Top 7 chứng chỉ IT mà bạn nên có

chung-chi-IT
Gợi ý các chứng chỉ IT nên học

Theo “Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023” được công bố trên TopDev, chênh lệch giữa trình độ ứng viên và nhu cầu doanh nghiệp khiến thị trường lao động Việt Nam có thể thiếu từ 150.000 đến 200.000 nhân sự IT hàng năm. Nhất là trong giai đoạn trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần phổ biến thì việc bổ sung các chứng chỉ IT nâng cao trình độ và thành thạo các ngôn ngữ lập trình là điều quan trọng mà ứng viên hiện nay cần phải thực hiện để tăng cơ hội việc làm. 

Để không bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp ngành IT với mức lương hấp dẫn, trong bài viết này, CakeResume sẽ cập nhật top 7 chứng chỉ công nghệ thông tin giá trị giúp bạn chinh phục các nhà tuyển dụng thành công. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Chứng chỉ Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE)

Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE) là chứng chỉ IT quốc tế phổ biến bao hàm phần lớn các vai trò quản trị từ quản trị hệ thống cấp Desktop và Server tới vai trò đòi hỏi chuyên môn cao hơn như Communication (Lync Server), SharePoint, Private Cloud, Data Platform, Business Intelligence (SQL Server) và Messaging (Exchange Server). 

Sau khi hoàn thành khóa học chứng chỉ IT này, bạn sẽ có thể tự chạy một trung tâm dữ liệu hiệu quả và có kiến thức vững vàng giúp bạn xử lý các công việc trong nhiều lĩnh vực như công nghệ đám mây, ảo hóa, lưu trữ, hệ thống, quản lý mạng và quản lý danh tính. 

Điều kiện để tham gia khóa học chứng chỉ MCSE là trước tiên bạn cần có một trong bốn chứng chỉ MCSA (Microsoft Certified Solutions Associate) được cung cấp bởi Microsoft chứng nhận bạn đủ điều kiện đảm nhiệm các vị trí như kỹ sư máy tính, chuyên gia mạng hoặc quản trị hệ thống. 

💸 Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ MCSE có thể lên tới 100.656 USD/năm.

2. Chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect – Associate

Lọt top chứng chỉ IT quốc tế hot nhất 2023, chứng nhận AWS do Amazon Web Service cấp cho các kỹ sư CNTT về lĩnh vực điện toán đám mây, cụ thể là khả năng thiết kế và xây dựng hệ thống có kiến trúc vững chãi trên AWS. 

Bộ chứng chỉ AWS chia ra các vai trò là Cloud Practitioner, Architect, Developer, Operations và Specialty. Về độ khó thì có 3 mức độ lần lượt là: Foundational, Associate và Professional.

Điều kiện để tham gia học chứng chỉ IT AWS là kỹ sư CNTT phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm thực hành thiết kế hệ thống trên AWS, có nền tảng ít nhất về một ngôn ngữ lập trình cấp cao cung như kiến thức về các phương pháp phát triển ứng dụng dựa trên AWS được sử dụng phổ biến nhất tại thời điểm đăng ký học. 

💸 Mức lương trung bình sau khi có được chứng chỉ này là: 121.292 USD/năm.

mau-cv-it
Đọc thêm: Tạo CV công nghệ thông tin với 8 bước dễ dàng (kèm mẫu CV IT)

3. Chứng nhận Cisco Certified Network Professional - CCNP

Nhắc đến các chứng chỉ IT nên học không thể thiếu chứng chỉ CCNP dành cho chuyên gia IT đã hoàn thành chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate). Có vai trò quan trọng tương đương với bằng IELTS hay TOEFL của tiếng Anh và JLPT của tiếng Nhật, chứng chỉ CCNP không chỉ giúp kỹ sư CNTT mở rộng cơ hội việc làm mà còn có thể gia nhập những tập đoàn công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực mạng. 

Với độ khó ở tầm trung, chứng chỉ này công nhận người sở hữu thành thạo về kỹ năng cài đặt, quản lý những hệ thống mạng có quy mô từ 50 - 500 node mạng cũng như vận hành và xử lý những sự cố một cách nhanh chóng, thuần thục. 

Điều kiện để học chứng chỉ IT này là bạn phải hoàn thành bài kiểm tra CCNA Routing và Switching hoặc bất kỳ bài kiểm tra CCIE trước khi chuyển sang kỳ thi chứng chỉ CCNP.

💸 Mức lương trung bình của kỹ sư IT khi có được chứng chỉ CCNP là 99.402 USD/năm.

4. Chứng chỉ Certified Information Security Manager – CISM

CISM là chứng chỉ công nghệ thông tin do Tổ chức ISACA cung cấp vốn tập trung vào bảo mật CNTT ở cấp quản lý, bao gồm 4 lĩnh vực là: quản trị bảo mật thông tin, quản trị rủi ro thông tin, quản lý - phát triển chương trình bảo mật thông tin và quản lý sự cố bảo mật. 

