Học thương mại điện tử ra làm gì, ở đâu, lương thế nào?

hoc-thuong-mai-dien-tu-ra-lam-gi
Học thương mại điện tử ra trường làm gì?

Ngoài các bài trắc nghiệm nghề nghiệp, việc nắm bắt thông tin thị trường lao động và xã hội cũng là công cụ đắc lực giúp bạn lựa chọn ngành nghề. 

Trong thời đại bùng nổ mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử trở thành lĩnh vực thu hút giới trẻ. Với tiềm năng phát triển và cơ hội nghề nghiệp đa dạng, học thương mại điện tử ra làm nghề liên quan tới kinh doanh là một quyết định đúng đắn với các sinh viên đam mê lĩnh vực này. Vậy tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không và học thương mại điện tử ra làm gì là tốt nhất? Cùng CakeResume tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp thú vị trong ngành này nhé!

Thương mại điện tử là gì?

Điểm khác nhau giữa mua sắm online và thương mại điện tử là gì?

Tuy là cái tên không còn xa lạ, nhưng đôi khi khái niệm thương mại điện tử là gì vẫn khiến nhiều bạn trẻ bối rối, nhầm tưởng rằng đây chỉ là thuật ngữ chuyên môn của mua sắm trực tuyến. Trên thực tế, mua sắm trực tuyến chỉ là một hoạt động nằm trong thương mại điện tử mà thôi.

Thương mại điện tử, viết tắt là e-commerce, cung cấp một loạt các dịch vụ đa dạng đến cho khách hàng. Không đơn thuần là bán sản phẩm để đổi lấy tiền, thương mại điện tử là một khái niệm rộng hơn và bao gồm nhiều hoạt động khác. Một chu trình thương mại điện tử bắt đầu từ tạo sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ đó tới khách hàng mục tiêu và thực hiện trao đổi, mua bán trên nền tảng trực tuyến. Mọi giao dịch, thanh toán của thương mại điện tử đều được thực hiện qua internet.

Trong khi đó, online shopping chỉ dừng lại ở việc khách hàng có thể tìm kiếm và mua sản phẩm online, không bao gồm hoạt động thanh toán và các dịch vụ mở rộng khác như quản lý kho, đóng gói, vận chuyển, chăm sóc và bảo mật thông tin khách hàng. 

Để giúp bạn hình dung rõ hơn thương mại điện tử là gì, dưới đây là các “ông lớn” trong lĩnh vực mà chúng ta không thể không nhắc đến: 

  • eBay: Được thành lập năm 1995, eBay là sàn thương mại điện tử cho phép người bán đưa ra giá khởi điểm và người mua nào trả giá cao nhất sẽ giành quyền mua sản phẩm đó. eBay cũng hỗ trợ mô hình mua ngay với giá cố định, nơi người mua có thể mua sản phẩm trực tiếp với giá được niêm yết.
  • Amazon: Trên trang web của Amazon, người dùng có thể tìm thấy mọi thứ, từ sách, đồ điện tử, thời trang, đến đồ gia dụng và nhu yếu phẩm hàng ngày. Amazon cũng phát triển các sản phẩm riêng như Kindle (đọc sách điện tử) và dịch vụ đám mây (AWS) phục vụ doanh nghiệp. 
  • Shopee: Có thể nói đây là một trong những công ty e-commerce phát triển mạnh nhất tại Đông Nam Á, cung cấp nền tảng mua bán trực tuyến với hàng ngàn sản phẩm đa dạng. Shopee đặc biệt chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.

Ngành thương mại điện tử học gì?

Thông thường, ngành thương mại điện tử được đào tạo chính quy trong vòng 04 năm, tập trung vào các môn học cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động kinh doanh và giao dịch, mua bán hàng hóa - dịch vụ qua internet. Hiện nay tại Việt Nam, có một số trường đào tạo và các cơ sở giáo dục chuyên về thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến và marketing kỹ thuật số như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Ngoại thương

Sinh viên thương mại điện tử nhìn chung được tiếp cận các môn học sau:

  • Chiến lược kinh doanh trong thương mại điện tử
  • Marketing trực tuyến/digital marketing
  • Nghiệp vụ hải quan
  • Kinh doanh quốc tế
  • Giao dịch điện tử
  • Quản trị hệ thống thông tin/công nghệ thông tin
  • Nguyên lý kế toán
  • Pháp luật trong thương mại điện tử
  • An ninh và bảo mật trong thương mại điện tử
  • Lập trình web căn bản

Học thương mại điện tử ra làm gì? 

Cơ hội việc làm thương mại điện tử vô cùng đa dạng, phù hợp với sở trường và năng lực của ứng viên khác nhau. Bởi vậy, nếu bạn đang băn khoăn không biết tốt nghiệp ngành thương mại điện tử ra trường làm gì, dưới đây là gợi ý về 05 vị trí việc làm phổ biến trong ngành này:

1. Chuyên viên Digital Marketing

Nhiệm vụ cơ bản: 

  • Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các chiến lược marketing, bao gồm quảng cáo, SEO, marketing và quảng bá trên mạng xã hội;
  • Theo dõi và phân tích hiệu quả các chiến dịch marketing và quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến.

