7 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng mà HR chuyên nghiệp cần có

ky-nang-phong-van-tuyen-dung
7 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng quan trọng

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng đóng vai trò then chốt trong quy trình tuyển dụng, và không chỉ giới hạn trong việc tìm kiếm hồ sơ, xếp lịch interview hay gửi email thông báo. Với nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau thì nhà tuyển dụng cần sở hữu khả năng quan sát, tư duy nhạy bén cùng kỹ năng phỏng vấn ứng viên chuyên nghiệp để đánh giá ai sẽ là người thích hợp nhất cho vị trí công việc và văn hóa công ty.

Nếu như các bạn ứng viên đã được hướng dẫn tips để săn “dream job”, thì ở bài viết này, CakeResume muốn chia sẻ về việc trau dồi các kỹ năng cần có của người phỏng vấn đóng vai trò quan trọng thế nào đối với con đường sự nghiệp thành công của người làm công tác tuyển dụng.

Vì sao cần trang bị kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng?

Trước tiên, kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng cho phép nhà tuyển dụng đặt câu hỏi hợp lý và khai thác thông tin cần thiết từ ứng viên. Nhờ đó, họ có thể tiến hành sàng lọc và lựa chọn những người phù hợp cho vị trí công việc một cách hiệu quả. Đồng thời, việc hiểu rõ nhu cầu công việc giúp nhà tuyển dụng sử dụng khả năng phân tích và nghiên cứu để tìm ra những thí sinh có tiềm năng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ các phòng ban.

Ngoài ra, kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân tài chất lượng, có năng lực và phù hợp với văn hóa công ty. Điều này cũng góp phần vào việc ổn định và phát triển tổ chức trong thời gian dài.

Một lợi ích quan trọng khác của kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là giảm thiểu sai sót trong quá trình tuyển nhân sự. Nhờ vào khả năng đặt câu hỏi chi tiết và tư duy nhạy bén, chuyên viên HR có thể ra quyết định tuyển dụng đúng đắn, từ đó cải thiện tỷ lệ tuyển nhầm, giúp tránh lãng phí thời gian và chi phí đào tạo không cần thiết, đồng thời đảm bảo rằng chỉ những ứng viên thực sự phù hợp mới được doanh nghiệp lựa chọn.

Xem thêm: Cách tuyển dụng hiệu quả để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

7 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

1. Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp

Kỹ năng này giúp nhân viên HR hiểu rõ câu trả lời và ý kiến của các thí sinh trong buổi phỏng vấn. Thông qua khả năng lắng nghe tốt và giao tiếp hiệu quả, HR cũng có thể tạo nên bầu không khí thoải mái và khuyến khích các bạn chia sẻ thêm về các thông tin quan trọng, đồng thời truyền đạt tốt thông tin cần thiết giúp ứng viên hiểu rõ hơn về vị trí công việc cũng như chính sách của công ty.

2. Kỹ năng đánh giá

Một trong những kỹ năng nhà tuyển dụng cần có là khả năng đánh giá đúng đắn về năng lực và tiềm năng của ứng viên dựa trên thông tin và sự tương tác trong quá trình phỏng vấn. Điều này đòi hỏi người làm HR phải nắm vững kiến thức chuyên môn và mục tiêu tuyển dụng, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về điểm mạnh-yếu của từng người, đề xuất ý kiến tham khảo hợp lý cho các phòng ban trước khi ra quyết định tuyển chọn ứng viên.

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Đây là một kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng giúp bộ phận HR có thể kiểm soát lượng thời gian cần thiết cho mỗi khâu như xem xét hồ sơ, hẹn lịch phỏng vấn, chuẩn bị câu hỏi và đánh giá sau phỏng vấn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn và ứng viên trao đổi những thông tin quan trọng, đồng thời đảm bảo toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

email-moi-phong-van
Được tạo bởi CakeResume

4. Tư duy nhạy bén

Tư duy nhạy bén là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng, giúp bạn phân tích và hiểu sâu hơn về ngôn ngữ cơ thể của ứng viên. Từ cử chỉ, nét mặt, giọng điệu trong buổi phỏng vấn mà bạn có thể đánh giá độ tự tin, sự chân thật và tốc độ thích nghi của từng cá nhân với công việc. Điều này cũng giúp họ xác định được mức độ phù hợp của thí sinh với vị trí công việc, từ đó có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định tuyển chọn sáng suốt.

