Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Cách giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả

ky-nang-giai-quyet-van-de
Các bước giải quyết vấn đề trong công việc

Khi gặp chuyện không như ý xảy ra trong cuộc sống, người có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ đưa ra biện pháp xử lý một cách nhanh chóng, ngăn chặn sự việc diễn biến theo chiều hướng tệ hơn. Trong công việc cũng thế, nếu bạn có thể đưa ra những đề xuất giải quyết được tình huống khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, thì chắc chắn bạn sẽ được trọng dụng và tiếp nhận những dự án quan trọng. Kỹ năng xử lý vấn đề sẽ giúp bạn nâng cao sự tự chủ và linh hoạt trong công việc, đồng thời rèn luyện được tốc độ tư duy và cách ứng xử phù hợp khi tiếp xúc với nhiều đối tượng, tình huống khác nhau.

Thế nên, hãy học cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề ở bài viết sau để thành công trong công việc lẫn cuộc sống nhé!

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì và vì sao quan trọng?

Được đánh giá là một trong những kỹ năng mềm thiết thực trong cuộc sống và công việc, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề là gì chưa? Kỹ năng giải quyết vấn đề chính là quá trình bạn quan sát và nhận ra vấn đề, sau đó tìm hiểu và phân tích nguyên nhân gây ra sự việc. Từ đó, bạn có thể đưa ra biện pháp cải thiện hoặc xử lý vấn đề sao cho nhanh chóng, phù hợp và tối ưu nhất.

Việc trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà còn trong sự nghiệp. Nhiều nhà tuyển dụng cho biết, kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc là vô cùng quan trọng và gắn liền với sự thành công của tổ chức. Cụ thể là, một leader giỏi cần biết tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của mình để đưa ra cách giải quyết những bài toán khó đang gặp phải của team hay doanh nghiệp. Còn đối với nhân viên, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp họ  hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng, hiểu quả, từ đó thúc đẩy và đảm bảo tiến độ dự án.

Đọc thêm: Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì? Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Các kỹ năng giải quyết vấn đề cần có

1. Kỹ năng giao tiếp 

Cách giải quyết vấn đề trong công việc thông qua lời nói có căn cứ, lập luận rõ ràng, thuyết phục chính là phương pháp được mọi người sử dụng nhiều nhất ở nơi công sở. Bằng kỹ năng giao tiếp khéo léo, bạn có thể đàm phán và truyền đạt biện pháp xử lý vấn đề đã đề xuất nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi cho mọi người. Biết lắng nghe ý kiến của người khác cũng giúp cho quyết định của bạn được công bằng hơn.

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Các kỹ năng giao tiếp cần chú trọng nhất

2. Tư duy phản biện

Để có thể bảo vệ quan điểm của bản thân khi cần thiết, bạn cần rèn luyện tư duy phản biện. Kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề tốt hơn, triệt để hơn.

3. Kỹ năng làm việc nhóm 

Làm việc nhóm hiệu quả không chỉ giúp nâng cao tinh thần đồng đội, mà còn giúp bạn nảy sinh ý tưởng hoặc biện pháp xử lý vấn đề khi mọi người đưa ra ý kiến và thảo luận cùng nhau.

ky-nang-lam-viec-nhom
Đọc thêm: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Các kỹ năng teamwork giúp làm việc hiệu quả

4. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích vấn đề

Để có cái nhìn tường tận hơn về tình huống đang diễn ra, bạn cần rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách nghiên cứu và phân tích nguyên nhân. Từ đó, bạn có thể đưa ra biện pháp xử lý tối ưu và hiệu quả nhất.

5. Kỹ năng quản trị rủi ro

Thay vì thường xuyên xử lý vấn đề, trang bị kỹ năng quản trị rủi ro sẽ giúp bạn dự đoán trước những tình huống không mong muốn xảy ra, để giảm thiểu thiệt hại cho công ty và rèn luyện cho cấp dưới tâm lý mạnh mẽ, tránh hoang mang, hoảng loạn quá mức.

6. Kỹ năng ra quyết định 

Người có kỹ năng xử lý vấn đề tốt là người biết nắm bắt thời điểm ra quyết định, giải quyết vấn đề kịp thời để không gây ảnh hưởng đến quyền lợi công ty và khách hàng. Nếu muốn rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể bắt đầu bằng việc rèn luyện sự tự tin ở bản thân mình.

Cách giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả

🔎 Bước 1: Xác định vấn đề.

Nhận biết vấn đề và đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc sẽ giúp bạn biết được thứ tự ưu tiên cần được xử lý, tránh lãng phí thời gian và công sức mà không đúng nơi đúng chỗ.

