Cẩm nang quy trình sa thải nhân viên đúng luật cho doanh nghiệp

sa-thai-nhan-vien
Thủ tục sa thải nhân viên đúng luật

Sa thải nhân viên là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với người lao động. Vậy doanh nghiệp được phép sa thải nhân sự trong trường hợp nào theo Luật lao động? Quy trình sa thải nhân viên ngay lập tức đúng luật hiện nay là gì và diễn ra như thế nào? 

Đây đều là những câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Hãy cùng CakeResume tìm hiểu thủ tục sa thải nhân viên đúng luật ngay trong bài viết này nhé!

Sa thải là gì?

Theo Điều 125, Bộ luật Lao động 2019, sa thải được coi là một trong 3 hình thức xử lý kỷ luật người lao động. Trong đó, sa thải nhân viên ngay lập tức là hình thức kỷ luật nặng nhất dành cho nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm ở mức độ lỗi nặng, gây thiệt hại tài sản, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và các nhân sự trong công ty. Hình thức kỷ luật này bao gồm việc đình chỉ tạm thời hoặc chấm dứt vĩnh viễn hợp đồng lao động đối với cá nhân hoặc tập thể vi phạm lỗi nghiêm trọng.

Không chỉ “layoff" có nghĩa là sa thải, mà trong tiếng Anh còn nhiều từ và cụm từ khác nhau như: fire, let someone go, terminate, furlough. Tuy cùng một nghĩa “sa thải nhân viên” nhưng những từ này lại có cách sử dụng khác nhau. Cụ thể trong trường hợp công ty cắt giảm nhân viên để giảm chi phí hoặc tái cấu trúc nhân sự, họ sẽ dùng từ “layoff, let someone go, terminate, furlough”, còn từ “fire” lại ám chỉ nhân viên bị đuổi việc do mắc lỗi.

Đọc thêm: Lay off là gì? Cắt giảm nhân sự hay bị sa thải đáng sợ hơn?

Những trường hợp sa thải nhân viên

Trong Điều 125, Bộ luật Lao động 2019, công ty muốn sa thải nhân viên ngay lập tức khi và chỉ khi người đó vi phạm một trong số các lỗi sau:

  • Có hành vi tham ô, trộm cắp, đánh bạc, sử dụng ma túy và cố ý gây thương tích ở nơi làm việc. 
  • Cố ý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
  • Cố ý tiết lộ các bí mật về công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc có hành vi đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản và lợi ích doanh nghiệp.
  • Có hành vi quấy rối đồng nghiệp tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động. 
  • Đã bị xử lý kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức nhưng vẫn tiếp tục tái phạm trong thời gian chịu hình thức kỷ luật cũ. 
  • Tự ý nghỉ việc 5 ngày liên tiếp trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. 

Ngoài ra, trên thực tế có một số trường hợp sa thải nhân viên khác mà công ty và phòng Nhân sự có thể xem xét sa thải công nhân, người lao động như: 

  • Khi nhân viên không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra, hiệu suất làm việc kém. 
  • Nhân viên vi phạm các quy định, nội quy hoặc chính sách nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp có thể sa thải nhân viên khi người đó có hành vi không đúng mực gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc hoặc quan hệ lao động. 
  • Công ty đang trong quá trình cắt giảm quy mô, tái cấu trúc tổ chức dẫn đến việc “lay off" để giảm thiểu chi phí hoặc tối ưu hóa hiệu suất.

Lưu ý:

Đối với những lý do như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, bản thân, người thân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế trực tiếp khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Hoặc những trường hợp khác được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì công ty không được phép sa thải công nhân, người lao động.

kpi-la-gi
Cách xây dựng KPI doanh nghiệp cần biết

Quy trình sa thải nhân sự đúng luật

Cách sa thải nhân viên đúng luật theo Điều 122, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 70, Nghị định 145/2020/NĐ-CP  tại doanh nghiệp bao gồm những lưu ý sau:

Về thời gian thực hiện

Điều 123, Bộ luật Lao động đã ban bố quy định sa thải nhân viên yêu cầu doanh nghiệp cần có khoảng thời gian đánh giá và nhận xét, cụ thể:

  • Hình thức vi phạm thông thường: Có thời hiệu bằng 6 tháng kể từ khi người lao động có hành vi vi phạm.
  • Hình thức vi phạm gây tổn thất tài sản, tài chính, tiết lộ bí mật của doanh nghiệp liên quan đến công nghệ và kinh doanh: Có thời hiệu bằng 12 tháng kể từ khi người lao động vi phạm.
  • Trong một số trường hợp, thời hiệu có thể kéo dài hơn nhưng không được phép quá 60 ngày tính từ ngày doanh nghiệp phát hiện nhân viên của mình vi phạm.

