Vị trí Fresher là gì? Phân biệt các cấp bậc Fresher trong ngành IT

fresher-la-gi
Fresher là làm gì?

Trong một doanh nghiệp, các level trong công việc sẽ được phân cấp rõ ràng, vì vậy mà yêu cầu về kinh nghiệm chuyên môn, bằng cấp và kỹ năng mềm cũng khác nhau. Cấp bậc đầu tiên là Intern, kế đến là Fresher, Junior và Senior.

Vậy Fresher là gì? Mức lương Fresher hiện nay dao động trong khoảng bao nhiêu? Ứng viên Fresher trong ngành IT cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Tất tần tật những thông tin bạn cần biết sẽ được CakeResume tổng hợp đầy đủ trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!

Fresher là gì?

Đối với những bạn sinh viên “chân ướt chân ráo” mới bước vào thị trường tìm việc sau tốt nghiệp, việc tìm hiểu đặc điểm của các level trong công việc là rất quan trọng.

Điều này giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời có cơ sở chuẩn bị hành trang vững chắc hơn. 

Fresh graduate là gì? 

Đây là cụm từ chỉ những bạn sinh viên vừa mới ra trường và có 0 năm kinh nghiệm. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp mở ra các đợt tuyển dụng dành cho các ứng viên Fresh Graduate, không yêu cầu kinh nghiệm, đồng thời cung cấp lộ trình đào tạo bài bản cho các bạn.

Đây chính là một cơ hội rất tốt để bước đầu làm quen với công việc, “dấn thân” vào lĩnh vực mình mong muốn và khám phá những thế mạnh của bản thân thông qua công việc thực tế. 

cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong
Đọc thêm: Hướng dẫn làm CV cho sinh viên mới ra trường

Vị trí Fresher là gì?

Đây là những vị trí trong công ty dành cho những bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp xong, đã được đào tạo về kiến thức chuyên môn nhưng chưa có cơ hội “va chạm” thực tiễn.

Khi tuyển dụng những ứng viên này, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch đào tạo các bạn làm việc theo quy trình, giúp các bạn quen dần với công việc thực tế và theo kịp với tiến độ của bộ phận.

Sự khác nhau giữa Fresher, Junior và Senior là gì?

Đây là một câu hỏi khá phổ biến thường được đặt ra bởi các “lính mới” trên thị trường tuyển dụng. Hãy cùng CakeResume phân tích và tìm hiểu sâu hơn nhé!

📍 Phân biệt Fresher và Junior

Về cơ bản, Fresher và Junior khác nhau về số năm kinh nghiệm. 

Fresher

Cấp bậc này chỉ các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc và đang tìm kiếm công việc fulltime đầu tiên cho mình.

Junior

Đây là những bạn đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc.

Trên thực tế, có một số bạn mặc dù vừa mới tốt nghiệp nhưng đã sở hữu 1-2 năm kinh nghiệm. Lúc này, cấp bậc của các bạn ấy đã được đánh giá ở mức Junior. 

📍 Phân biệt Intern và Fresher

Fresher

  • Vị trí làm việc fulltime
  • Khoảng thời gian làm việc tối thiểu được tính theo số năm được quy định trong hợp đồng lao động
  • Khối lượng công việc nhiều
  • Mức độ phức tạp và chuyên môn hóa cao hơn Intern
  • Phúc lợi và mức lương cao hơn Intern

Intern

  • Vị trí thực tập sinh dành cho sinh viên năm 3 hoặc 4 muốn trải nghiệm làm việc để tích lũy kinh nghiệm
  • Thời gian thường không quá 6 tháng
  • Intern được giao những nhiệm vụ đơn giản, và đào tạo kỹ năng làm việc
  • Đây không phải vị trí chính thức, nên được cho phép linh động thời gian biểu trong tuần để đáp ứng việc vừa học vừa làm
  • Thực tập sinh không bắt buộc phải làm việc đủ số ngày/ số giờ như nhân viên Fresher

Fresher là làm gì?

1. BA Fresher là gì?

BA Fresher là viết tắt của Business Analyst Fresher, vị trí công việc đầu tiên mà một bạn sinh viên mới ra trường muốn trở thành một nhà phân tích kinh doanh. 

BA Fresher làm gì?

  • Thu thập và phân tích dữ liệu yêu cầu.
  • Giao tiếp với các bên liên quan (khách hàng, người dùng…) để làm rõ nhu cầu của đối tác.
  • Phân tích, đánh giá quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp thông qua vận dụng kiến thức chuyên môn.

Mức lương Fresher BA dao động trong khoảng từ  8.000.000 đến 15.000.000 đồng.

2. Marketing Fresher là gì?

Tương tự như BA Fresher, Marketing Fresher cũng là một vị trí trong doanh nghiệp dành cho những “lính mới” trong lĩnh vực Marketing. 

Marketing Fresher làm gì?

  • Vận dụng những kiến thức đã được đào tạo từ trường lớp hoặc các khóa học marketing online để lập kế hoạch marketing để giúp doanh nghiệp tăng trưởng về doanh số.
  • Kết hợp với team triển khai những kế hoạch đã được giao.
  • Theo dõi, đánh giá các chỉ số và báo cáo hiệu quả cho cấp trên.

Marketing Fresher muốn thăng tiến trong sự nghiệp cần trang bị nền tảng kiến thức vững chắc, cập nhật những xu hướng mới trên thị trường, tham khảo từ các case chiến dịch marketing đã có sẵn, liên tục học hỏi và nâng cấp bản thân, đáp ứng tiến độ công việc.

