Tất tần tật về ngành quản trị nhân lực mới nhất 2023

nganh-quan-tri-nhan-luc
Học quản trị nhân lực ra làm gì?

Ngành quản trị nhân lực là gì?

Khái niệm

Ngành quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management - HRM) là hoạt động tuyển dụng, triển khai và quản lý nhân viên của một tổ chức. HRM còn được gọi đơn giản là nguồn nhân lực, ngành quản lý nhân sự, ngành quản trị nhân sự (HR). Đây là bộ phận nhân sự của một công ty hoặc tổ chức thường chịu trách nhiệm tạo ra, thực hiện và giám sát các chính sách quản lý người lao động và mối quan hệ của tổ chức với nhân viên.

Vai trò của chuyên ngành quản trị nhân lực là quản lý con người tại nơi làm việc để đạt được sứ mệnh của tổ chức và củng cố văn hóa. Khi được thực hiện hiệu quả, các nhà quản lý nhân sự có thể giúp tuyển dụng các chuyên gia mới có kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu của công ty cũng như hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân viên hiện tại để đáp ứng các mục tiêu.

Các môn học chính của ngành quản trị nhân lực

Đối với ngành quản trị nhân lực, các bạn sinh viên cần hoàn thành đầy đủ các môn học như:

  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Định mức lao động tiền lương
  • Luật lao động
  • An toàn lao động
  • Marketing căn bản
  • Nghệ thuật lãnh đạo
  • Hành vi tổ chức
  • Quản trị nhân lực trong môi trường đa văn hóa
  • Quản trị tiền lương
  • Quản trị chiến lược
  • Quản trị tài chính
  • Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô…
  • Tiếng Anh chuyên ngành quản trị nhân lực

Sau khi hoàn thành chương trình học Cử nhân tại các trường Đại học, các bạn hoàn toàn có thể tiếp tục học lên để lấy được bằng thạc sĩ quản trị nhân lực.

Bên cạnh những câu hỏi có liên quan đến các môn học chuyên ngành, cũng có không ít bạn tân sinh viên thắc mắc nên học quản trị nhân lực ở đâu để đảm bảo chất lượng… Hãy cùng tìm hiểu ngay Top 10 trường có chất lượng đào tạo ngành quản trị nhân lực tốt nhất hiện nay nhé!

Top 10 trường top đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực

Hầu hết các trường có ngành quản trị nhân lực hiện nay đều có chất lượng đào tạo khá ổn định, đảm bảo đầu ra cho các bạn sinh viên. Bạn có thể dựa vào các yếu tố như: chuyên ngành đào tạo, chi phí học tập, yêu cầu đối với sinh viên… để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mong muốn và điều kiện của bản thân.

Học quản trị nhân lực ra làm gì?

“Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?” - Trên thực tế, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học chuyên môn ngành quản trị nhân lực sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều công việc khác nhau. Xem ngay một số ngành nghề phổ biến nhất ở nội dung bên dưới.

1. Chuyên viên tuyển dụng

Mô tả công việc:

  • Nghiên cứu và tìm kiếm ứng viên, sàng lọc hồ sơ ứng viên (bao gồm: đánh giá CV, sắp xếp lịch phỏng vấn…)
  • Quản lý quy trình sàng lọc ứng viên
  • Quản lý các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, báo cáo chất lượng và kết quả tuyển dụng lên cấp trên

📍 Mức lương cơ bản: 8 - 14 triệu VNĐ/tháng.

2. Nhân viên hành chính nhân sự

Mô tả công việc:

  • Đảm nhận nhiệm vụ trong các hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp
  • Đánh giá chất lượng quy trình đào tạo, điều phối các chương trình đào tạo nội bộ
  • Xây dựng nội quy, chính sách cho nhân viên trong công ty
  • Củng cố văn hóa doanh nghiệp, tăng cường sự kết nối của nhân viên trong công ty thông qua các hoạt động, sự kiện…
  • Thiết kế các gói phúc lợi, bồi thường cho nhân viên trong công ty
  • Hỗ trợ nhân sự trong quá trình lao động (giải quyết các khiếu nại, bồi thường, giải đáp thắc mắc, giải quyết hồ sơ, cập nhật thông tin…)

📍 Mức lương cơ bản: 8 - 10 triệu VNĐ/tháng (tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm).

3. Chuyên viên truyền thông nội bộ 

Mô tả công việc:

  • Am hiểu và tường tận mọi vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp như văn hóa công ty, cơ chế hoạt động, cấu trúc công ty, các hoạt động trong quá trình phát triển, các cột mốc đáng nhớ…
  • Phụ trách các kênh truyền thông và chịu trách nhiệm lên kế hoạch truyền thông nội bộ
  • Chịu trách nhiệm liên hệ, tạo dựng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài, các bên nhà báo, các tổ chức truyền thông khác, các Ban ngành…
  • Gắn kết nhân viên trong công ty bằng các sự kiện, hoạt động được tổ chức ngay trong chính doanh nghiệp
  • Thực hiện đánh giá và báo cáo hiệu quả công việc với cấp trên

📍 Mức lương cơ bản: 10 - 15 triệu VNĐ/tháng (mức lương có thể tăng cao tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và năng lực thực tiễn).

