Executive là gì? Các vị trí Executive phổ biến và mức lương

executive-la-gi
Vị trí Executive thường yêu cầu những gì?

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay với sự đa dạng và phức tạp, khái niệm "Executive" đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc. Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi xoay quanh thuật ngữ này như “Executive là gì?”, "Executive là chức vụ gì?". Từ việc lập kế hoạch chiến lược cho đến việc thúc đẩy sự phát triển và quản lý tổ chức, Executive không chỉ là những người quản lý hàng đầu, mà còn là những nhà lãnh đạo góp phần vào sự thành công và giúp doanh nghiệp củng cố vị thế ở thương trường.

Hãy cùng CakeResume tìm hiểu Executive nghĩa là gì, chức vụ và vai trò quan trọng này đóng góp cho tổ chức ra sao nhé!

Executive là gì?

Khi dịch ra tiếng Việt thì từ “Executive” nghĩa là điều hành, quản lý và ý chỉ những người có kinh nghiệm làm việc phong phú trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Vậy thì Executive là chức vụ gì và đóng vai trò như thế nào trong một doanh nghiệp? Những người làm chức vụ Executive thường chịu trách nhiệm quản lý, định hướng và triển khai chiến lược, nhằm đảm bảo hoạt động công ty đạt hiệu quả cũng như các mục tiêu cụ thể.

Tất nhiên trong một tổ chức lớn thì còn có nhiều cấp bậc cao hơn Executive, đó chính là Senior Executive và Chief Executive. 

📍 Senior Executive là gì?

Senior Executive thường đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và quản lý cấp cao hơn so với vị trí Executive thông thường, nhưng thấp hơn so với vị trí cấp quản lý cao nhất là Chief Executive Officer. Và Chief Executive Officer ở đây thường được mọi người biết đến với từ viết tắt CEO-Tổng Giám Đốc Điều hành.

Lưu ý, nhiều bạn thường nhầm lẫn và thắc mắc Executive Chef là gì trong khi đang làm công việc liên quan đến hành chính văn phòng. Hãy nhớ rằng Executive Chef là Bếp Trưởng Điều Hành và Chief Executive là Tổng giám đốc điều hành nhé!

Các vị trí Executive phổ biến

1. Marketing Executive

Công việc của Marketing Executive là gì tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà bạn làm việc, nhưng nhìn chung bạn sẽ đảm nhiệm những trách nhiệm dưới đây:

  • Tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và cơ hội trong ngành để xây dựng chiến lược marketing tổng thể cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Triển khai các chiến dịch marketing bao gồm: marketing on-offline, PR, event và các hoạt động khác. 
  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất của tổng thể chiến dịch marketing để cải thiện hoặc xúc tiến những kế hoạch tiếp cận đối tượng khách hàng và nâng cao lợi nhuận trong tương lai.

💰 Mức lương trung bình: 15-25 triệu VNĐ/tháng.

2. Account Executive

Công việc chính của Account Executive là gì phụ thuộc vào lĩnh vực và sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn đang làm việc. Tuy nhiên, đa phần nội dung công việc của Account Executive như sau:

  • Quản lý danh sách khách hàng nhằm duy trì mối quan hệ tốt và hiểu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng để đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
  • Tư vấn và đề xuất các giải pháp tốt nhất và phù hợp, nhằm giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
  • Thực hiện báo giá dựa trên các đề xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

💰 Mức lương trung bình: 15-25 triệu VNĐ/tháng.

3. Sales Executive 

Mọi người thường đặt câu hỏi về vai trò của Sales Executive là gì vì tính chất công việc khá giống với Account Executive! Tuy nhiên, trong một tổ chức thì hai vị trí này lại có mục tiêu khác nhau! Account Executive tập trung vào việc quản lý mối quan hệ với khách hàng hiện tại để tạo giá trị lâu dài. Trong khi đó Sales Executive chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm và thực hiện bán hàng đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Tìm kiếm khách hàng mới, xác định cơ hội kinh doanh, và thực hiện quá trình bán hàng để tạo doanh số bán hàng.
  • Thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng tiềm năng. 
  • Lắng nghe để hiểu nhu cầu, tư vấn về giải pháp hoặc sản phẩm phù hợp với khách hàng.
  • Theo dõi việc thực hiện hợp đồng và đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ.

💰 Mức lương trung bình: 15-30 triệu VNĐ/tháng.