Ở vị trí “lính mới” trong ngành Marketing, mức lương Fresher bạn có thể nhận được là 8.000.000 đến 10.000.000 đồng.

xu-huong-digital-marketing-2024
Ngành digital marketing có gì mới trong năm qua?

3. IT Fresher là gì?

Công việc của một IT Fresher không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu phức tạp, nhưng bạn vẫn cần đảm bảo nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc để hoàn thành những dự án thực tế.

IT Fresher làm gì?

  • Tham gia vào các dự án thực tế.
  • Hỗ trợ fix các lỗi đơn giản. 
  • Vận dụng những kiến thức cơ bản của ngôn ngữ lập trình như HTML, Python, CSS… vào trong công việc.

IT Fresher tuy không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, nhưng ứng viên vẫn cần đảm bảo nền tảng kiến thức vững chắc về các ngôn ngữ lập trình, biết sử dụng các công cụ cơ bản. Mặt khác, ngành IT cũng bao gồm rất nhiều “nhánh” khác nhau, vai trò của Fresher của mỗi nhánh cũng có sự khác biệt. 

Mức lương fresher trong ngành IT thường dao động trong khoảng 8 đến 12 triệu đồng/tháng, tùy theo vị trí và công việc mà ứng viên sẽ đảm nhiệm.

“Giải mã” các vị trí Fresher phổ biến trong ngành IT

1. Fresher Developer

“Fresher Developer” là một thuật ngữ để chỉ chung các lập trình viên mới vào nghề, đã được đào tạo qua trường lớp bài bản và sở hữu một lượng kiến thức tổng quát đầy đủ về ngành. 

Fresher Developer làm gì?

  • Phân tích yêu cầu của khách hàng.
  • Thiết kế giải pháp phát triển hệ thống.
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình để lập trình các ứng dụng, phần mềm.

2. Fresher Front-end

Fresher Front-end là vị trí dành cho những ứng viên mới ra trường và mong muốn làm việc trong lĩnh vực phát triển giao diện người dùng (Front-end).

Fresher Front-end làm gì?

  • Thiết kế nội dung trang web dựa vào các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript.
  • Vận dụng kiến thức về các thư viện và framework phổ biến để xử lý dữ liệu.
  • Phát huy tinh thần làm việc nhóm để cộng tác hiệu quả hơn với đồng nghiệp và khách hàng.

3. Fresher Java

Công việc của Fresher Java nhìn chung là tham gia trực tiếp vào các dự án phát triển phần mềm có sử dụng ngôn ngữ lập trình Java. 

Fresher Java làm gì?

  • Phân tích yêu cầu của người dùng dựa trên nền tảng kiến thức về lập trình, cấu trúc dữ liệu, thuật toán.
  • Thiết kế, xây dựng và đo lường hiệu quả hoạt động của phần mềm, ứng dụng.
  • Bảo trì ứng dụng và phần mềm.

4. Fresher PHP

Fresher PHP là vị trí khởi đầu cho những bạn có đam mê trở thành một kỹ sư phần mềm “chính chuyên” trong ngành IT. 

Fresher PHP làm gì?

  • Thiết kế phần mềm, ứng dụng, website.
  • Phát triển thêm nhiều dự án và giải pháp khác dựa trên ngôn ngữ PHP.

5. Fresher QA 

QA (hay còn gọi là Quality Assurance), là vị trí đảm nhận vai trò kiểm soát chất lượng, quản lý quy trình nhằm mang đến hiệu quả cao nhất. 

Fresher QA làm gì?

  • Xây dựng quy trình phát triển sản phẩm.
  • Theo dõi và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy trình, đồng thời đốc thúc nhóm phát triển sản phẩm theo đúng tiến độ.
  • Cung cấp các tài liệu hướng dẫn phát triển sản phẩm cho các bên liên quan.
QA-QC-la-gi
QA và QC khác nhau như thế nào?

6. Fresher Tester

Fresher Tester là vị trí dành cho người mới bắt đầu trải nghiệm làm việc kiểm thử phần mềm.

Fresher Tester làm gì?

  • Vận dụng các công cụ kiểm thử nhằm kiểm tra sản phẩm, phát hiện lỗi và đảm bảo tính ổn định.
  • Thiết kế các Test case hiệu quả, logic để giúp cho việc kiểm tra và phát hiện lỗi “chuẩn” hơn.
  • Phân tích, ghi chép và báo cáo kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho các bộ phận liên quan để khắc phục lỗi trong thời gian sớm nhất.


📍 Kết luận

CakeResume hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn có thể hiểu được tổng quan Fresher là gì cùng các level trong công việc.

Mặc dù các bạn mới ra trường đảm nhận vị trí Fresher chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng đừng quá lo lắng, sự nghiệp tươi sáng sau này luôn được tạo nên từ những bước đi “chập chững” đầu tiên. 

Hiểu rõ trách nhiệm của vị trí công việc mà mình đảm nhận sẽ giúp tạo thêm động lực cho bạn đào sâu chuyên môn, học hỏi từ các anh chị đi trước, xây dựng và mở rộng networking nhằm phục vụ cho con đường sự nghiệp sau này đấy! 

Đọc thêm: IT là gì? Điều gì khiến nghề IT chưa bao giờ hết “hot”?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Irene Nguyen ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 22nd 2023

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.