Workshop là gì? 5 yếu tố tạo nên một workshop hay

workshop-la-gi
Những yếu tố tạo nên một workshop thành công

Workshop là gì mà được các doanh nghiệp thường xuyên chủ động tổ chức và nhận được rất nhiều sự tham dự từ nhân viên, đối tác,… Về cơ bản, các chương trình workshop là một trong những hoạt động xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt nhất và là nơi học hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng bổ ích từ các chuyên gia dành cho nguồn lực nội bộ. Cùng CakeResume tìm hiểu các cách tổ chức webinar thành công cho doanh nghiệp của bạn trong bài viết này nhé!

Workshop là gì?

Workshop là gì không còn là câu hỏi quá xa lạ đối với nhiều người. Các buổi workshop được tổ chức nhằm trao đổi các thông tin, vấn đề chuyên môn, kiến thức, kỹ năng từ các chuyên gia hoặc chỉ đơn giản là người tham gia workshop đến để trò chuyện về những điều thú vị trong cuộc sống.

Một số người vẫn hay nhầm lẫn workshop với webinar. Về cơ bản, các buổi workshop và webinar đều nhằm mục đích chia sẻ thông tin xoay quanh một chủ đề nhất định. Tuy nhiên webinar sẽ chỉ được thực hiện trực tuyến thông qua trang web hoặc một ứng dụng kết nối nhiều tài khoản với nhau. Mặc khác chương trình workshop sẽ được tiến hành trên cả trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) tùy vào mục đích của bên tổ chức. Người tham dự trước khi tham gia workshop hoặc webinar nào cần tìm hiểu cách thức tổ chức và chủ đề để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.

3 hình thức workshop phổ biến

  • Training workshop: Những buổi workshop đào tại văn phòng được doanh nghiệp tổ chức nhằm phát triển các kỹ năng mềm, đào tạo chuyên sâu, chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất cho nhân viên – nguồn lực chủ lực giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
  • Workshop marketing: Doanh nghiệp thường chọn hình thức workshop marketing này để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Buổi workshop sẽ quy tụ người tham dự lớn cùng với sự tham gia của các diễn giả như đại diện nhãn hàng, chuyên gia tư vấn, KOL, influencers,…. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng, đối tác tiềm năng.
  • Các chương trình workshop khác được tổ chức với một chủ đề nhất định như dạy vẽ (Art Workshop), dạy nhảy (Dance Workshop), chăm sóc da – trang điểm (Beauty Workshop),…

5 yếu tố làm nên một workshop hay

Từ các thông tin trên, bạn hiểu được khái niệm workshop là gì cùng các hình thức tổ chức workshop khác nhau. Vậy để doanh nghiệp có thể tạo ra một workshop thành công và mang lại giá trị cho người tham dự thì cần quan tâm đến những yếu tố nào?

✅ Phong cách dẫn chuyện thu hút

Nhân vật không thể thiếu trong mọi chương trình workshop chính là các diễn giả, chuyên gia. Họ không chỉ có kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình mà còn cần có khả năng thu hút khán giả thông qua giọng điệu và phong cách nói chuyện. 

✅ Chủ đề đáp ứng nhu cầu

Một buổi workshop có ích là khi đã xác định được mục tiêu tổ chức và chủ đề trọng tâm để người tham dự nhận thấy giá trị, phù hợp nhu cầu. Điều này sẽ giúp cho workshop thu hút được đối tượng tham gia đang cần. Từ đó, người tham gia nhận thấy cách giải quyết vấn đề nằm trong nội dung của chương trình workshop, họ sẽ hứng thú tham gia và tập trung lắng nghe vào chủ đề đó.

✅ Phân bổ thời gian chia sẻ, hỏi đáp

Một buổi workshop thành công chính là khi doanh nghiệp và người tham dự đều nhận được những “giá trị” bổ ích. Đó chính là khoảng thời gian dành cho người tham dự có thể trao đổi, chia sẻ những cách giải quyết vấn đề và được hỏi đáp diễn giả về những thắc mắc liên quan đến chủ để đang theo dõi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng xây dựng được hình ảnh đáng tin cậy trong tâm trí của các ứng viên tiềm năng hoặc các đối tác mới.

Điểm cần lưu ý khi tổ chức workshop chính là trước khi kết thúc, người dẫn chương trình cần đưa ra nội dung cô đọng, thông tin thống nhất giữa hai bên trong quá trình trao đổi. Bên cạnh đó, buổi workshop phải luôn được diễn ra với không khí khuyến khích người tham dự thảo luận, chia sẻ ý kiến một cách năng nổ.

