Affiliate Marketing là gì và các hình thức giúp tăng thu nhập

affiliate-marketing-la-gi
Lợi ích của việc làm Affiliate là gì?

Affiliate Marketing là gì mà ngày càng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến và thu hút sự quan tâm của lứa tuổi Gen Z khi định hướng nghề nghiệp?

Với sự phát triển không ngừng của thời đại số, Affiliate Marketing không chỉ là cách kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm, mà còn đang dần trở thành một trong những công việc đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ với mức lương "khủng" và tự do về địa điểm và thời gian làm việc.

Nếu như bạn cũng tò mò về khái niệm Affiliate là gì và cách thức hoạt động của phương thức tiếp thị này, cùng tìm hiểu về Affiliate Marketing và tại sao công việc này lại “hot” như thế nhé!

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing, hay còn được gọi là tiếp thị liên kết, trong đó người tiếp thị (Affiliate Marketer) sẽ quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của bên bán hàng thông qua các liên kết đặc biệt.

Nói cách khác, khi bạn tham gia vào Affiliate Network, bạn sẽ được cung cấp các liên kết đặc biệt, và khi ai đó mua hàng thông qua liên kết này, bạn sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng theo thỏa thuận trước đó với nhà cung cấp.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường kinh doanh online hiện nay, lợi ích của việc làm Affiliate là gì? Affiliate Marketing giúp tạo ra môi trường win-win cho cả doanh nghiệp và các Affiliate Marketer.

Doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng và tiếp cận nhiều khách hàng một cách hiệu quả, và các Affiliate Marketer cũng có cơ hội tăng thu nhập thông qua việc quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

📍 Tìm hiểu thêm "Thống kê về ngành thương mại điện tử Việt Nam 2023 & dự đoán 2024" nhé các bạn!

Mô hình Affiliate Marketing gồm các thành phần nào?

Việc tìm hiểu rõ mô hình Affiliate Marketing sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi quảng cáo tiếp thị và là một kiến thức không thể thiếu nếu muốn làm Digital Marketing thành công. Các thành phần chính gồm: 

  • Nhà cung cấp (Merchant/Advertiser): Là bên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các Affiliate Marketer quảng cáo.
  • Nhà phân phối (Affiliate Marketer/Publisher): Là bên quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp thông qua các liên kết Affiliate.
  • Nền tảng tiếp thị (Affiliate Network): Đây là nền tảng trung gian kết nối nhà cung cấp và nhà phân phối, cung cấp công cụ như websites, banner hay plattform để quản lý và theo dõi các chương trình marketing liên kết. Ngoài ra, bên này còn giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán và trách nhiệm pháp lý.
  • Khách hàng (Consumer/End-user): Là người tiêu dùng cuối cùng mà Affiliate Marketer thu hút mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

📌 Ví dụ về tiếp thị liên kết Affiliate Marketing:

Một Tiktoker (Nhà phân phối) đăng một video review về mỹ phẩm ABX (Nhà cung cấp) trên trang cá nhân của họ và gợi ý cho người xem (Khách hàng) rằng nếu muốn mua sản phẩm, họ có thể nhấp vào liên kết được đặt trong phần mô tả video.

Liên kết này sẽ dẫn họ đến một trang web hoặc Tiktokshop (Nền tảng tiếp thị), nơi họ có thể mua sản phẩm và sử dụng mã ưu đãi.

Các hình thức Affiliate Marketing phổ biến

Các hình thức Affiliate Marketing phổ biến tại Việt Nam bao gồm:

Pay-per-sale (PPS):

Với cách tiếp thị liên kết Affiliate Marketing này, Affiliate Marketer chỉ nhận được hoa hồng khi một giao dịch mua hàng được thực hiện thông qua liên kết Affiliate của họ. 

Ví dụ: Một blogger chia sẻ liên kết đến một trang web bán sách. Nếu người đọc của họ nhấp vào liên kết và mua một cuốn sách, blogger đó sẽ nhận được phần trăm hoặc một khoản tiền cố định từ mỗi giao dịch mua hàng.

Pay-per-click (PPC):

Trong hình thức Affiliate Marketing này, Affiliate Marketer được trả tiền cho mỗi lần có người nhấp vào liên kết của họ, dù có mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ đó hay không. 

Ví dụ: Một website tin tức có liên kết quảng cáo đến một trang web bán hàng. Mỗi lần có người dùng nhấp vào liên kết, website tin tức đó sẽ nhận được một khoản tiền nhất định từ trang web bán hàng.

Pay-per-lead (PPL):

Theo cách này, Affiliate Marketer được trả tiền khi họ thực hiện kêu gọi một hành động cụ thể từ người dùng thông qua liên kết Affiliate, chẳng hạn như đăng ký hoặc điền vào biểu mẫu thông tin.