🔎 Bước 2: Nhìn vấn đề đa chiều.

Để tránh góc nhìn chủ quan mang tính cá nhân, bạn nên đặt nhiều câu hỏi và đưa ra câu trả lời từ nhiều góc nhìn khác nhau, để có thể tiếp cận vấn đề một cách rõ ràng và khách quan hơn.

🔎 Bước 3: Tìm ra nguyên nhân chính.

Bước này rất quan trọng trong kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề. Vì đây là tiền đề để bạn lập phương án xử lý thích hợp cho vấn đề đang xảy ra.

🔎 Bước 4: Chọn lựa hướng giải quyết tối ưu.

Bạn nên làm rõ mục tiêu cần đạt được trước khi đưa ra bất kỳ phương pháp giải quyết nào! Bạn có thể lập nhiều phương án khác nhau, sau đó tổng hợp, cân nhắc và lựa chọn biện pháp xử lý vấn đề tối ưu nhất.

🔎 Bước 5: Thực thi giải pháp. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề còn được thể hiện qua quá trình thực hiện giải pháp. Việc bạn có thực hiện đầy đủ các bước để kế hoạch diễn ra suôn sẻ hay không cũng góp phần làm nên sự thành công của cách giải quyết vấn đề đấy!

🔎 Bước 6: Theo dõi và đánh giá kết quả phương án.

Đánh giá lại kết quả của quá trình thực hiện phương án sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Nếu nhận được kết quả tốt, có nghĩa là bạn đã đề xuất một phương án hiệu quả và nên tự hào về bản thân. Ngược lại, kết quả chưa được như mong đợi là cơ hội để bạn nhìn ra thiếu sót của bản thân và rút kinh nghiệm để xử lý vấn đề đúng đắn hơn sau này.

Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

1. Trau dồi kiến thức chuyên môn  

Việc củng cố kiến thức chuyên môn cho bản thân sẽ làm bạn thêm tự tin vào kỹ năng xử lý vấn đề của mình, tăng tính thuyết phục cho các quyết định mà bạn đưa ra.

2. Bồi dưỡng tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề. Lý do là khi  bạn có chính kiến và quan điểm của riêng mình, bạn sẽ nhận thức được quan điểm cần được bảo vệ và lập luận chính xác hơn, từ đó đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất.

3. Xây dựng kịch bản tình huống để luyện tập

Tip rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc hay chính là xây dựng kịch bản tình huống xảy ra vấn đề. Sau đó, bạn hãy thử tìm hướng giải quyết sao cho phù hợp với mục tiêu mong muốn đạt được. Đây còn là cách rèn luyện sự nhạy bén và tốc độ tư duy, giúp bạn giải quyết vấn đề vừa nhanh vừa hiệu quả!

4. Ghi nhớ các bước giải quyết vấn đề

Để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn cần ghi nhớ các bước giải quyết vấn đề hiệu quả trong công việc lẫn đời sống mà chúng mình đã đề cập ở trên. Bởi vì nếu làm sai quy trình, bạn có thể bỏ lỡ ý kiến của các bên liên quan, đưa ra biện pháp xử lý cảm tính hoặc thậm chí không giải quyết được vấn đề.

5. Rút ra bài học từ phương án giải quyết cũ

Việc nhìn nhận và đánh giá lại mức độ hiệu quả của các phương án cũ để rút ra bài học cho bản thân là điều cần thiết mà ai cũng nên làm! Điều này không chỉ đo lường được hiệu suất công việc, mà còn chỉ ra những thiếu sót trong cách xác định và phân tích của bạn, từ đó cải thiện kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề. Người dũng cảm và thành công trong công việc là người dám đối mặt với điểm yếu của mình và tìm cách cải thiện chúng ngày một tốt hơn.



📍Kết luận: 

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng mềm vô cùng thiết yếu mà ai cũng cần rèn luyện cho bản thân. Việc trang bị kỹ năng xử lý vấn đề từ sớm sẽ giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm, nắm rõ cách giải quyết phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau, cũng như rèn luyện tốc độ tư duy và phản ứng nhanh nhạy khi xảy ra các tình huống bất ngờ. Bất kể trong cuộc sống hay công việc, người biết cách giải quyết vấn đề trong công việc sẽ luôn được mọi người tín nhiệm, đảm nhận trọng trách và dễ đạt được thành công hơn nhờ cách xử lý tình huống khéo léo, hiệu quả.

Ngoài khả năng giải quyết vấn đề ra, bạn có thắc mắc nhà tuyển dụng còn ấn tượng với những kỹ năng nào không? Tham khảo ngay 50+ kỹ năng ghi điểm trong CV xin việc nhé!

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 22nd 2023

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.