Lay-off là gì? 5 bước cần làm để vượt qua cắt giảm nhân sự thành công

lay-off-la-gi
Nên làm gì trước làn sóng layoff?

Khi ai đó nói mình bị lay off nghĩa là họ bị công ty đơn phương chấm dứt hợp động lao động do khó khăn tài chính hay cải tổ cơ cấu tổ chức. 

Ngày nay, không khó để nhìn thấy các bài báo đưa tin về những cuộc cắt giảm nhân sự với quy mô lớn, từ các ông lớn công nghệ cho tới các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực tiêu dùng hay khách sạn, nhà hàng. Mặc dù đây không còn là vấn đề mới mẻ, song nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa cắt giảm nhân sự và sa thải nhân sự (get fired/firing).

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra điểm khác nhau giữa lay off và get fired là gì, cũng như cách bạn có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân để vượt qua làn sóng lay off. 

Lay off là gì?

Khái niệm lay off

Lay off là một hình thức chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương từ phía doanh nghiệp khi công ty không còn cần đến một vị trí hoặc bộ phận nào đó hoặc vì đang gặp khó khăn về tài chính nên phải cắt giảm lực lượng lao động để tồn tại.

Lay off có thể là vĩnh viễn nhưng cũng có thể chỉ là phương án tạm thời khi hoạt động kinh doanh ảm đạm và sau đó vẫn tuyển dụng lại nhân viên khi mọi việc ổn định hơn.

Theo Layoffs.fyi, website theo dõi số liệu cắt giảm nhân sự của các công ty công nghệ, tính đến năm 2022 đã có ít nhất 154 nghìn nhân viên mất việc do lay off. “Các con số này thậm chí có thể cao hơn những gì được ghi trong báo cáo”, Roger Lee - người sáng lập Layoff.fyi cho biết, “Vì không phải cuộc lay off nào cũng được thông báo công khai”.

Cho tới tháng 10 năm 2023, có hơn 102 nghìn nhân viên công nghệ bị cho thôi việc đến từ các ông lớn như Meta, Google, Microsoft, Amazon, IBM, v.v.

Cắt giảm nhân sự hay bị sa thải đáng sợ hơn? 

Mặc dù đều là những thuật ngữ ám chỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên nhưng giữa "lay off" (cắt giảm nhân sự) và "get fired" (bị sa thải) có những điểm khác biệt mà ai cũng nên biết để bảo vệ quyền lợi của bản thân. 

Bị lay off/laid-off nghĩa là khi doanh nghiệp chấm dứt công việc của người lao động vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của họ, thường xảy ra trong những thời điểm nền kinh tế đòi hỏi công ty phải thay đổi cơ cấu nhân sự. Những lý do điển hình dẫn tới cắt giảm nhân sự bao gồm:

  • Thay đổi nhu cầu kinh doanh
  • Tái cơ cấu
  • Mua lại hoặc sáp nhập với công ty khác
  • Không đáp ứng đủ các khoản trợ cấp lương cho nhân viên
  • Khối lượng công việc giảm
  • Giảm quy mô doanh nghiệp

Trong khi đó, get fired có nghĩa là bị sa thải trong tiếng Anh - và là quyết định được đưa ra dựa trên đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên hoặc vì vi phạm nội quy công ty. Việc bị sa thải có thể gây bất lợi cho quá trình tìm việc của bạn sau này.

tieu-chi-danh-gia-nhan-su
10 tiêu chí đánh giá nhân sự nhà quản lý cần biết

Nhân viên mất việc do lay off nghĩa là họ vẫn có thể nhận được tiền trợ cấp thôi việc từ công ty trong một thời gian ngắn sau khi chấm dứt hợp đồng hoặc được hỗ trợ tìm việc làm mới. Còn trong trường hợp bị sa thải, người lao động thường sẽ không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ công ty đã sa thải họ.

Cần làm gì trong tình huống cắt giảm nhân sự?

Nếu công ty của bạn sắp thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc bạn được thông báo rằng mình nằm trong danh sách lay off, thì cách tốt nhất để vượt qua làn sóng layoff là gì?

1. Đảm bảo quyền lợi cá nhân

Trước tiên, bạn cần xem xét cẩn thận các giấy tờ thông báo chi tiết về ngày làm việc cuối cùng cũng như các quyền lợi bạn sẽ nhận được trong tình huống cắt giảm nhân sự, để lên kế hoạch tìm kiếm việc làm. Đồng thời, bạn cần nắm rõ thời hạn tiếp nhận trợ cấp từ phía doanh nghiệp lẫn nhà nước, mức trợ cấp là bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu kể từ ngày mất việc.

2. Lập quỹ tiết kiệm khẩn cấp

Bước tiếp theo để đối mặt với tình huống bị laid-off là hãy dành riêng một phần của tiền tiết kiệm nhằm chuẩn bị cho thời gian thất nghiệp sắp tới, đặc biệt trong trường hợp bạn chưa thể tìm được vị trí mới ngay lập tức.

Bạn cũng cần chuẩn bị sẵn hồ sơ xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và đem nộp tới các cơ quan hành chính địa phương.

3. Đàm phán gói trợ cấp cắt giảm nhân sự

Trong tình huống cắt giảm nhân sự, bạn có thể thương lượng với quản lý và phòng HR về sự hỗ trợ bạn mong muốn nhận được, ví dụ:

  • Trợ cấp thôi việc
  • Bảo hiểm xã hội
  • Hỗ trợ tìm việc làm mới,...