Đối tượng tham gia học chứng chỉ CNTT này là các chuyên gia quản lý bảo mật thông tin (IS Professional level) có ít nhất 05 năm kinh nghiệm và trong vòng 10 năm kể từ ngày thi hoặc 05 năm sau khi vượt qua. Để duy trì hiệu lực của chứng chỉ này, lập trình viên cần làm bài thi định kỳ mỗi năm. 

💸 Mức lương bạn nhận được khi sở hữu chứng chỉ này là: 108.043 USD/năm.

5. Chứng chỉ Project Management Professional - PMP

Được cung cấp bởi Viện Quản lý Dự án (Hoa Kỳ) từ năm 1984, chứng chỉ PMP cho thấy người sở hữu có khả năng dẫn dắt, quản lý nhóm trong việc hoàn thành các dự án, chuyển giao kết quả đáp ứng theo yêu cầu ràng buộc của dự án một cách chuyên nghiệp. 

Khóa học chứng chỉ IT này được thiết kế cho những người làm dự án từ vị trí quản lý như Project Management Office Staff, Project Manager hay kỹ sư IT bình thường. Khóa học sẽ cung cấp kiến thức để điều hành, nghiên cứu phương pháp làm việc hiệu quả và đảm bảo khả năng thành công của dự án bằng cách sử dụng khung PMP. 

Ưu điểm của chứng chỉ CNTT PMP là tính đa ngành khi cho phép người sở hữu có thể làm việc trong mọi lĩnh vực: CNTT, xây dựng và sản xuất. Để tham gia kỳ thi PMP, bạn cần có 03 năm kinh nghiệm quản lý dự án, 4.500 giờ cho các dự án ở vị trí lead và 35 giờ học các khóa quản lý dự án. Trường hợp bằng cấp thứ hai, bạn cần 05 kinh nghiệm, 7.500 giờ làm việc và 35 giờ học các khóa quản lý dự án. 

💸 Mức lương trung bình của kỹ sư IT có chứng chỉ PMP là: 114.475 USD/năm.

project-manager-la-gi
Đọc thêm: Project Manager là gì?

6. Chứng nhận Certified in the Governance of Enterprise IT – CGEIT

Chứng nhận CGEIT được cấp thông qua ISACA vốn dành cho IS, IT director, chuyên gia tư vấn, giám đốc điều hành, manager - những người có vai trò quản lý, tư vấn hoặc các vị trí liên quan đến quản trị CNTT.

Được Global Knowledge xếp hạng là một trong những chứng chỉ công nghệ thông tin có giá trị nhất, chứng nhận CGEIT thể hiện người sở hữu có kiến thức về quản trị CNTT doanh nghiệp. Nó sẽ xác nhận kỹ năng của từng cá nhân trong 5 lĩnh vực công việc chính bao gồm: khung quản trị CNTT doanh nghiệp, quản lý chiến lược, nhận thức lợi ích, tối ưu hóa rủi ro và tài nguyên. 

Các cá nhân muốn đạt chứng nhận CGEIT phải vượt qua bài kiểm tra 3 giờ và cung cấp bằng chứng ít về ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong việc quản lý, đã từng đảm nhiệm vai trò tư vấn, giám sát hoặc hỗ trợ các sáng kiến quản trị CNTT cho doanh nghiệp.

💸 Mức lương của người có chứng chỉ CGEIT là: 121.363 USD/năm.

7. Chứng nhận Certified in Risk and Information Systems Control – CRISC

CRISC là chứng chỉ uy tín trong ngành IT trong việc giám sát rủi ro, tăng hiệu quả cho nhân sự IT và nhân sự các ngành khác trong các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp. Khi đạt được chứng chỉ IT này, người học đã có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn trong việc quản lý rủi ro, thành thạo kỹ năng đánh giá, ứng phó, giám sát và báo cáo rủi ro. 

Khóa học này được thiết kế dành riêng cho các cán bộ quản lý rủi ro CNTT, cán bộ kiểm soát và quản lý chất lượng, CIO và CISO. Điều kiện dự thi chứng chỉ IT này là người học phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, công tác trong lĩnh vực liên quan. Sau khi vượt qua bài kiểm tra và đạt được CRISC, bạn cần phải thực hiện bài thi mỗi năm để duy trì chứng nhận này. 

💸 Mức lương của chuyên gia CNTT khi có chứng chỉ CRISC là 111.049 USD/năm. 

Kết luận

Trên đây mới chỉ là 7 chứng chỉ IT phổ biến được đánh giá cao trong ngành IT hiện nay. CakeResume hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể biết được mình nên học chứng chỉ IT nào để đạt được mục tiêu thu nhập, đạt được vị trí công việc mong muốn. 

Ngoài các kiến thức chuyên môn, để chinh phục các nhà tuyển dụng, các tân sinh viên cũng cần trau dồi thêm các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để có thể xử lý câu hỏi tình huống linh hoạt, chứng minh năng lực của mình cũng như dễ dàng hòa nhập với môi trường công sở.

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy tìm việc làm phù hợp và thu hút nhà tuyển dụng với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Chloe Tran ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.