Ví dụ: Một KOL có thực hiện chương trình tiếp thị Affiliate với nhãn hàng mỹ phẩm về chương trình đăng ký khám da miễn phí. Nếu có người dùng nhấp vào liên kết và đăng ký khám da, thì KOL đó có thể nhận được một khoản tiền từ nhãn hàng mỹ phẩm.

kol-la-gi
Đọc thêm: Yếu tố cần có để trở thành KOL là gì?

Tìm hiểu về công việc Affiliate Marketing

🔎 Affiliate Marketing có phải đa cấp không?

Affiliate Marketing không phải là mô hình đa cấp. Trái với mô hình đa cấp, trong tiếp thị liên kết Affiliate Marketing không có khái niệm mạng lưới nhánh phụ hoặc yêu cầu phải mời người khác tham gia để kiếm tiền. 

Thay vào đó, Affiliate Marketer quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp thông qua các liên kết của Affiliate network. Họ chỉ nhận tiền hoa hồng dựa trên việc tạo ra doanh số bán hàng, nhấp links hoặc hành động cụ thể từ khách hàng thông qua liên kết của họ.

🔎 Cần gì để làm tiếp thị Affiliate tốt? 

Để tiếp thị Affiliate thành công, bạn cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực bạn quảng cáo, hiểu biết về các công cụ và phương pháp tiếp thị trực tuyến như SEO, Social Media Marketing, Google Ads và Content Marketing

Ngoài ra, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân và kỹ năng giao tiếp thuyết phục là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn tạo dựng độ uy tín và được yêu mến trên thị trường Affiliate Marketing.

xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan
5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân

🔎 Làm tiếp thị liên kết Affiliate Marketing có thu nhập trung bình là bao nhiêu?

Thu nhập trung bình của Affiliate Marketer còn tùy thuộc vào lĩnh vực, kỹ năng cá nhân, và sự hiệu quả của chiến lược tiếp thị Affiliate được đề ra. Dưới đây là mức thu nhập được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để bạn tham khảo thêm:

  • Người mới: Dao động từ vài trăm đồng đến ít nhất 5-6 triệu đồng mỗi tháng. 
  • Người có kinh nghiệm: Kiếm được ít nhất 10 triệu đồng mỗi tháng, có thể cao hơn tuỳ thuộc vào mối quan hệ, sự tiếp nhận của khách hàng và nỗ lực cá nhân.

🔎 Làm tiếp thị Affiliate nên chọn một lĩnh vực cụ thể để tập trung hay nên đa dạng lĩnh vực?

Thông thường, khi mới bắt đầu tìm hiểu về tiếp thị liên kết, nhiều người chọn tập trung vào một lĩnh vực mà họ đã có kiến thức để xây dựng thương hiệu cá nhân. Sau khi độ nhận diện mạnh mẽ hơn, họ sẽ mở rộng phạm vi tiếp thị để kết nối với nhiều người dùng hơn. 

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn, điều kiện sức khỏe và kỹ năng của mỗi cá nhân, vì thế không có chuyện nên hay không nên!

🔎 Làm thế nào để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến Affiliate Marketing?

Nếu như xảy ra tranh chấp có liên quan đến tính pháp lý khi làm công việc Affiliate Marketing, bạn cần bình tĩnh và xem lại điều kiện điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng với nhà cung cấp và bên thứ ba nếu có.

Ngoài ra, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của nền tảng tiếp thị và cố vấn luật sư, đừng nên tự mình giải quyết xung đột bằng cách “bóc phốt” hoặc các hành động vi phạm pháp luật nhé!



📍 Kết luận:

Có thể nói từ khóa Affiliate Marketing là gì chính là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất về chủ đề “việc làm thêm online". Với tiềm năng tạo thu nhập ổn định và khả năng tăng trưởng không giới hạn, nghề Affiliate Marketing không chỉ dành được sự ủng hộ từ giới trẻ và doanh nghiệp, mà còn khiến thế hệ trước có cái nhìn tích cực hơn về công việc này. 

Vì đã có quá nhiều trường hợp thành công nhờ hình thức tiếp thị này, thế nên câu hỏi Affiliate là gì sau này có thể sẽ được thay thế bằng “Bạn đã bắt tay thực hiện Affiliate Marketing chưa?”. Nếu chưa, tại sao không truy cập CakeResume - nền tảng tìm việc online để nắm bắt ngay những cơ hội thực hiện tiếp thị Affiliate cho chính mình ngay từ bây giờ nhỉ?

Đọc thêm: Cẩm nang tự học Digital Marketing hiệu quả dành cho người mới

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.