4. Headhunter

Mô tả công việc:

  • “Săn lùng” chất xám, tìm ra những ứng viên lý tưởng, phù hợp nhất với yêu cầu của các doanh nghiệp đang muốn tuyển dụng nhân viên
  • Liên hệ, hỗ trợ các “đơn đặt hàng” từ bộ phận tuyển dụng của các công ty khác
  • Tổng hợp thông tin ứng viên, sàng lọc hồ sơ, tổ chức phỏng vấn và đánh giá chất lượng ứng viên dựa trên yêu cầu của khách hàng
  • Theo dõi, khảo sát khách hàng về thái độ, chất lượng của ứng viên
  • Tư vấn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động tuyển dụng

📍 Mức lương cơ bản: 8 - 10 triệu VNĐ/tháng.

5. Nhân viên công tác tiền lương và quan hệ lao động xã hội

Mô tả công việc:

  • Phân tích, đo lường giá trị của doanh nghiệp, xây dựng các hình thức chi trả lợi ích cho nhân sự trong doanh nghiệp
  • Hỗ trợ Ban lãnh đạo đưa ra những đề xuất về phúc lợi trong từng thời điểm nhằm tạo sự gắn kết và khích lệ tinh thần của nhân viên trong công ty
  • Theo dõi quy trình chấm công, quản lý chế độ nghỉ phép/ nghỉ bù/ tăng ca/ giờ làm việc… của nhân viên trong công ty
  • Đảm bảo việc tuân thủ quy định công ty và luật Lao động của nhân viên trong công ty
  • Đảm nhận các nhiệm vụ như: cập nhật các số liệu/thông tin liên quan đến bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN…) và quyền lợi của nhân viên; giải quyết thuế thu nhập cá nhân; cập nhật/ chỉnh sửa các quy định có liên quan đến chế độ lương, chính sách lương vùng… 
  • Giải quyết các vấn đề thắc mắc có liên quan đến tiền lương của nhân viên

📍 Mức lương cơ bản: 8 - 12 triệu/tháng.

Những câu hỏi về ngành quản trị nhân lực

1. Ngành quản trị nhân lực yêu cầu những kỹ năng nào?

Để trở thành một nhân viên xuất sắc trong nghề quản trị nhân lực, bạn cần có:

  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
  • Kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh chuyên ngành)
  • Kỹ năng lãnh đạo, có tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp
  • Thành thạo kiến thức xã hội và cả kiến thức chuyên môn
ky-nang-cung-ky-nang-mem
Đọc thêm: Ví dụ kỹ năng cứng cho từng ngành nghề

2. Quản trị nhân lực có cần tiếng Anh không?

Dù bạn xác định học quản trị nhân lực ra làm nghề gì thì tiếng Anh luôn là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần trau dồi. Đây cũng chính là một điểm cộng lớn, giúp bạn đạt được “tấm vé” làm việc tại các tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng như nước ngoài. 

Đọc thêm: Top 8 tập đoàn lớn tại Việt Nam - Cơ hội cho sinh viên mới ra trường

3. Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

“Học quản trị nhân lực ra làm gì?” hay “Quản trị nhân lực ra làm nghề gì?” là những câu hỏi khá phổ biến đối với các bạn tân sinh viên. Trên thực tế, nghề quản trị nhân lực là một trong những ngành nghề được quan tâm và thu hút nhiều ứng viên nhất hiện nay. 

Theo số liệu của cục Thống kê, hiện nay đang có khoảng hơn 750 nghìn doanh nghiệp hoạt động, với hơn 45 triệu người lao động trên toàn quốc. Điều này tạo ra nhu cầu sử dụng người lao động trong ngành quản trị nhân lực là rất lớn.

Có được cơ hội làm việc tốt trong ngành quản trị nhân sự hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng của ngành trong từng thời điểm, sinh viên cũng cần:

  • Tự trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn cơ bản
  • Thường xuyên cập nhật thông tin, nắm vững tình hình thị trường
  • Nâng cao trình độ bằng việc tự đào sâu tìm hiểu, học hỏi từ các nguồn thông tin đa dạng
  • Trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động, sự kiện hội thảo, thực tập tại các công ty…

📍 Kết luận

Ngành quản trị nhân lực được đánh giá là một trong những ngành nghề HOT hiện nay, thu hút nhiều ứng viên và có mức độ cạnh tranh khá gay gắt. Chuẩn bị hành trang từ những ngày đầu tiên sẽ giúp bạn có được cơ hội trải nghiệm và trở thành một nhân viên quản trị nhân sự lý tưởng cho mọi công ty.

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Irene ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.