử dụng tiếng Trung, thì BCT có thể chứng minh khả năng giao tiếp trong môi trường công việc
  • Nếu chỉ cần cải thiện kỹ năng giao tiếp hàng ngày, OCT hoặc YCT là lựa chọn dễ dàng hơn.

Hãy xem xét trình độ hiện tại và thời gian bạn có để học tập và ôn thi. Việc lựa chọn chứng chỉ phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu trong việc phát triển kỹ năng cần thiết và đạt điểm cao, từ đó các cơ hội phát triển sự nghiệp hoặc học tập cũng sẽ rộng mở hơn.

Lưu ý: HSK và TOCFL là 2 bằng cấp tiếng Trung được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, nếu bạn du học hay làm việc tại Trung Quốc thì hãy thi HSK, còn Đài Loan thì thi TOCFL nhé!

Đọc thêm: Tìm việc làm tiếng Trung có khó không?

🔎 Thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?

Dưới đây là danh sách các trường tổ chức thi chứng chỉ tiếng Trung như HSK, TOCFL hay chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiếng Trung ở Việt Nam:

Lưu ý: Thời điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của các trường được cấp chứng chỉ tiếng Trung có thể thay đổi tùy thuộc vào chính sách hoạt động của họ. Vì thế bạn hãy liên lạc trước để có thông tin chính xác nhất nhé!

🔎 Tiếng Trung A2 tương đương HSK mấy?

Tiếng Trung A2 của TOCFL với lượng từ vựng yêu cầu gần 999 từ thì sẽ tương đương với HSK cấp 4. 

🔎 Tiếng Trung B1 tương đương HSK mấy?

Tiếng Trung B1 của TOCFL với lượng từ vựng yêu cầu gần 2.482 từ thì sẽ tương đương với HSK cấp 5. 

Bảng lượng từ vựng yêu cầu đối với HSK và TOCFL:

Cấp độ
Lượng từ vựng yêu cầu (HSK)
Lượng từ vựng yêu cầu (TOCFL)
HSK1
TOCFL A1
150
502
HSK2
TOCFL A2
300
999
HSK3
TOCFL B1
600
2482
HSK4
TOCFL B2
1200
4960
HSK5
TOCFL C1
2500
7945
HSK6
TOCFL C2
5000
> 7945

Nguồn: Trung tâm tiếng Trung SOFL

🔎 Viết trình độ ngoại ngữ trong CV như thế nào? 

Việc sở hữu chứng chỉ tiếng Trung nói riêng và các ngoại ngữ khác nói chung sẽ mang nhiều cơ hội việc làm đến với bạn. Nhưng trước hết, bạn cần biết cách ghi trình độ ngoại ngữ trong CV sao cho thật ấn tượng để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn có thể xem thêm tips mà chúng mình đã chia sẻ ở bài viết này nhé! 



📌 Kết luận:

Việc thi chứng chỉ tiếng Trung không chỉ là cách để chứng minh mức độ thành thạo ngôn ngữ, mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn trong xã hội toàn cầu hóa. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển các kỹ năng cứng như kiến thức chuyên môn, bằng cấp tiếng Trung, tiếng Anh... thì bạn cũng đừng quên rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống như khả năng giao tiếp và ứng xử nhé! 

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie ShenChou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.