Học khối D làm nghề gì? Các ngành dễ xin việc lương cao khối D

hoc-khoi-d-lam-nghe-gi
Học khối D làm nghề gì?

Việc chọn khối thi nói chung và ngành học nói riêng là một quyết định quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp trong tương lai. Chọn khối học có đào tạo nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực và mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn tập trung và phát huy tối đa năng lực của mình.

Ngược lại, nếu chọn sai, có thể dẫn đến nhiều nỗi buồn và thất vọng trong cuộc sống. Vì vậy, sự lựa chọn này cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định.

Trong bài viết này, CakeResume sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi “Học khối D làm nghề gì?” và “Các ngành dễ xin việc khối D gồm những công việc nào?”.

Khối D gồm những môn thi nào?

Khi xác định theo học khối nào thì bạn cũng cần tham khảo thêm những tổ hợp và môn thi của khối đó. Chẳng hạn như khối D thường sẽ là tổ hợp Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2017 trở đi, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở rộng lên đến 99 tổ hợp nhằm tạo điều kiện cho các bạn học sinh theo đuổi đam mê và chọn khối học đúng sở trường, thế mạnh của mình. Vì thế, để xác định "Khối D làm nghề gì" thì trước tiên bạn cần biết được đâu là những môn thi cần xét tuyển.

Top 10 tổ hợp thi khối D phổ biến nhất: 

  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • Khối D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • Khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
  • Khối D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh
  • Khối D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
  • Khối D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh

Học khối D làm nghề gì?

Bên cạnh sự đa dạng trong việc lựa chọn môn học, khối D còn đào tạo các ngành dễ xin việc và đầy triển vọng trong tương lai. Đặc biệt là D1 - tổ hợp môn đào tạo nghề nghiệp có đặc thù sử dụng tiếng Anh nhiều nhất trong tất cả các khối học. Thế nên, bạn không cần phải lo lắng về việc không biết học khối D1 làm nghề gì đâu!

Nhóm ngành Sư phạm

Ngành sư phạm là ngành được nhiều bạn học khối D lựa chọn sau khi tốt nghiệp vì nhu cầu tuyển nhân lực của nghề này khá cao. Đây cũng là câu trả lời nhận được nhiều nhất của câu hỏi "Học khối D làm nghề gì?".

Học khối D thì làm nghề giáo viên dạy các môn Văn học-Xã hội ở trường học là rất phù hợp. Tuy nhiên, nếu muốn kiếm thu nhập cao hơn, bạn có thể cân nhắc các vị trí giáo viên dạy ngoại ngữ ở trung tâm hay thậm chí dạy ngoại ngữ online. 

📍 Tham khảo ngay cách tạo CV online cho giáo viên!

Nhóm ngành Kinh tế

Khi nhắc đến các ngành dễ kiếm việc làm lương cao, không thể không nhắc đến công việc thuộc nhóm kinh tế như: nhân viên kinh doanh, nhân viên ngân hàng, kế toán, tài chính,... Đây đều là các ngành nghề khối D mũi nhọn, mà bao bạn trẻ Gen Z theo đuổi.

hoc-kinh-te-ra-lam-gi
Đọc thêm: Các trường đại học kinh tế tốt ở Việt Nam

Nhóm ngành Truyền thông

Có thể nói nhờ các ngành học khối D rất đa dạng, và có liên kết với nhau, nên dân khối D ra trường làm nghề đúng ngành hay trái ngành đều được.

Chỉ riêng nhóm ngành truyền thông đã có rất nhiều công việc có mức lương “ổn áp”, chẳng hạn như: quản lý sự kiện, marketing, báo chí, quan hệ công chúng, nhà xuất bản sách, v.v.

Nhóm ngành Ngoại ngữ

Sự thật là không phải tất cả các ngành nghề khối D đều mang đến cơ hội tốt. Tuy nhiên, nếu học khối D1 làm nghề có liên quan đến ngoại ngữ, thì bạn sẽ có triển vọng phát triển bền vững, đặc biệt với những vị trí biên phiên dịch hoặc làm việc trong các tập đoàn quốc tế.

