Triển vọng về tương lai ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

nganh-cong-nghiep-ban-dan-tai-viet-nam

Có tiềm năng trở thành một ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30 - 50 năm tới, ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ Chính phủ Việt Nam và thế giới. Để xóa bỏ rào cản của ngành bán dẫn trong nước, Chính phủ đã có những động thái cụ thể. Vậy những động thái đó là gì?

Hãy cùng đưa ra dự đoán cho sự phát triển của ngành công nghiệp chip bán dẫn Việt Nam năm 2024.

Từ các đề xuất thúc đẩy phát triển chip bán dẫn của chính phủ

Ngành bán dẫn là một ngành phức tạp, đòi hỏi không chỉ về chất lượng nhân sự mà còn cần cơ sở vật chất hiện đại. Với Việt Nam, rào cản lớn nhất là thực lực nhân lực và năng lực vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế.

Chính vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách thúc đẩy việc đổi mới, phát triển lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn. Cụ thể là:

 1. Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư

Song song với việc thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và ký hợp tác với Synopsys và Garden - 2 tập đoàn thiết kế chip lớn nhất Hoa Kỳ, Quốc hội đã thông qua quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghệ cao, trong đó có ngành bán dẫn để nâng tầm chất lượng đào tạo trong nước. 

Ngoài ra, quá trình xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài với các chính sách thuế và cơ chế hỗ trợ hấp dẫn cũng được đẩy nhanh tốc độ. 

2. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp chip bán dẫn

Theo số liệu thực tế, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam hiện có khoảng 5.000 kỹ sư hoạt động. Tuy nhiên, lực lượng lao động này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành do hạn chế về cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn. 

Để “hiện thực hóa” mục tiêu Việt Nam sẽ có 50 - 100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho chuỗi công nghiệp bán dẫn trong giai đoạn 2025 - 2030, Bộ KH&CN đã kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước vào việc nâng cấp, đổi mới cơ sở vật chất tại trung tâm nghiên cứu và các viện, trường đang trực tiếp đào tạo nhân lực liên quan đến lĩnh vực này. 

3. Thu hút nhân tài, sớm nắm bắt công nghệ lõi từ nước ngoài

chuoi-cong-nghiep-ban-dan
Ảnh: VnEconomy

Bộ KH&CN đẩy mạnh các chương trình tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, chương trình hợp tác song phương, đa phương đối với những nước có thế mạnh về chuỗi công nghiệp bán dẫn để nắm bắt công nghệ lõi, đồng thời triển khai chương trình khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài đóng góp “chất xám” vào sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

4. Triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia 

Trong buổi họp báo thường kỳ quý III/2023, ông Nguyễn Phú Hùng đã đề cập đến việc ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam vẫn chưa được triển khai một cách triệt để mặc dù chip bán dẫn đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia từ năm 2010. 

Căn cứ vào đó, Bộ KH&CN đã định hướng thời gian tới tập trung tạo hệ sinh thái trong chuỗi công nghiệp bán dẫn thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Theo đó, các doanh nghiệp có thế mạnh như Viettel, FPT, CMC,... và các viện, trường sẽ trực tiếp tham gia quá trình chế tạo chip bán dẫn theo đúng tiêu chuẩn. 

5. Rút ngắn sản xuất và đầu ra sản phẩm

Vì việc đảm bảo chất lượng đầu ra là vô cùng quan trọng nên việc xây dựng và triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết cho việc đo lường, kiểm định các sản phẩm chip bán dẫn đạt chuẩn được Nhà nước đưa lên hàng đầu. Do việc ứng dụng những công nghệ mới có thể giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó, giúp tăng cơ hội phát triển, mở rộng ngành bán dẫn trong nước. 

Đến chuyến thăm của Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA

toa-dam-ve-nganh-cong-nghiep-ban-dan
Ảnh: Công an Nhân dân

Sáng ngày 11/12/2023, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) - ông Jensen Huang và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã cùng tham dự Tọa đàm với chủ đề “Xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và cơ hội cho Việt Nam”. Tham dự buổi tọa đàm này còn có đại diện các ban ngành và lãnh đạo các trường Đại học, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong nước, các chuyên gia người Việt đang làm việc trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI ở nước ngoài. 

Trong buổi tọa đàm, ông Jensen Huang cam kết “biến” Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của NVIDIA. Ông khẳng định tương lai sẽ xây dựng cứ điểm của tập đoàn tại Việt Nam trong ngành bán dẫn, xây dựng đội ngũ hùng hậu lên tới 1 triệu chuyên gia AI đồng thời hợp tác nâng cao kỹ năng và hạ tầng AI.

Đồng thuận với quan điểm của Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cam kết tạo điều kiện cho NVIDIA hoạt động thuận lợi tại Việt Nam và đề nghị hợp tác triển khai các dự án đầu tư về ngành bán dẫn. Đây sẽ là tiền đề để “ươm mầm” các doanh nghiệp ngành công nghiệp chip bán dẫn chất lượng cao tại Việt Nam và phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn.

Cơ hội vàng cho Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn

Sự bùng nổ của AI đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn, nhất là vào nửa cuối năm 2023. 

Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (VFTE 2023) dự đoán: năm 2024, nhu cầu chip trên toàn thế giới sẽ tăng mạnh đáng kể, mảng chip nhớ tăng 25% và đến năm 2030, doanh số vi mạch bán dẫn ước tính đạt 1.000 tỷ USD. 

chip-ban-dan
Ảnh: Vnbusiness

Gartner - Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới cũng nhấn mạnh xu hướng doanh thu bán dẫn toàn cầu tăng trưởng nhanh từ năm 2023 sẽ đạt trên 15% trong vòng 2 năm tới, nhất là chip GPU hiệu năng cao cho AI. Hơn nữa, quy mô thị trường công nghiệp điện tử toàn cầu được định giá từ hơn 3.454 tỷ USD năm 2022 có thể tăng hơn 4.986 tỷ USD vào năm 2030.



📍Kết luận:

Đáp ứng cả 3 yếu tố: thiên thời - địa lợi - nhân hòa, tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn là vô cùng lớn. Để không bỏ lỡ cơ hội, các bộ, ban ngành đang phối hợp cùng các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để đẩy mạnh mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. 

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Chloe Tran ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.