Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Marketing thường gặp

cau-hoi-phong-van-marketing
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing nên biết

Marketing là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều ứng viên nhất hiện nay. Bên cạnh một chiếc CV ấn tượng, khả năng trả lời phỏng vấn chính là yếu tố quan trọng giúp bạn có được công việc tốt. 

Vì vậy, để tăng năng lực cạnh tranh, bạn cần chuẩn bị thật kỹ để có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn Marketing, chinh phục nhà tuyển dụng ngay trong lần trao đổi đầu tiên. Tham khảo bài viết dưới đây để học hỏi kinh nghiệm cũng như các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp khác nhé! 

Các câu hỏi phỏng vấn Marketing thường gặp

1. Bạn hãy giới thiệu qua về bản thân mình.

Trong số các câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing, đây chính là câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ đề cập trước khi đi vào những nội dung trao đổi cụ thể. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng phần giới thiệu bản thân khi đi xin việc là chiếc chìa khóa “vàng” để bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ đầu.

Do đó, cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn chuẩn là hãy cung cấp những thông tin sau:

  • Thông tin cơ bản về bản thân (tên, tuổi)
  • Kinh nghiệm làm việc nổi bật (liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển/ chuyên ngành Marketing)
  • Thế mạnh của bản thân

Hãy nhớ rằng, bạn sẽ chỉ có khoảng 2 phút để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua việc giới thiệu bản thân. Do đó, hãy trả lời thật ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ các thông tin quan trọng, không lan man, dài dòng.

📍Tham khảo 10+ mẫu giới thiệu bản thân giúp “tán đổ" nhà tuyển dụng tại bài viết này nhé!

2. Vì sao bạn chọn theo đuổi công việc Marketing? 

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn ứng viên Marketing phổ biến nhất, vì nhà tuyển dụng muốn biết được tinh thần học hỏi, mục tiêu của bạn khi làm việc trong lĩnh vực này. Do đó, bạn có thể trả lời dựa trên một số yếu tố sau:

  • Niềm đam mê/ yêu thích của bạn đối với ngành Marketing đến từ đâu (chính bản thân, hoặc các tác nhân khác bên ngoài…)
  • Sự phù hợp giữa bạn và ngành Marketing (năng lực, kinh nghiệm, tính cách…)
  • Nhu cầu thị trường tăng cao, có thể giúp bạn tìm được công việc tốt, cơ hội phát triển trong ngành
  • Mục tiêu của bạn khi làm việc trong lĩnh vực này (mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn)

3. Bạn biết gì về Marketing và Digital Marketing?

Với các câu hỏi phỏng vấn Marketing, đây là một lĩnh vực khá rộng, không thể gom gọn để trả lời hết chỉ trong vài phút. Do đó, nếu được hỏi “Bạn biết gì về Marketing”, hãy tập trung vào những kiến thức cơ bản nhất mà bạn biết. Chẳng hạn như:

  • Khái niệm cơ bản của Marketing
  • Marketing bao gồm những công đoạn nào (nghiên cứu và dự báo về thị trường, tìm kiếm phân khúc sản phẩm, đào sâu tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng, định vị thương hiệu, lên chiến lược quảng bá cho sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng…)
  • Vai trò của Marketing (là cầu nối giữa doanh nghiệp/ thương hiệu với khách hàng mục tiêu; Marketing giúp thúc đẩy doanh số
  • Công việc của một nhân viên làm trong ngành Marketing

Còn đối với các câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing, hãy trình bày những gì bạn biết được về mảng này. Chẳng hạn như:

  • Digital Marketing là hoạt động Marketing được thực hiện trên các nền tảng online, chẳng hạn như SEO, Social Media, Email Marketing, Content Marketing…
  • Mục đích của Digital Marketing để tăng tính nhận diện của thương hiệu/ doanh nghiệp ở đa kênh, đánh vào tâm lý/ nhu cầu sử dụng sản phẩm của người dùng và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng…

4. Bạn đã từng tham gia vào chiến dịch Marketing nào chưa?

Đối với những câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing có liên quan đến trải nghiệm thực chiến, hãy trả lời một cách thành thật, ngắn gọn. Trong trường hợp bạn đã từng tham gia vào một chiến dịch Marketing, hãy trình bày rõ chiến dịch đó là gì, được thực hiện như thế nào, vai trò của bạn trong chiến dịch ấy ra sao, công việc bạn thực hiện cụ thể là gì, những thành tích nổi bật cùng những con số ấn tượng.

📌 Trong trường hợp chưa từng tham gia vào một chiến dịch nào, bạn vẫn cứ thành thật trả lời nhé! Tuy nhiên, thay vì nói là “Tôi chưa từng tham gia vào bất kỳ chiến dịch Marketing nào”, bạn nên trình bày một số kỹ năng/ kiến thức nhất định về ngành, kinh nghiệm thực tập hoặc tham gia các hoạt động/ sự kiện/ hội thảo… có liên quan tới vị trí ứng tuyển. 

5. Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp của chúng tôi?