Ngoại ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn có thể tiếp thu được kiến thức của nhiều nền văn hóa khác nhau, từ đó giúp mở mang tầm mắt và các mối quan hệ xã hội.

Nhóm ngành Văn hoá-Du lịch

Vì được đào tạo trong môi trường sử dụng ngoại ngữ và trang bị kiến thức về văn hóa, lịch sử nên nếu hỏi các bạn học khối D làm nghề gì tốt, thì hướng dẫn viên du lịch rất thích hợp!

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm hướng dẫn viên tham quan bảo tàng, phụ trách giới thiệu sự kiện lịch sử, phong tục tập quán để du khách hiểu thêm về nền văn hóa lâu đời của đất nước ta.

Nhóm ngành Công nghệ thông tin

Hiện nay, nhóm ngành công nghệ thông tin không còn là sự lựa chọn chỉ dành cho dân khối A nữa. Xu hướng hội nhập quốc tế ngày nay đã khiến Bộ Giáo dục quyết định mở rộng cơ hội theo đuổi nghề công nghệ cho các bạn học khối D!

Thế nên, học khối D ra trường làm nghề hot và đòi hỏi kỹ năng phân tích và tư duy phản biện như: BA, Data Analyst, PM,....là xu hướng hiện nay của giới trẻ!

nganh-nghe-hot-viet-nam
Dự đoán 7 ngành nghề hot trong tương lai

Các ngành dễ xin việc khối D

1. Nhân viên Marketing 

Là một trong những công việc có mức lương cao và ổn định, Marketing chính là câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi "Học khối D làm nghề gì sau này?".

Trong thời đại công nghệ 4.0, đa phần chuyên viên Marketing sẽ quảng bá sản phẩm và thúc đẩy giá trị thương hiệu đến người tiêu dùng bằng con đường tiếp thị số-Digital Marketing.

Vì thế, dù Marketing là một trong các ngành dành cho khối D, nhưng bạn cũng đừng chủ quan, mà hãy cố gắng mở rộng kiến thức, cập nhật sự chuyển biến liên tục của lĩnh vực này nhé!

2. Content Writer

Content writer là công việc giúp doanh nghiệp giữ chân và mang giá trị đến cho khách hàng bằng việc sản xuất nội dung nền tảng số như: blog, video, infographic,... Tuy thuộc các ngành nghề khối D dễ xin việc nhất hiện nay, Content Writer cũng là một vị trí có tính cạnh tranh cao. 

content-marketing-la-gi
Content Marketing làm gì?

3. Social Media

Học khối D làm nghề gì để dễ thích nghi trong một xã hội có tính cạnh tranh cao như hiện nay? Nếu còn phân vân, hãy chọn ngay nhân viên Social Media bạn nhé!

Đây là công việc phụ trách quản lý các nền tảng xã hội của công ty như Instagram, Facebook, Tiktok, LinkedIn,... Do đó, Social Media thuộc các ngành dễ kiếm việc làm và là một trong các nghề khối D, không thể thiếu của bất kì doanh nghiệp nào nếu muốn gia tăng tương tác, đảm bảo hình ảnh, nội dung thông điệp được truyền tải đúng đến khách hàng.

4. Quản lý dự án

Nếu nói về các ngành dễ kiếm việc làm lương cao hiện nay thì không thể bỏ qua nghề Quản lý dự án hay còn được gọi là PM (Project Manager).

Công việc của PM là xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, phân bổ ngân sách, nhân sự hợp lý, giám sát tiến độ và thực hiện báo cáo thống kê với giám đốc. Do chính sách quốc tế hóa, nên học ban D làm nghề PM sẽ có lợi thế về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và làm việc nhóm với những người có nền văn hóa khác nhau.

5. Nhân sự

Nhiều bạn thắc mắc khối D gồm những nghề nào? Trên thực tế, nghề khối D rất rộng. Bên cạnh các vị trí kể trên, không thể không nhắc đến nghề nhân sự.

Đây là lựa chọn thường gặp của các bạn trẻ khi được hỏi học khối D làm nghề gì! Với vai trò như cầu nối của doanh nghiệp và nhân tài, bộ phận nhân sự ngoài tuyển dụng ra, còn phụ trách thu hút, quản lý, đào tạo và sa thải nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trở thành chuyên viên tư vấn nhân sự, hỗ trợ tuyển dụng nhân viên cấp cao cho các tập đoàn lớn.

