EQ là gì? Tổng quan về chỉ số cảm xúc và cách tăng EQ

chi-so-eq-la-gi
Gợi ý các cách cải thiện chỉ số EQ

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong khi một số người có thể tỏ ra tự tin, và linh hoạt trong mọi tình huống, thì những người khác lại gặp khó khăn trong việc điều phối cảm xúc hay giải quyết các mâu thuẫn? Đó rất có thể là do sự khác biệt trong trí thông minh cảm xúc /chỉ số EQ của mỗi người. 

Vậy hiểu đơn giản EQ là gì? Phân biệt EQ và IQ như thế nào? Hãy cùng CakeResume tìm hiểu về EQ và lý do tại sao chỉ số cảm xúc này là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của cá nhân và xã hội, bạn nhé!

Tổng quan về chỉ số EQ

EQ là gì?

EQ là viết tắt của từ Emotional Intelligence (trí tuệ cảm xúc) hoặc Emotional Quotient (chỉ số cảm xúc). Chỉ số này có mục đích đánh giá, đo lường kỹ năng “đọc” cảm xúc, sử dụng và quản lý cảm xúc của mỗi người một cách hợp lý, tích cực. 

Cách đo chỉ số EQ 

Có rất nhiều bài kiểm tra EQ trực tuyến mà bạn có thể thực hiện để tìm ra chỉ số EQ của mình. Một số bài kiểm tra miễn phí bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh bạn có thể tham khảo là:

Vậy chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Mỗi bài test sẽ có thang điểm khác nhau, tuy nhiên, ví dụ với số điểm tối đa là 160, EQ từ 90 đến 110 được coi là trung bình, dưới 90 được coi là thấp và trên 110 được coi là cao.

Lý thuyết là như vậy, nhưng Emotional Intelligence là một kỹ năng có thể học và cải thiện được. Vì nên ngay cả khi điểm số của bạn không hoàn hảo, cũng đừng vội nản lòng nhé! Bạn càng luyện tập nhiều, EQ của bạn sẽ càng trở thành một công cụ mạnh mẽ.

Điểm khác biệt giữa EQ và IQ

Trước hết, hãy cùng trả lời câu hỏi IQ là gì? Chỉ số thông minh - hay IQ, là thước đo trí tuệ hay nhận thức của một người. Nói cách khác, IQ đánh giá khả năng suy luận logic, nắm bắt thông tin mới hay suy nghĩ trừu tượng của người đó. 

Vậy phân biệt EQ và IQ như thế nào? CakeResume tóm tắt các điểm khác biệt của hai chỉ số này trong bảng dưới đây:


IQ - chỉ số thông minh
EQ - chỉ số trí tuệ cảm xúc
Mục đích
IQ đo lường khả năng suy luận logic, giải quyết vấn đề, phân tích thông tin và khả năng học hỏi điều mới.
EQ là khả năng nhận biết và quản lý cảm xúc. Người có EQ cao biết đặt mình vào vị trí của người khác, và đưa ra phản ứng tích cực. 
Cách kiểm tra
Các bài kiểm tra IQ được chuẩn hóa hơn và đã có từ lâu. Có một vài hệ thống bài kiểm tra IQ khác nhau, nhưng đều đo khả năng nhận thức của người thực hiện theo một thang điểm chung là 40-160.
EQ là một khía cạnh tâm lý phức tạp và khó “tính toán” hơn IQ. Các bài kiểm tra EQ khác nhau sẽ đo lường các khía cạnh khác nhau của trí tuệ cảm xúc. 
Vai trò
IQ thường được coi là yếu tố quan trọng để trẻ em đạt điểm số cao ở trường học. Chỉ số này cũng được đề cao trong một số ngành nghề như nghiên cứu, kỹ thuật, công nghệ và toán học. 
EQ lại đóng vai trò quan trọng trong bất cứ công việc nào, nhất là với các ngành dịch vụ, quản lý nhân sự, giáo dục hay marketing. EQ cao là chìa khóa cho một môi trường làm việc tích cực và đoàn kết.
Rèn luyện
IQ có thể được rèn luyện qua một số bài tập tích cực hoặc đào tạo, nhưng nhìn chung khá khó để thay đổi. 
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng có nhiều cách để cải thiện EQ, nhất là khi bạn luyện tập có chủ đích. 

EQ cao là gì?

Có EQ cao không chỉ là việc bạn cảm nhận được cảm xúc. Đó còn là năng lực thấu hiểu, cảm thông, điều hướng những xúc cảm của bản thân và cả những người khác, theo cách giúp bạn phát triển và thành công trong cuộc sống.

