Machine Learning là gì? Cơ hội việc làm Machine Learning ra sao?

machine-learning-la-gi
Học Machine Learning ra làm gì?

Machine Learning là gì mà đang trở thành một khía cạnh được bàn luận rất nhiều trong cuộc cách mạng số hóa. Những ứng dụng của Machine Learning là một phần không thể thiếu của trí tuệ nhân tạo - AI nói riêng và khoa học dữ liệu nói chung, đây cũng là một lĩnh vực đầy tiềm năng trong thị trường việc làm hiện đại. 

Vậy Machine Learning là gì dưới góc nhìn định hướng sự nghiệp? Học Machine Learning đòi hỏi những kỹ năng nào? Sinh viên ra trường ngành Machine Learning có những cơ hội việc làm ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Machine Learning là gì?

Machine Learning (ML), hay Học Máy là một lĩnh vực con của trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) và khoa học máy tính (Computer Science - CS). Machine Learning là quá trình phát triển các thuật toán hoặc mô hình máy tính biết tự động "học" từ dữ liệu (data) để giải quyết những vấn đề cụ thể và tăng độ chính xác theo thời gian. 

Hệ thống học máy được sử dụng cho mục đích gì?

Các hệ thống ML không cần phải được lập trình cụ thể cho từng tác vụ cụ thể, nhưng ứng dụng của machine learning thì có rất nhiều. 

  • Phân loại: Xác định các nhóm dữ liệu và phân loại. Ví dụ: Phân loại email rác (spam) và email quan trọng.
  • Dự đoán: Dự đoán một giá trị hoặc kết quả trong tương lai dựa vào lịch sử dữ liệu. Ví dụ: dự đoán giá cổ phiếu hoặc dự báo thời tiết. 
  • Phân cụm: Chia các dữ liệu tương đồng trong một tập dữ liệu lớn thành các nhóm dữ liệu (ví dụ: Phân cụm khách hàng bằng cách phân tích hành vị mua sắm của họ).

Vậy Machine Learning bao gồm những dạng nào? Bạn có biết những thuật ngữ như Reinforcement Learning, Deep Learning,... có nghĩa là gì?

Các mô hình học máy phổ biến

  • Học máy có giám sát (Supervised Learning): Là mô hình Machine Learning được huấn luyện dựa trên các điểm dữ liệu đã được gán nhãn. Mục tiêu của Học máy có giám sát là mô hình này biết cách phân loại hay dự đoán đúng nhãn cho các điểm dữ liệu mới. 
  • Học máy sâu (Deep Learning): Là mô hình Machine Learning xây dựng mạng nơ-ron nhân tạo để học từ dữ liệu. Deep Learning đóng vai trò quan trọng trong các công nghệ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing), thị giác máy tính (Computer Vision), hay nhận diện giọng nói (Speech Recognition).
  • Học tăng cường (Reinforcement Learning): Là mô hình Machine Learning phát triển các tác nhân (agent) biết học cách đưa ra quyết định tối ưu trong môi trường phức tạp (ví dụ: các hệ thống xe tự lái, chẩn đoán bệnh tật,...).

Học machine learning để làm gì?

Machine Learning là một lĩnh vực đa dạng và không ngừng phát triển. Do đó, có rất nhiều lý do khiến ngày càng có nhiều người muốn học về Machine Learning. Một số câu trả lời ngắn gọn có thể là:

  • Nghiên cứu phát triển các thuật toán/sản phẩm trí tuệ nhân tạo mới
  • Cải thiện kỹ năng lập trình
  • Ứng dụng học máy vào kinh doanh, toán học, khoa học dữ liệu, y tế,...
  • Nắm bắt cơ hội nghề nghiệp cực hấp dẫn

Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu những yêu cầu về kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết cho người học Machine Learning.

Học Machine Learning cần gì?

Yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn

Có một số kiến thức chuyên môn mà người học Machine Learning cần nắm được để phát triển và sử dụng các mô hình học máy hiệu quả, gồm có:

Toán học và thuật toán 

  • Đại số tuyến tính: Hiểu về ma trận, phép nhân ma trận, và phương trình tuyến tính.
  • Xác suất và thống kê: Hiểu về xác suất, thống kê cơ bản, và định lý Bayes.
  • Kiến thức về thuật toán (Algorithm):  Hồi quy tuyến tính, hồi quy logistic, vector,...

Lập trình

  • Ngôn ngữ lập trình: Biết sử dụng ít nhất một ngôn ngữ lập trình dùng trong Machine Learning như Python, C++, R và Java.
  • Thư viện và framework: Biết sử dụng các thư viện và framework Machine Learning như Caffe, Tensorflow, Theano hay Torch.

Kỹ năng xử lý dữ liệu

  • Thu thập và làm sạch dữ liệu: Người học Machine Learning cần có kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu trong trường hợp bị thiếu hay lỗi dữ liệu. 
  • Phân tích dữ liệu: Biết cách khám phá và trực quan hóa tập dữ liệu.
  • Đánh giá mô hình: Biết cách đánh giá và tối ưu hóa hiệu suất các mô hình học máy.