✅ Khâu hỗ trợ hậu workshop

Cách tổ chức workshop hiệu quả chính là khi bên tổ chức đo lường được mức độ ảnh hưởng và hữu ích của chủ đề nội dung thông qua các mẫu phản hồi, khảo sát và đánh giá từ người tham gia workshop. Thêm vào đó, bên tổ chức có thể gửi các thông tin cần thiết kèm một số tài nguyên hữu ích cho người tham gia sau khi buổi workshop kết thúc. Tất cả những điều trên cho thấy năng lực và sự cố gắng của bên tổ chức dành cho một chương trình workshop.

✅ Truyền thông rộng rãi

Để tiếp cận các đối tượng mục tiêu của buổi workshop, doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá chương trình thông qua các kênh khác nhau như mạng lưới nội bộ, ấn phẩm truyền thông, ứng dụng trực tuyến,… Ngoài 5 yếu tố làm nên một chương trình workshop hay và hiệu quả trên, bên phía điều phối cần lưu ý:

  • Tôn trọng ý kiến của đôi bên.
  • Khuyến khích tinh thần học hỏi và năng nổ chia sẻ tích cực.
  • Không bày tỏ thái độ tiêu cực.

Với những yếu tố cần có trên, việc tổ chức workshop sẽ đảm bảo được sự có ích và nhận được sự tương tác cao. Từ đó, bên tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ đạt được những mục tiêu mong muốn ban đầu.

chuong-trinh-workshop
Workshop về chủ đề kỹ năng nghề nghiệp tổ chức bởi CakeResume

Quy trình tổ chức workshop thành công

Khi đã hiểu khái niệm workshop là gì, hãy cùng Cake Resume khám phá xem các bước để triển khai một buổi workshop thành công nhé!

1. Lên kế hoạch tổ chức workshop chi tiết

Những điều cần lưu ý khi tổ chức workshop là gì? Tham khảo ngay các đầu mục dưới đây:

  • Mục tiêu
  • Kịch bản
  • Thời gian, địa điểm
  • Khung giờ chạy chương trình
  • Tài liệu, hình ảnh
  • Ấn phẩm truyền thông
  • Trang thiết bị và các công cụ hỗ trợ

2. Xác định đối tượng tham gia

Việc xác định rõ vai trò của từng cá nhân có mặt là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thành công của một buổi workshop, đó là những cá nhân sau:

  • Người điều phối (Facilitator): Nắm giữ vai trò điều khiển đảm bảo buổi workshop diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra và hỗ trợ các nhân sự xử lý các tình huống phát sinh.
  • Người ghi chép (Note-taker): Đảm nhận vai trò ghi chép, lưu lại những khoảnh khắc trọng tâm để sau khi kết thúc workshop, bên phía tổ chức có tư liệu để đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình.
  • Người giám sát thời gian (Timekeeper): Theo dõi sát sao thời gian diễn ra trong từng phần của chương trình workshop để đảm bảo không bị lố giờ. 
  • Người tham dự (Participant): Khán giả và những người quan tâm đến chủ đề workshop. 

3. Tiến hành tổ chức workshop

Các doanh nghiệp thường tổ chức workshop theo các phần chính sau dù buổi chương trình đó diễn ra với mục đích hay về chủ đề nào:

  • Phần đầu: Người dẫn chương trình sẽ nói rõ chủ đề, mục đích tổ chức và kết quả mong đợi.
  • Phần hai: Thời gian này của buổi workshop thường dành cho các diễn giả, chuyên gia chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực họ đã thành công.
  • Phần ba: Các hoạt động hỏi đáp, giao lưu và trò chuyện được diễn ra giúp cho người tham dự đi sâu vào chủ đề của buổi workshop.

4. Tổng kết và đánh giá workshop

Như đã đề cập ở trên, phía tổ chức workshop cần đo lường được mức độ hiệu quả của chương trình vừa diễn ra. Sau đó tổng kết thông tin, đánh giá, tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế. Qua đó, phía tổ chức sẽ càng có nhiều cơ hội tổ chức workshop, thu hút được lượng lớn người tham gia. Đồng thời, việc này sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng phát triển của đơn vị tổ chức hoặc hình ảnh doanh nghiệp được đề cao hơn.



📍 Kết luận

Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin về thắc mắc workshop là gì cùng một số cách tổ chức workshop chi tiết và hoàn chỉnh nhất. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức giúp các doanh nghiệp tổ chức workshop thành công và thu hút được nhiều đối tượng mục tiêu trong tương lai.

Đọc thêm: 

Hãy để CakeResume giúp bạn tiếp cận nhiều ứng viên tiềm năng, chất lượng cao cho vị trí mong muốn tại doanh nghiệp của bạn. Dùng thử miễn phí trong vòng 3 tháng với nhiều tính năng hữu ích ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Layla Le ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.