4. Cập nhật CV và đơn xin việc

Vậy cách nhanh nhất để thoát khỏi áp lưc do lay off là gì? Hãy cập nhật CV và cover letter (đơn xin việc) ngay lập tức, trong đó thể hiện rõ kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn bạn đã tích luỹ được trong những năm qua.

Bạn có thể bày tỏ mong muốn với sếp cũ rằng bạn muốn họ trở thành người tham chiếu trong CV để nhà tuyển dụng hiểu không phải bạn bị sa thải mà ngược lại, bạn vẫn giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và công ty.

🔑 Tìm hiểu thêm sự khác nhau giữa CV và cover letter tại bài viết này nhé!

5. Mở rộng networking 

Khi đã sẵn sàng nộp đơn xin việc, bạn nên tận dụng network để tìm kiếm công việc mới. Liên hệ bạn bè, đồng nghiệp cũ và người quen và cho họ biết vị trí bạn mong muốn ứng tuyển, sau khi bị lay off là gì.

Bạn có thể mở rộng networking của mình bằng cách tạo profile trên LinkedIn rồi kết nối với các headhunter hoặc recruitment consultant để tìm hiểu xem công ty nào đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự.

recruitment-consultant-la-gi
Đọc thêm: Khi nào bạn nên dùng dịch vụ tuyển dụng?

Q&A thường gặp về làn sóng layoff

🔎 Ngành nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của làn sóng layoff? 

Dù nhiều bản tin về làn sóng layoff thường nhắc tới các công ty công nghệ song trên thực tế, khi xét về mức độ thiệt hại của lay off tới cả công ty lẫn người lao động thì phải kể đến: 

  • Du lịch, khách sạn và nhà hàng: Do phụ thuộc nhiều vào số lượng khách du lịch và các yếu tố xã hội như bệnh dịch hay chính sách, quy định du lịch và lưu trú, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự để cân đối chi tiêu bằng cách lay off vào mùa thấp điểm du lịch và tuyển dụng lại khi vào mùa cao điểm.
  • Hàng không và vận tải: Sự gián đoạn và giới hạn về du lịch sẽ gây áp lực lớn lên ngành hàng không thương mại. Trong thời điểm xảy ra đại dịch toàn cầu hay bất ổn về chính trị và an ninh, các công ty hàng không đã phải giảm quy mô hoạt động và cắt giảm nhân sự để thích ứng với tình hình thực tế, gây nhiều tổn thất nặng nề cho toàn ngành.

Nhìn chung, khi xảy ra tình trạng giảm đột ngột về doanh thu trong một thời dài, cắt giảm nhân sự là việc không tránh khỏi. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chiến lược kinh doanh và yếu tố xã hội khác mà ảnh hưởng của làn sóng layoff sẽ có sự khác nhau giữa các nhóm ngành.

🔎 Làm gì sau khi bị lay off để không bị áp lực tâm lý? 

Khi ở trong tình huống cắt giảm nhân sự hay bị sa thải, bạn có thể sẽ trải qua tình trạng stress, tức giận, cảm giác bất lực hay lo lắng. Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thực trạng lay off, hãy:

  • Duy trì các mối quan hệ tích cực với bạn bè, gia đình và đón nhận sự hỗ trợ từ họ.
  • Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.
  • Ghi chép các cảm xúc và ý tưởng để giúp suy nghĩ minh mẫn, rõ ràng hơn.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia khi có các biểu hiện lo âu, căng thẳng kéo dài.
tu-duy-tich-cuc
Làm sao để suy nghĩ tích cực?

🔎 Lay off có hoàn toàn đáng sợ? 

Lý do cắt giảm nhân sự không hoàn toàn nằm ở hiệu suất lao động của bạn mà chủ yếu là do vấn đề đến từ doanh nghiệp. Vậy nên, ngay cả khi bị lay off, bạn vẫn có thể biến khó khăn thành cơ hội!

Với nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chuyên môn cao cùng với sự trợ giúp đắc lực đến từ các nền tảng phát triển sự nghiệp như CakeResume hay LinkedIn, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm việc làm mới chỉ trong thời gian ngắn. 

Nếu bạn đang thắc mắc cơ hội nghề nghiệp dành cho người bị lay off là gì? Bạn nên biết rằng giữa kỷ nguyên số như hiện nay, khả năng làm việc online hay làm việc từ xa cho các công ty nước ngoài, sẽ giúp bạn kiếm được mức lương "ngàn đô" dễ dàng.



📍 Kết luận

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu khái niệm lay off là gì. Khi một doanh nghiệp đưa ra quyết định lay off nghĩa là chính họ cũng đang trải qua tình thế vô cùng nan giải, khó khăn. Tuy rằng việc cắt giảm nhân sự là bất khả kháng, bạn vẫn hoàn toàn có thể trang bị trước cho mình cách ứng phó khi bị lay off. 

Hãy chủ động thường xuyên cập nhật cover letter và CV online ngay cả khi bạn vẫn đang đi làm. Ngoài ra, bạn nên duy trì một khoản quỹ tương ứng với chi phí sinh hoạt từ ba đến sáu tháng cho tình huống thất nghiệp bất ngờ. 

Chúc bạn luôn vững chân trên hành trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghiệp của mình nhé!

Đọc thêm: Nhảy việc: Kinh nghiệm nào để tìm việc thành công?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Yifang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.