Performance Marketing là gì? Tiếp thị tối ưu hóa hiệu suất sao cho hiệu quả?

performance-marketing-la-gi
Các kênh Performance Marketing hiệu quả

Nếu như bạn đang ấp ủ định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing, mong muốn tìm kiếm một cơ hội đầy tiềm năng và thử thách, thì Performance Marketing có thể là lựa chọn hoàn hảo.

Ở Việt Nam, lĩnh vực này đang phát triển mạnh mẽ với nhu cầu tuyển dụng cao cho các vị trí như Performance Marketing Manager; Performance Marketing Specialist; Performance Marketing Analyst.

Trong bài viết này, hãy cùng CakeResume khám phá Performance Marketing là gì, cơ hội việc làm Performance Marketing và cách mà hiệu suất tiếp thị và ROI trở thành “kim chỉ nam” cho chiến lược Marketing này nhé! 

Performance Marketing là gì?

Định nghĩa Performance Marketing

Performance Marketing có nghĩa là tiếp thị dựa trên hiệu suất. Thuật ngữ này nói đến chiến lược Marketing tập trung vào việc đo lường và tối ưu hóa hiệu quả thực tế của các hoạt động Marketing. Các doanh nghiệp sẽ trả tiền cho nền tảng quảng cáo hoặc các agency khi đạt được các mục tiêu cụ thể như:

  • Tăng lượt truy cập website
  • Thu hút leads (khách hàng tiềm năng)
  • Tăng doanh thu bán hàng

📍 Nếu chưa biết Agency là gì, hãy xem ngay bài viết này nhé!

Performance trong Marketing là gì?

Performance có nghĩa là hiệu suất, hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Performance có thể được đo lường và theo dõi thông qua:

  • Lượng truy cập website
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Số lượng khách hàng tiềm năng (lead)
  • Doanh thu bán hàng
  • Lợi tức đầu tư (ROI)

Nói chung, Performance trong Marketing giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch tiếp thị sao cho phù hợp.

Digital performance Marketing là gì?

Digital Performance Marketing, hay tiếp thị hiệu suất số, là một nhánh của Digital Marketing tập trung vào việc đo lường và tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch tiếp thị trên mọi nền tảng kỹ thuật số. Nói cách khác, người làm nghề Digital Performance Marketing sẽ chỉ tập trung vào những kênh quảng cáo trực tuyến mang lại kết quả cụ thể và đo lường được, đóng góp trực tiếp vào các mục tiêu kinh doanh.

Các kênh Performance Marketing phổ biến là gì? 

Performance Marketing có thể được áp dụng hiệu quả với nhiều kênh Marketing khác nhau. Lựa chọn kênh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp thị và tối ưu hóa ngân sách. Dưới đây là một số kênh Performance Marketing phổ biến và ví dụ:

🔖 Quảng cáo tìm kiếm (Search Ads)

  • Google Ads: Nền tảng quảng cáo phổ biến nhất, cho phép hiển thị quảng cáo khi người dùng Google tìm kiếm thông tin.
  • Bing Ads: Nền tảng quảng cáo của Microsoft, hoạt động tương tự như Google Ads.

🔖 Quảng cáo hiển thị (Display Ads)

  • Google Display Network: Hiển thị quảng cáo banner, video, text trên mạng lưới website đối tác của Google.
  • Facebook Ads: Hiển thị quảng cáo banner, video, text trên Facebook và Instagram.

🔖 Quảng cáo mạng xã hội (Social Media Ads)

  • Facebook Ads: Hiển thị quảng cáo banner, video, text trên Facebook và Instagram.
  • Youtube Ads: Hiển thị quảng cáo video trước, trong hoặc sau video Youtube.

🔖 Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

 🔖 Email Marketing

  • Gửi Email Marketing đến khách hàng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và thúc đẩy mua hàng.

🔖 SEO (Search Engine Optimization)

  • Tối ưu hóa nội dung website để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, nhờ đó thu hút traffic miễn phí.
seo-la-nghe-gi
Đọc thêm: 5 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng SEO thường gặp

Cách thức hoạt động của Performance trong Marketing là gì?

Nguyên tắc cơ bản của Performance Marketing khá đơn giản. Các chiến dịch được xây dựng dựa trên thỏa thuận kinh doanh giữa nhà quảng cáo (thương nhân, nhà bán lẻ) và nhà xuất bản / phân phối (đại lý tiếp thị, chi nhánh), nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên. 

Tuy nhiên, trong Digital Performance Marketing, ngoài 2 đơn vị chính trên, còn 2 nền tảng khác cũng đóng vai trò không kém quan trọng. 

1. Nhà bán lẻ và Thương gia (Retailers & Merchants)

Đây là đơn vị đóng vai trò nhà quảng cáo. Nhà bán lẻ và thương gia thường chủ động xác định mục tiêu Marketing, ngân sách và cung cấp thông tin và nội dung quảng bá cho nhà phân phối và nhà xuất bản. 