6. Chuyên viên kinh doanh

Chuyên viên kinh doanh hay còn gọi là nhân viên sale, là nguồn nhân lực không thể thiếu của bất kì doanh nghiệp nào. Vì họ chính là người khai thác nguồn khách hàng mới, giới thiệu và tiếp thị sản phẩm, là người trực tiếp tạo nên doanh số bán hàng cho công ty.

Chính vì nhu cầu tuyển dụng lớn, nên nghề sale luôn thuộc top ngành dễ xin việc và có nội dung công việc tương đối đa dạng trong số các ngành của khối D, nhưng còn tùy theo lĩnh vực kinh doanh của công ty.

7. Giáo viên ngoại ngữ

Trong số tất cả các ngành nghề khối D, ngành dễ xin việc nhất phải kể đến giáo viên ngoại ngữ.

Được đào tạo kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng giảng dạy sư phạm, các bạn học khối D có thể lựa chọn con đường trở thành giáo viên ngoại ngữ như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,... ở trường THPT hoặc trung tâm ngoại ngữ, tùy theo nguyện vọng.

8. Chuyên viên Business Analyst

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA) phân chia thành 2 nhóm: 

  • Nhóm thuần kỹ thuật: ý chỉ những bạn học ngành công nghệ thông tin.
  • Nhóm non-IT: bạn không cần hiểu biết quá sâu về kỹ thuật, mà sẽ phụ trách phân tích dữ liệu kinh doanh, cải thiện các vấn đề hiện có của doanh nghiệp.

Học khối D làm nghề BA cũng được coi là một trong những ngành có nhiều cơ hội nghề nghiệp - với mức lương hấp dẫn, tuy nhiên sẽ yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn và tư duy logic chắc chắn.

9. Nhân viên hành chính văn phòng

Nhân viên hành chính văn phòng thuộc bộ phận Hành chính-Nhân sự, thường đảm nhận công việc lễ tân đón khách, thu mua thiết bị văn phòng phẩm, sắp xếp lịch phòng họp, chuẩn bị và tuyên truyền nội quy công ty. Công việc này đòi hỏi tính tỉ mỉ và kỹ năng quản lý thời gian tốt, được coi là nghề nghiệp ổn định cho bất kỳ ai đặt câu hỏi học khối D làm nghề gì.

10. Giao dịch viên ngân hàng

Với vai trò là “bộ mặt đại diện” của ngân hàng, giao dịch viên ngân hàng là tiền tuyến phụ trách giúp khách hàng giải quyết những vấn đề phát sinh khi giao dịch, tư vấn gói dịch vụ phù hợp, đồng thời nâng cao độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.

Giao dịch viên hoặc các vị trí khác của ngân hàng đều là những công việc ổn định, giúp mang lại thu nhập tương đối cao và cơ hội thăng tiến tốt cho những bạn còn chưa biết học khối D làm nghề gì.

📍 Đừng quên tìm hiểu kỹ các kỹ năng cần có của công việc để học tập, trau dồi càng sớm càng tốt nhé!



📍Kết luận

Hãy nhớ rằng, con đường sự nghiệp là một hành trình dài hạn, cần đầy đủ sự quyết tâm và kiên trì, thế nên việc lựa chọn nghề nghiệp chỉ dựa vào yếu tố thu nhập và dễ tìm việc hay không là chưa đủ, thậm chí thường dẫn đến bỏ ngang!

Sở thích và năng lực của bạn mới chính là câu trả lời cho câu hỏi học khối D làm nghề gì, hay bất cứ ngành học nào khác. Nếu chưa biết cách định hướng nghề nghiệp phù hợp, hãy "mạnh dạn" tìm sự trợ giúp từ Mentor, các bài trắc nghiệm tính cách,... bạn nhé!

Đọc thêm: 3 bài trắc nghiệm nghề nghiệp giúp bạn hiểu rõ bản thân và chọn công việc phù hợp

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.