Mức lương trung bình: 10 - 20 triệu VNĐ/tháng.

2. Chuyên viên Quản lý Nền tảng 

Nhiệm vụ cơ bản: 

  • Đảm bảo trang web, nền tảng thương mại điện tử hoạt động một cách suôn sẻ;
  • Cập nhật thông tin sản phẩm, giá cả, và chương trình khuyến mãi;
  • Quản lý giao diện người dùng và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm.

Mức lương trung bình: 12 - 25 triệu VNĐ/tháng.

3. Nhân viên Chăm sóc Khách hàng

Nhiệm vụ cơ bản: 

  • Hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua sắm;
  • Giải quyết các thắc mắc, yêu cầu phản hồi từ khách hàng;
  • Đảm bảo đội ngũ chăm sóc khách hàng hoạt động hiệu quả.

Mức lương trung bình: 8 - 15 triệu VNĐ/tháng.

4. Chuyên viên Phân tích Dữ liệu

Nhiệm vụ cơ bản: 

  • Tiến hành phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả kinh doanh;
  • Định hướng các chiến lược tiếp thị và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng;
  • Làm việc với các công cụ phân tích dữ liệu.

Mức lương trung bình: 15 - 30 triệu VNĐ/tháng.

5. Chuyên viên Logistics và Giao hàng

Nhiệm vụ cơ bản:

  • Điều phối và quản lý quá trình giao hàng và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng; 
  • Đảm bảo thời gian giao hàng và chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Mức lương trung bình: 10 - 20 triệu VNĐ/tháng.

📍Mức lương dành cho sinh viên học ngành thương mại điện tử ra làm việc ở từng vị trí kể trên có thể thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và khu vực làm việc. Mức lương chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian và thị trường lao động.

Q&A thường gặp về ngành thương mại điện tử

🔎 Học ngành thương mại điện tử ra làm việc ở đâu?

Một số “bến đỗ” được nhiều bạn trẻ học thương mại điện tử ra trường làm việc và công tác là các công ty thương mại điện tử, digital marketing agency, công ty phần mềm/công nghệ, công ty vận chuyển và logistics, hoặc các công ty sản xuất - bán lẻ vừa và nhỏ.

agency-la-gi
Các vị trí phổ biến trong agency marketing / quảng cáo

🔎 Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không?

Câu trả lời ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường và khả năng của ứng viên. Tuy tiềm năng việc làm của ngành này rất tốt nhưng vì mức cạnh tranh cao, nên việc có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục công việc mong muốn hơn.

🔎 Muốn học ngành thương mại điện tử ra làm việc được ngay cần kỹ năng gì?

Nếu sau khi bạn tốt nghiệp thương mại điện tử ra trường làm nghề liên quan đến kinh doanh, thương mại thì những kỹ năng bạn nên trang bị cho mình là: 

  • Digital marketing
  • Phân tích dữ liệu
  • Quản lý kho hàng và logistics
  • Chăm sóc khách hàng
  • Kiến thức về luật thương mại điện tử. 

🔎 Cách viết (CV) hấp dẫn khi xin việc ngành thương mại điện tử?

Để viết CV chuyên nghiệp, bạn nên liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại điện tử và bám sát bản mô tả công việc của công ty. Bạn cũng nên cụ thể hoá thành tích trong công việc hoặc dự án trước đó qua những số liệu cụ thể liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử.

🔎 Chứng chỉ, khóa học nên có trong CV thương mại điện tử là gì?

Một số khóa học bạn nên cân nhắc tham gia để có thêm kiến thức chuyên ngành như: Google Ads, Facebook Blueprint, Google Analytics, hay các khóa học về quản lý trang web và thương mại điện tử. Các chứng chỉ marketing online cũng có thể đem đến cho bạn lợi thế về CV khi đi ứng tuyển.

Kết luận:

Nhìn chung, học thương mại điện tử ra làm nghề trong lĩnh vực kinh doanh hay quản trị nền tảng trực tuyến cũng đều đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn khi ngành này đang có nhu cầu nhân lực tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn xin việc và phát triển sự nghiệp. Bởi vậy, nếu bạn đang phân vân học gì để không thất nghiệp, thì có thể nói ngành thương mại điện tử khá dễ xin việc, nhất là khi bạn có tay nghề và tích lũy được kiến thức chuyên sâu. 

Nếu bạn đam mê công nghệ và muốn tham gia vào cuộc cách mạng kỹ thuật số, hãy đón nhận cơ hội nghề nghiệp thú vị và đa dạng trong ngành thương mại điện tử, và chuẩn bị để tỏa sáng trong lĩnh vực đầy triển vọng này!

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Hoang Phuong ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.