Đối với dạng câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có thật sự chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn hay không. Một số yếu tố cần quan tâm như:

  • Sản phẩm mà công ty kinh doanh là gì? Hướng đến những ai? (Độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, thói quen…)
  • Sự khác biệt của sản phẩm thuộc công ty bạn đang muốn ứng tuyển (Chẳng hạn như: sản phẩm được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên nhưng vẫn mang đến hiệu quả như các dòng sản phẩm khác trên thị trường…)

Một lời khuyên nhỏ dành cho bạn: Trước khi tham gia phỏng vấn, hãy dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ về thông tin của doanh nghiệp cùng những hoạt động kinh doanh của công ty ấy để có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn Marketing một cách “mượt” nhất có thể!

6. Theo bạn, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một nhân viên Marketing?

Một mẹo nhỏ để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn Marketing này chính là sử dụng những kỹ năng đã được nêu trong nội dung mô tả công việc của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Gợi ý câu trả lời: 

“Với một Digital Marketing, tôi nghĩ kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp bạn tìm ra và giải quyết thật nhanh những vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng các công cụ và phân tích dữ liệu, làm việc với các con số cũng cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.”

7. Trong trường hợp chiến dịch Marketing vấp phải luồng dư luận trái chiều, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Đây là một dạng câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên Marketing, hãy lắng nghe thật kỹ trường hợp do nhà tuyển dụng đưa ra và suy nghĩ câu trả lời thích hợp. Sau đây là gợi ý dành cho bạn!

 “Theo tôi, một chiến dịch gây ra tranh cãi không hẳn là thất bại 100% của một doanh nghiệp, mà là một bước đi mang tính mạo hiểm. Trong tất cả các chiến dịch Marketing, luôn phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Nếu tình hình đi theo hướng nghiêm trọng, cần thực hiện kết hợp một vài giải pháp như: tạm ngưng/ hủy bỏ hoàn toàn chiến dịch, kết hợp cùng team truyền thông để trấn an dư luận,…”

mail-hoi-ket-qua-phong-van
Đọc thêm: Viết mail hỏi kết quả phỏng vấn cần lưu ý gì?

Ví dụ câu hỏi phỏng vấn Marketing cho từng vị trí

🎬 Phỏng vấn thực tập sinh Marketing

Câu hỏi: “Bạn có dự định gì sau khi ra trường?”

Gợi ý trả lời: "Sau khi hoàn thành chương trình học ở trường, em dự định sẽ tìm kiếm một công việc thực tập để có thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời có thể học hỏi từ các anh chị đi trước. Ngoài ra, em cũng sẽ nâng cao, trau dồi kiến thức, kỹ năng của bản thân thông qua các công việc làm thêm có liên quan đến Marketing, tham gia các khóa học, hội thảo, sự kiện về ngành,…"

🎬 Phỏng vấn Content Marketing

Câu hỏi: “Bạn đã từng có kinh nghiệm gì trong mảng Content Marketing chưa?”

Gợi ý trả lời: Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến tại các công ty, nhưng em đã từng tham gia một số hoạt động cộng đồng/ chiến dịch nhỏ tại trường đại học với vai trò Content Marketing. Công việc cụ thể của em là lên kế hoạch nội dung cho sự kiện của trường, biến hóa nội dung với nhiều định dạng hình ảnh, video,… để thu hút các bạn sinh viên tham gia.”

🎬 Phỏng vấn Digital Marketing

Câu hỏi: “Trong trường hợp chiến dịch không cho ra kết quả như mong đợi, em sẽ làm gì?”

Gợi ý trả lời: “Trước tiên, trong quá trình triển khai chiến dịch, em sẽ luôn theo sát các số liệu quan trọng để kịp thời điều chỉnh. Nếu kết quả cuối cùng vẫn không như mong đợi, em sẽ dành thời gian để tìm hiểu vấn đề bắt nguồn từ đâu, cách giải quyết như thế nào, rút ra bài học cho những chiến dịch tiếp theo.”

🎬 Phỏng vấn trưởng phòng Marketing

Câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì nếu ý tưởng Marketing của mình bị cấp trên phản đối?”

Gợi ý trả lời: “Trong trường hợp này, tôi sẽ bình tĩnh để lắng nghe ý kiến cũng như những khúc mắc từ cấp trên. Sau đó, tận dụng khả năng thuyết phục của mình để trình bày thật rõ ý tưởng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, đương nhiên đó phải là một ý tưởng mang tính khả thi, các giá trị mang lại cần phải được làm rõ để cấp trên có thể cảm thấy thuyết phục.”


Kết luận:

Bên cạnh việc chuẩn bị cho những câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing, bạn cũng cần phải chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng, làm rõ những thắc mắc liên quan đến công việc, vị trí, mức lương và những gì doanh nghiệp có thể mang lại. Việc chuẩn bị chỉn chu sẽ giúp bạn tự tin, tạo ấn tượng tốt và giành được cơ hội làm việc mong muốn.

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Irene Nguyen ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.