Hiểu được Performance Marketing là gì sẽ giúp bạn thấy rằng các doanh nghiệp ứng dụng điều này thành công nhất thường thuộc các ngành như: thực phẩm, chăm sóc sức khỏe/sắc đẹp, thời trang, F&B,… Lý do là bởi vì người tiêu dùng hiện đại có xu hướng tham khảo và tin tưởng những đánh giá về sản phẩm, dịch vụ từ KOL/KOC hoặc người dùng trước khi mua hàng.

2. Nhà phân phối và Nhà xuất bản (Affiliates & Publishers)

Vai trò của Affiliates và Publishers là “đối tác Marketing”. Công việc Performance Marketing của bên này là hỗ trợ Retailers & Merchants quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Affiliates & Publishers tồn tại dưới nhiều dạng thức, ví dụ như trang web, mạng quảng cáo, công ty quảng cáo, ứng dụng, blog, tài khoản mạng xã hội.

Vì thế để thành công trong nghề Performance Marketing, bạn cần có hiểu biết về tất cả những cách mà các đối tác Marketing khác nhau hoạt động. KOLs hay Influencers là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, là ví dụ về một nhà xuất bản trong Performance Marketing.

Họ sẽ giúp quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến những người theo dõi thông qua những content mình sáng tạo. Đổi lại, họ thường là người đầu tiên được trải nghiệm sản phẩm mới, nhận được những offer, đề nghị độc quyền từ nhãn hàng và những buổi giveaway tặng quà hay mã giảm giá cho người theo dõi.

3. Mạng liên kết và Nền tảng theo dõi (Affiliate Networks & Tracking Platforms)

Các Networks và Tracking Platform chính là “sàn giao dịch” và công cụ theo dõi hiệu suất cho các bên, nhất là trong Digital Performance Marketing. 

Một số vai trò chính của của Affiliate Networks (như ShareASale, Shopee Vietnam Affiliate Program, Lazada Vietnam Affiliate Program) bao gồm:

  • Kết nối Retailers & Merchants với Affiliates & Publishers.
  • Cung cấp các công cụ giúp Affiliates & Publishers quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
  • Theo dõi, quản lý thông tin của khách hàng, số lượt nhấp chuột,...
  • Trả hoa hồng cho nhà  Affiliates & Publishers dựa vào hiệu suất công việc Performance Marketing của họ.

Trong khi đó, các Tracking Platforms (như Google Analytics, HubSpot, Mixpanel,...) sẽ được sử dụng với các mục đích như:

  • Theo dõi hiệu quả của các công việc Performance Marketing.
  • Cung cấp dữ liệu về lượt truy cập website, lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu bán hàng...
  • Giúp Retailers & Merchants tối ưu hóa chiến dịch và tăng hiệu quả.

4. Đơn vị quản lý các chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Managers & OPMs)

Affiliate Managers và OPMs là những người làm nghề Performance Marketing. Nhiệm vụ của họ là quản lý chương trình tiếp thị liên kết cho doanh nghiệp, tìm kiếm Affiliates & Publishers phù hợp, xây dựng các mối quan hệ, theo dõi performance, và thanh toán hoa hồng.

Việc thuê các đơn vị hoặc agent để quản lý riêng các chương trình Affiliate Marketing có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí/thời gian và tăng hiệu quả Performance Marketing.

Mô tả công việc Performance Marketing

Việc làm Performance Marketing có thể thay đổi tùy vào công ty và ngành công nghiệp cụ thể, nhưng vai trò này thường được gọi chung là Performance Marketing Specialist hoặc Executive.

specialist-la-gi
Sự khác nhau giữa specialist, generalist và executive

Tuy nhiên ở Việt Nam, thuật ngữ "executive" thường được dùng cho vị trí chuyên viên, tương tự với "specialist".

Công việc của Performance Marketing Executive nhìn chung là: 

1. Lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch Performance Marketing:

  • Xác định mục tiêu dựa trên KPIs và mục tiêu kinh doanh.
  • Nghiên cứu thị trường và đối tượng mục tiêu.
  • Lựa chọn kênh Marketing phù hợp.
  • Phân bổ ngân sách cho các kênh Marketing khác nhau.
  • Theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch.

2. Quản lý và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch:

  • Phân tích dữ liệu performance.
  • Thử nghiệm để tối ưu hóa performance.
  • Báo cáo kết quả chiến dịch.

Mức lương chưa kể hoa hồng của Performance Marketing Executive ở Việt Nam dao động từ 10-30 triệu VNĐ/tháng, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và quy mô công ty.

Bạn có thể tìm kiếm và tham khảo mức lương của các công việc Performance Marketing trên các trang web tìm việc uy tín như CakeResume, Vietnamworks, TopCV,...



📍 Kết luận:

Bài viết này đã định nghĩa Performance Marketing là gì và giải thích cách thức hoạt động của loại hình tiếp thị này.

Nếu bạn là người đang tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực Performance Marketing hoặc Digital Marketing nói chung, một số nguồn tài liệu và khóa học trực tuyến có thể sẽ rất hữu ích để bạn trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích dữ liệu và khả năng thích ứng nhanh với thị trường. Chúc bạn thành công!

Đọc thêm: Cẩm nang tự học Digital Marketing hiệu quả dành cho người mới

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.