📍 Tìm hiểu ngay khái niệm và chuyện nghề "Data Analyst" để biết phân tích dữ liệu là làm gì nhé!

Yêu cầu về kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm cũng rất quan trọng với người học Machine Learning, giúp bạn hợp tác, giải quyết vấn đề và phát triển sự nghiệp lâu dài. Một số kỹ năng mềm điển hình cho ngành học máy là:

  • Khả năng giải quyết vấn đề
  • Tư duy logic
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu.
  • Kỹ năng làm việc nhóm 
  • Kỹ năng giao tiếp

💡 Học Machine Learning là một quá trình liên tục và không ngừng phát triển để tiếp cận những tiến bộ trong lĩnh vực này, từ đó tạo ra các ứng dụng mới nhằm giải quyết các vấn đề thực tế. Bắt đầu từ việc hiểu Machine Learning là gì, bạn có thể tìm đến các khóa học và tài liệu trực tuyến, sau đó chuyên môn hóa bằng việc học để lấy bằng cấp, tham gia vào các dự án thực tế,...

ky-nang-lam-viec-nhom
Ví dụ về kỹ năng làm việc nhóm

Học Machine Learning ra làm gì?

Machine Learning là lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng và cần nhân lực, vì vậy các cơ hội việc làm Machine Learning là rất đa dạng. Dưới đây là một số công việc và vai trò bạn có thể theo đuổi sau khi học Machine Learning.

1. Machine Learning Engineer

Machine Learning Scientist là gì?

Kỹ sư Machine Learning là chuyên gia trong lĩnh vực học máy với công việc chính là phát triển, triển khai và duy trì/tối ưu hóa hiệu suất của các hệ thống Machine Learning và các ứng dụng AI hoạt động dựa trên dữ liệu. 

Mức lương của Machine Learning Scientist

Học Machine Learning ra làm kỹ sư, mức lương của bạn có thể giao động rất nhiều tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm và địa điểm. Tuy nhiên, con số này có thể bắt đầu từ 11 triệu VNĐ/tháng cho đến 25 triệu VNĐ/tháng. 

2. Data Scientist

Data Scientist là gì?

Data Scientist là chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học Dữ liệu - người có vai trò phân tích dữ liệu và tạo ra thông tin/dự đoán hữu ích để hỗ trợ các quyết định kinh doanh.

Công cụ cần thiết của Data Scientists không chỉ có Machine Learning mà còn bao gồm kiến thức về thống kê, khai thác dữ liệu, và trí tuệ nhân tạo căn bản.

Mức lương của Data Scientist:

Thu nhập của một Kỹ sư Khoa học dữ liệu thường rất cao, có thể lên tới 70 triệu VNĐ/tháng.

3. AI Researcher 

AI Researcher là gì?

AI Researcher là những chuyên gia tập trung vào nghiên cứu và phát triển trong AI.

Công việc của AI Researcher chuyên về nghiên cứu và tạo ra các thuật toán, mô hình và phương pháp để giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến các công nghệ trí tuệ nhân tạo mới nhất.

Mức lương của AI Research:

Chuyên viên làm việc trong lĩnh vực AI luôn được hưởng mức lương rất hấp dẫn cùng với các lợi ích, chế độ bảo hiểm tốt.

Thu nhập của AI Researcher có thể lên tới trên 60 triệu/tháng. 

xu-huong-nghe-nghiep
Đọc thêm: Câu hỏi thường gặp về xu hướng nghề nghiệp ở Việt Nam

4. Giảng viên Machine Learning

Giảng viên Machine Learning là gì?

Các giảng viên Machine Learning làm việc tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm nghiên cứu/đào tạo công nghệ.

Công việc của giảng viên Machine Learning là giảng dạy các môn về học máy cho sinh viên, cũng như tiến hành các nghiên cứu liên quan đến học máy. Vị trí này thường yêu cầu ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm thực thế. 

Mức lương giảng viên Machine Learning:

Thu nhập của giảng viên Machine Learning có thể giao động từ 11-15 triệu VNĐ/tháng cho vị trí part-time và 20-30 triệu VNĐ/tháng cho vị trí full-time. 


📍 Kết luận:

Ngoài những vai trò trên, người ra trường ngành Machine Learning còn có thể chọn con đường nghiên cứu và phát triển tự do, làm startup hoặc cố vấn viên tự do cho các doanh nghiệp và tổ chức. 

Tại Việt Nam, Machine Learning đang phát triển không ngừng, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. FPT, VinAI, VNG, và các công ty khởi nghiệp ngành AI đang tạo ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.

Machine Learning cũng có nhu cầu tuyển dụng cao trên phạm vi toàn cầu. Các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Microsoft, Amazon và Apple luôn tìm kiếm những nhân tài trong lĩnh vực AI/Học máy để phát triển nhanh chóng sản phẩm và dịch vụ của họ. 

CakeResume chúc các bạn nhiều thành công trên hành trình tìm kiếm và phát triển sự nghiệp của mình!

Đọc thêm: AI là gì? Học trí tuệ nhân tạo ra làm gì?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng IT uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm CNTT phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.