Chỉ số EQ cao có thể được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày khi một người có khả năng:

  • Nhận thức rõ về cảm xúc của bản thân.
  • Kiểm soát sự bốc đồng và thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh. 
  • Đồng cảm với người khác.
  • Xây dựng và vun đắp các mối quan hệ lành mạnh.
  • Tự duy trì được động lực phát triển bản thân. 

Hoặc trong môi trường làm việc, người có EQ cao sẽ biết cách:

  • Bình ổn tâm lý, quản lý stress và giữ cho tinh thần tích cực, cân bằng khi làm việc. 
  • Tương tác tốt đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, hoặc khách hàng.
  • Teamwork hiệu quả.
  • Lắng nghe, chia sẻ, và tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên (ở vị trí lãnh đạo). 

Đọc thêm: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Các kỹ năng teamwork giúp làm việc hiệu quả

Cách tăng EQ

EQ giống như một nhóm “cơ bắp” vậy, bạn càng chủ động rèn luyện nó, công cụ này sẽ càng trở nên mạnh mẽ, giúp bạn đi đúng hướng và đưa ra những quyết định đúng đắn. Sau khi đã hiểu được EQ là gì, hãy cùng khám phá các bài tập cải thiện nhận thức cảm xúc, cách kiềm chế cảm xúc, và sức khỏe tinh thần nói chung nhé!

🟢 Đặt mình vào vị trí của người khác

Trong các tương tác thường ngày, hãy xây dựng thói quen lắng nghe câu chuyện của người khác một cách chân thành, tạo không gian để họ để chia sẻ và hiểu cho những quan điểm, suy nghĩ của họ. Khi bạn có thể đồng cảm với người khác, cũng là lúc bạn đã nâng cao EQ của bản thân. Lúc này bạn sẽ nhận ra mình có trong tay khả năng xây dựng các mối quan hệ bền vững và giải quyết xung đột một cách hòa bình.

ky-nang-lang-nghe
Đọc thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.

🟢 Chú ý đến cảm xúc của bản thân nhiều hơn

Bước đầu tiên để cải thiện chỉ số EQ của bạn là nhận thức rõ hơn về cảm nhận của chính mình. Bạn đang cảm thấy như thế nào và vì sao lại có cảm xúc đó? Hãy học cách gọi tên những cảm xúc rất “con người” của bản thân, và cội nguồn của những phản ứng đó mà không tự phán xét hoặc “gán mác” chúng là xấu hay tốt.

🟢 Thực hành làm chủ cảm xúc

Một khi nhận thức được EQ là gì và hiểu được cảm xúc của mình, bạn có thể bắt đầu điều chỉnh chúng theo cách có lợi cho mình và những người xung quanh. Có nhiều hoạt động khác nhau để bạn tập quản lý cảm xúc, hoặc giải tỏa căng thẳng, ví dụ như thiền định, tập yoga, tản bộ hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn cân bằng suy nghĩ và cảm xúc. 

🟢 Thực hành chánh niệm

Chánh niệm (mindfulness) là một kỹ thuật nhằm rèn luyện trạng thái hoàn toàn tập trung vào hiện tại, tỉnh táo và không phê phán. Ý thức chánh niệm giúp bạn nhận thức và chấp nhận mọi trạng thái, cảm nhận và suy nghĩ của mình, từ đó hiểu sâu sắc về tâm lý của bản thân. Chánh niệm có thể được thực hiện qua thiền định, các bài tập thở hoặc kết hợp trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như khi ăn uống, đi bộ hay nghỉ ngơi. Trạng thái này là cách kiềm kiềm chế cảm xúc và cách tăng EQ hiệu quả, vì nó giúp bạn cảm nhận trọn vẹn hơn về cuộc sống, từ đó tạo ra sự hài hòa trong cảm xúc, tư duy và hành động.

Kết luận:

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu EQ là gì, IQ là gì, cũng như tầm quan trọng của hai chỉ số này trong cuộc sống và công việc. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, EQ - Emotional Intelligence ảnh hưởng lớn đến thành công của mỗi cá nhân, cũng như là dạng trí thông minh cần thiết hơn trong cuộc sống hiện đại. Vậy nên nếu như bạn đang nỗ lực để cải thiện EQ, đây chắc chắn là một hành trình đáng giá, giúp bạn trở thành một lãnh đạo tốt hơn, một đồng nghiệp đáng quý hơn, và hơn hết là một cá nhân điềm tĩnh, hạnh phúc hơn. 

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.