5. Khả năng đặt câu hỏi

Khả năng đặt câu hỏi phù hợp là một kỹ năng phỏng vấn và tuyển dụng chuyên nghiệp mà bất kỳ nhân viên HR nào như bạn cũng cần trang bị cho mình. Nhờ khả năng sử dụng câu hỏi một cách thông minh, bạn có thể khám phá các khía cạnh quan trọng như khả năng xử lý vấn đề, tư duy logic, năng lực sáng tạo,... giúp tạo ra và đảm bảo cuộc đối thoại chất lượng và cung cấp thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về khả năng làm việc và sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc thông qua các câu trả lời rõ ràng và chân thật.

6. Năng lực đàm phán

Năng lực đàm phán là yếu tố không thể thiếu trong quá trình diễn ra phỏng vấn với ứng viên. Với kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng này, bạn có thể thương lượng và đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên, đặc biệt là khi đàm phán về mức lương, các phúc lợi và các điều khoản liên quan đến công việc và công ty. Bên cạnh đó, kỹ năng đàm phán giúp họ tìm ra điểm mạnh-yếu của từng cá nhân, từ đó cân nhắc đề xuất phúc lợi hấp dẫn để giữ chân nhân tài.

7. Phân tích và nghiên cứu

Kỹ năng phân tích và nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyển người, đặc biệt là bước hiểu rõ nhu cầu công việc từ các phòng ban. Việc nghiên cứu và so sánh thông tin hồ sơ, lựa ra các thí sinh phù hợp với yêu cầu, giúp bộ phận HR có thể nhanh chóng sàng lọc và đảm bảo rằng chỉ những người có tiềm năng cao nhất được mời tham gia interview, giúp tiết kiệm thời gian và năng lực của cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Đây cũng là kỹ năng của người phỏng vấn giàu kinh nghiệm mà các bạn HR trẻ cần học hỏi thêm!

Kỹ năng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Đánh giá ứng viên sau phỏng vấn đóng vai trò then chốt trong quy trình tuyển chọn người tài, đồng thời cũng là kỹ năng của nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Việc phân tích kỹ lưỡng các thông tin thu thập được từ buổi interview, nhận xét kỹ năng, kinh nghiệm và mức độ phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc chính là công tác đánh giá ứng viên sau phỏng vấn. Đồng thời, bạn cũng cần đánh giá cả về những khía cạnh như tính cách, thái độ và khả năng làm việc nhóm của ứng viên để đi đến quyết định tuyển chọn cuối cùng.

Việc đánh giá ứng viên sau buổi phỏng vấn cũng bao gồm việc so sánh các ứng viên với nhau. Nhân viên HR cần so sánh mức độ phù hợp và tiềm năng của từng ứng viên với yêu cầu công việc. Điều này giúp xác định ứng viên tốt nhất cho vị trí công việc và đảm bảo sự phát triển lâu dài của tổ chức.

Ngoài ra, kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng này còn yêu cầu sự nhận xét khách quan, đưa ra kết quả đánh giá dựa trên các tiêu chí đã được đặt trước, từ đó có được kết quả công tâm và công bằng nhất cho các ứng viên ứng tuyển. 



📍Kết luận

Người làm HR như bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng cần có của người phỏng vấn để trở thành nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và năng suất. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng không chỉ dừng lại ở việc hẹn lịch phỏng vấn với ứng viên, mà còn được thể hiện ngay từ bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn như xem xét hồ sơ phù hợp, đăng tải tin tuyển dụng thu hút ứng viên, sắp xếp lịch hẹn, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn kỹ lưỡng, v.v.

Việc rèn luyện kỹ năng phỏng vấn cho nhà tuyển dụng có thể giúp công ty nhanh chóng tìm kiếm được nhân tài phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa của tổ chức, xây dựng đội ngũ nhân viên tài năng, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày một phát triển.

CakeResume giúp doanh nghiệp tối ưu quá trình tìm kiếm ứng viên trong thời gian ngắn nhất với mạng lưới xuyên quốc gia cùng công nghệ chọn lọc thông minh. Tạo tài khoản ngay hôm nay để khám phá các giải pháp tuyển dụng hiệu quả và thu hút nhân tài tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. 

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---


Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.