4. HR Executive

Cùng là HR, nhưng sự khác nhau giữa vai trò của HR Specialist và HR Excutive là gì? Nếu như Specialist thường chịu trách nhiệm tuyển dụng, chấm lương thì Chủ nhiệm Nhân sự lại là người làm nhiệm vụ lập kế hoạch tuyển dụng và phân bổ theo chiến lược của công ty. Cụ thể, một HR Executive sẽ đảm nhiệm các công việc sau:

  • Lập và triển khai kế hoạch bổ sung nhân lực, giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã đề ra.
  • Tối ưu hóa chương trình đào tạo và huyến luyện nhân viên.
  • Cung cấp tư vấn về các vấn đề liên quan đến chính sách nhân sự, luật lao động và quản lý hiệu suất.
  • Lập và cập nhật các báo cáo liên quan đến nhân sự chẳng hạn như báo cáo tuyển dụng.

💰 Mức lương trung bình: 12-20 triệu VNĐ/tháng.

specialist-la-gi
Đọc thêm: Specialist là gì? Phân biệt specialist, generalist hay executive

5. Content Executive

Nghề Content đang rất được ưu chuộng trong những năm gần đây và nhiều người thắc mắc rằng nhiệm vụ của Content Executive là gì. Sau đây là các nhiệm vụ chính mà một Content Executive sẽ phụ trách:

  • Xây dựng kế hoạch nội dung dựa trên mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của tổ chức. 
  • Tối ưu hóa nội dung để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, chẳng hạn như tối ưu từ khóa, cải thiện các chiến dịch SEO.
  • Quản lý, lên kế hoạch và phân phối nội dung để tương tác với khách hàng trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, v.v.
  • Theo dõi và báo cáo hiệu suất, phối hợp với phòng ban Marketing để đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị.

💰 Mức lương trung bình: 12-20 triệu VNĐ/tháng.

Yêu cầu chung cho vị trí Executive là gì?

🟢 Kỹ năng giao tiếp

Executive cần phải thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả để truyền đạt chính xác chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của họ đến các thành viên trong tổ chức. Khả năng này không chỉ thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết, mà còn giúp xây dựng môi trường làm việc tương tác và hiệu quả.

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Các kỹ năng giao tiếp cần chú trọng nhất

🟢 Kỹ năng làm việc nhóm 

Sự hợp tác và làm việc nhóm là yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ nhân vật nào trong tổ chức. Một Executive phải biết cách kết hợp tài năng của các thành viên và giải quyết xung đột mang tính xây dựng để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

🟢 Tư duy chiến lược 

Khả năng tư duy chiến lược có thể giúp Executive có tầm nhìn xa hơn, xác định các chiến lược tương lai và đưa ra quyết định đúng đắn. Việc tạo kế hoạch dài hạn và dự đoán tác động liên quan đến kinh tế, chính trị để đưa ra những quyết định kịp thời là một trong những yếu tố mang đến sự thành công cho doanh nghiệp.

🟢 Am hiểu về thị trường và đối thủ 

Sự hiểu biết sâu về thị trường và đối thủ sẽ giúp Executive dự đoán xu hướng và xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp. Điều này cũng giúp họ tối ưu hóa cơ hội và đối phó với thách thức trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến đổi!

🟢 Khả năng đa nhiệm

Trong môi trường đầy thách thức và cạnh tranh như hiện nay, không chỉ nhân viên có cấp bậc thường mà ngay cả Executive cũng cần phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Khả năng đa nhiệm (multi-tasking) có thể giúp họ quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả, đảm bảo tiến độ và hoàn thành mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

📍 Kết luận

Sau bài viết trên, bạn có thể đã hiểu hơn về Executive là gì, vai trò và tầm ảnh hưởng của họ quan trọng thế nào trong tổ chức. Vị trí Executive không đơn giản chỉ là một cấp bậc trong mô hình doanh nghiệp, mà còn mang trong mình trọng trách  thúc đẩy doanh nghiệp đi lên bằng cách định hình chiến lược với tầm nhìn dài hạn. Không những thế, họ còn là người  tạo động lực cho đội ngũ và xây dựng văn hóa tập thể, giúp doanh nghiệp vươn lên củng cố vị trí trên thương trường! Nếu bạn có mong muốn trở thành một Executive tài năng, thì hãy bắt đầu củng cố kiến thức và kỹ năng chuyên môn ngay từ bây giờ nhé!

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.