Video Editor là gì? Nghề Video Editor có tiềm năng không?

ky-nang-edit-video
Nghề edit video cần những gì?

Trong thời đại ai cũng có thể edit video với những công cụ hỗ trợ chỉnh sửa miễn phí và dễ dàng, thì câu hỏi Video Editor là gì có vẻ không khó để trả lời. Tuy nhiên, những thao tác chỉnh sửa đơn giản không nói lên hết tất cả các nhiệm vụ mà vị trí này cần phụ trách trong công việc thực tế! Ngoài kỹ năng biên tập video bằng các phần mềm chỉnh sửa chuyên dụng, bạn còn cần có tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. 

Hãy cùng CakeResume tìm hiểu công việc Video Editor nếu bạn đang phân vân liệu nghề nghiệp này có phù hợp với mình không trên con đường định hướng nghề nghiệp nhé!

Video Editor là gì?

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu edit video là ngành gì? Công việc này ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu tạo ra những video hấp dẫn và chất lượng, phục vụ cho các đối tượng người xem khác nhau. Với sự phổ biến của việc xem video trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok, nhu cầu tuyển dụng Video Editor đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. 

Với khả năng cắt ghép, điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, tạo hiệu ứng và phối hợp âm thanh, Video Editor đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các video chất lượng trong lĩnh vực phim ảnh, truyền hình, quảng cáo, MV và nền tảng truyền thông khác để truyền tải đúng nội dung cũng như hình ảnh thương hiệu. 

Nghề edit video cần những gì liên quan đến óc sáng tạo, kỹ thuật chuyên môn và sự tỉ mỉ, cẩn trọng cùng độ chính xác cao trong việc chỉnh sửa nội dung video. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu và truyền tải đúng nội dung cũng như hình ảnh thương hiệu thông qua việc tạo ra các video hấp dẫn và logic về thời gian, không gian.

mau-cv-video editor
Mẫu CV video editor tạo bởi CakeResume

Công việc của Video Editor là gì?

Công việc của Video Editor sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực và doanh nghiệp hoạt động. CakeResume sẽ chia làm 3 mảng chính để bạn dễ dàng hình dung Video Editor làm gì: 

  • Sản xuất show truyền hình, MV, phim ảnh, v.v.: Video Editor sẽ đảm nhận vai trò ghi lại các cảnh quay và thực hiện quá trình cắt ghép chúng sao cho phù hợp với yêu cầu về thời gian và ý tưởng của đạo diễn. Người làm edit video phải có khả năng lựa chọn các cảnh quay đáng chú ý, chỉnh sửa các khung hình, thay đổi thứ tự cảnh để tạo ra câu chuyện hấp dẫn và chuyên nghiệp.
  • Streaming: Ví dụ như livestream game, giao lưu khán giả trực tuyến, livestream bán hàng, công việc của Video Editor sẽ tập trung vào việc tạo hiệu ứng âm thanh, chạy chữ và hình ảnh thú vị để tăng tính tương tác và quan tâm của khán giả đối với buổi livestream đó.
  • Sáng tạo nội dung: Video Editor cũng chính là Content Creator - phụ trách tất tần tật công việc như phác họa ý tưởng, xây dựng kịch bản, quay video, cắt ghép và thêm hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh sao cho sản phẩm video cuối cùng có thể truyền tải chính xác thông điệp đến người xem.

Dù làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào đi nữa, thì Video Editor cũng cần phải có trí óc sáng tạo, khả năng sử dụng phần mềm cắt ghép chuyên dụng, đam mê cập nhật xu hướng công nghệ mới để có thể ứng dụng vào công việc và phát triển hơn trong sự nghiệp edit video của riêng mình. 

Dưới đây là một tin tuyển dụng việc làm Video Editor trên CakeResume để bạn tham khảo nghề editor video làm gì:

viec-lam-video-editor

Kỹ năng cần có của Video Editor là gì?

Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực biên tập và tạo ra các video chất lượng cao, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng dưới đây:

Kỹ năng chuyên môn:

  1. Kiến thức về nguyên tắc và kỹ thuật chỉnh sửa video
  2. Sử dụng thành thạo các phần mềm Video Editor, như: Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro, After Effects,...
  3. Khả năng sáng tạo trong việc sắp xếp bối cảnh, ánh sáng, màu sắc và âm thanh.
  4. Kiến thức về áp dụng hiệu ứng 3D, VR và các công nghệ mới
  5. Kỹ năng chạy chữ streaming

Kỹ năng mềm:

  1. Kỹ năng tìm hiểu và học hỏi các công nghệ và phần mềm mới.
  2. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
  3. Khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng tiến độ
  4. Đảm bảo đầu ra chất lượng của video
  5. Cẩn trọng và tỉ mỉ trong công việc chỉnh sửa video

Những kỹ năng nói trên chỉ là những kỹ năng phổ biến của nghề Video Editor. Nếu bạn muốn bản thân trở nên tiềm năng hơn trong mắt nhà tuyển dụng, thì bạn nên thường xuyên cập nhật xu hướng mới trong nghề, cũng như nghiên cứu và học hỏi kỹ năng công nghệ phần mềm có thể ứng dụng vào công việc để đạt năng suất cao.

Đọc thêm: Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm (kèm ví dụ minh hoạ)

Câu hỏi phỏng vấn Video Editor

🔎 Theo bạn, thách thức lớn nhất của công việc Video Editor là gì?

"Thách thức khi đảm nhận vai trò Video Editor là phải làm việc với lượng lớn các tài nguyên video và áp lực về thời gian. Tôi giải quyết bằng cách phân loại và xem xét nguyên liệu, tạo lịch trình công việc chi tiết, sử dụng công cụ và hiệu ứng tiền lập (pre-set effects) để tăng tốc độ làm việc. Một yếu tố quan trọng nữa để tôi vượt qua thử thách này, chính là duy trì giao tiếp chặt chẽ với khách hàng, làm rõ yêu cầu và trao đổi lại với nhóm làm việc để đáp ứng đúng mong muốn của họ và tăng hiệu suất công việc."

🔎 Bạn cho rằng thế nào là cách làm việc nhóm hiệu quả của một Video Editor?

"Để làm việc nhóm hiệu quả, một Video Editor cần giao tiếp chặt chẽ với các thành viên trong nhóm để đảm bảo tiến độ công việc, biết lắng nghe góp ý từ những người xung quanh, mạnh dạn chia sẻ ý tưởng và bảo vệ ý kiến của mình, luôn hướng đến mục tiêu chung của dự án để cả nhóm hoàn thành tốt công việc."

🔎 Hãy chia sẻ về dự án nổi bật mà bạn đã từng tham gia trong quá trình làm nghề Video Editor.

"Trong quá trình làm Video Editor, tôi có cơ hội hợp tác với nhãn hàng lớn cùng một rapper nổi tiếng. Tôi không chỉ phụ trách chỉnh sửa video sản phẩm của thương hiệu, mà còn đảm nhận việc ghép nền nhạc và chạy chữ cho phần âm thanh sau khi trao đổi với rapper đó. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi góp phần tạo ra một video chất lượng cao trình chiếu trên truyền hình, các nền tảng mạng xã hội và được khán giả yêu thích."

portfolio-video-editor
CakeResume là công cụ tuyệt vời để bạn trình bày các dự án, sản phẩm trên website portfolio.


📍Kết luận:

Qua bài viết này, CakeResume mong rằng bạn không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu Video Editor là gì, mà còn có thể sớm định hướng được nghề nghiệp tương lai và đầu tư cho bản thân ngay từ bây giờ! Công việc này đang và sẽ là nghề có tiềm năng phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. 

Thế nên, nếu muốn trở thành một Video Editor chuyên nghiệp, bạn cần sớm trang bị khả năng sử dụng phần mềm edit video thành thạo, nắm vững kiến thức kỹ thuật, rèn luyện tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm. Chúc bạn tìm kiếm việc làm và ứng tuyển thành công!

Đọc thêm: Nhảy việc: Kinh nghiệm nào để tìm việc thành công?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.