Quy trình sa thải nhân viên đúng luật

Khi tiến hành sa thải nhân viên, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng trình tự và thủ tục sa thải nhân viên được quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động gồm các bước sau:

Bước 1: Phát hiện và lập biên bản về hành vi vi phạm kỷ luật lao động

Thủ tục sa thải nhân viên khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đó là doanh nghiệp, phòng Nhân sự sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm ngay lập tức. Sau đó thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên hoặc  người đại diện theo pháp luật của người lao động trong trường hợp chưa đủ 15 tuổi. 

Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì cần thực hiện thu thập chứng cứ xác minh lỗi của người lao động.

tieu-chi-danh-gia-nhan-su
Đọc thêm: Cách đánh giá nhân viên hiệu quả

Bước 2: Chuẩn bị họp xử lý kỷ luật lao động

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, quy trình sa thải nhân sự ở bước 2 diễn ra như sau:

  • Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động. Các thành phần tham dự họp này sẽ nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. 
  • Khi nhận được quyết định sa thải nhân viên của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp cần phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. 
  • Nếu một trong các thành phần phải tham dự vắng mặt, không thể tham dự theo thời gian, địa điểm trong thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ cùng nhau thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một trong các bên vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động sẽ quyết định thời gian, địa điểm họp và tiến hành phiên họp kỷ luật theo đúng thủ tục sa thải nhân viên. 

Bước 3: Mở phiên họp xét kỷ luật

Người sử dụng lao động tiến hành mở phiên họp xét kỷ luật áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động có hành vi vi phạm. Thủ tục sa thải nhân viên trong phiên họp này có một số lưu ý sau:

  • Người sử dụng lao động tiến hành kiểm tra thành phần người tham dự, đảm bảo tất cả những người liên quan có mặt tại cuộc họp. 
  • Trong quá trình họp, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động. 
  • Nội dung cuộc họp kỷ luật, sa thải nhân viên phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp. Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản phải nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Bước 4: Ban hành quyết định sa thải nhân viên

Trong thời hạn xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động ra quyết định áp dụng biện pháp kỷ luật hoặc sa thải đối với người lao động và phải gửi các quyết định này cho các bên liên quan.

Trường hợp người xử lý kỷ luật sa thải hoặc người ký quyết định sa thải không đúng thẩm quyền thì việc sa thải nhân viên của doanh nghiệp đối với người lao động là không đúng quy định. Doanh nghiệp có thể bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sa thải nhân viên không đúng quy định.

Mẫu quyết định sa thải nhân viên

CÔNG TY …………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: ………………
………., ngày … tháng … năm … …

QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Về việc: Sa thải ông/bà ……………

Căn cứ Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Nội quy lao động của Công ty ......................................................;

Căn cứ kết quả phiên họp xử lý kỷ luật lao động ông/bà ………………… diễn ra ngày …. tháng …. năm……,

GIÁM ĐỐC CÔNG TY ………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử lý kỷ luật lao động ông/bà …………………………………….

Hiện đang công tác tại: ………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………...

Hình thức kỷ luật: Sa thải.

Do mắc phải sai phạm: ......………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mọi quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan của ông/bà …………………… được Công ty giải quyết đến hết ngày…… tháng …… năm …….

Chậm nhất trước ngày….. tháng ….. năm ……, ông/bà ………………… có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công cụ, dụng cụ, tài sản và công việc cho phòng ……………………..

Ông/bà ……………….. và các bộ phận liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:
- Ông/bà ………………;
- Ban Giám đốc Công ty;
- Phòng………………..;
- Lưu: VP, HS.
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


📍 Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc về “Sa thải là gì? Quy trình sa thải nhân viên đúng luật” để đảm bảo quyền lợi hai bên. Hy vọng bài viết của CakeResume đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết giúp ích cho công việc và doanh nghiệp của bạn trong quá trình quản lý nhân sự trong thời gian tới!

Đọc thêm: Employee turnover là gì? Bí quyết giữ chân nhân viên giỏi cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ headhunter giàu kinh nghiệm của CakeResume để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.

--- Tác giả bài viết: Chloe Tran ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.