Kiến trúc sư là gì? Tìm hiểu về công việc của nghề kiến trúc sư

kien-truc-su-la-gi
Mô tả công việc kiến trúc sư

Khi đời sống con người ngày càng phát triển, ngoài việc cần giải quyết được những vấn đề về mục đính sử dụng thì các công trình xây dựng hiện nay còn cần chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ. Do đó, nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư có tay nghề đang ngày càng tăng cao, đi kèm với đó là mức lương vô cùng hấp dẫn. 

Vậy nghề kiến trúc sư là gì, hay cụ thể công việc của kiến trúc sư là làm gì? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nghề kiến trúc sư, tất tần tật những thông tin quan trọng từ nội dung công việc đến các kỹ năng mà một kiến trúc sư cần có - để định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách đúng đắn. 

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là những người chịu trách nhiệm đưa ra giải pháp kiến trúc cho các nhu cầu xây dựng của các lĩnh vực khác nhau. Họ sẽ đưa ra những ý tưởng thiết kế mặt bằng, không gian sao cho đáp ứng được cả những yêu cầu về kỹ thuật cũng như về hình thức, không chỉ tối ưu hóa công năng mà còn nâng cao tính thẩm mỹ của các công trình xây dựng. Ngoài ra, những người làm nghề kiến trúc sư còn tham gia vào quá trình quy hoạch cho khu dân cư cũng như xây dựng cảnh quan đô thị.

Vậy vai trò của kiến trúc sư là gì trong lĩnh vực xây dựng? Khi thực hiện các dự án kiến trúc, kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ dự án, tham gia từ những bước đầu tiên từ việc tư vấn cho khách hàng, định hướng phát triển dự án cho đến các công đoạn thiết kế, giám sát thi công. Do đó, nếu không có những bản vẽ và sự giám sát chặt chẽ từ kiến trúc sư, sẽ rất khó để dự án có thể hoàn thiện được một cách hoàn chỉnh theo ý tưởng ban đầu đề ra. 

Đồng thời, với những ý tưởng nghệ thuật sáng tạo, nghề kiến trúc sư sẽ giúp mang thêm vẻ đẹp vào cuộc sống hàng ngày thông qua việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

mau-cv-kien-truc-su
Mẫu CV kiến trúc tạo bởi CakeResume

Nghề kiến trúc sư làm gì?

Không phải ai cũng nắm rõ kiến trúc sư làm gì và cho rằng công việc kiến trúc sư là chỉ cần ngồi máy tính thiết kế các bản vẽ. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong những nhiệm vụ mà một kiến trúc sư phải đảm nhận. 

Công việc của kiến trúc sư bao gồm:

  • Gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để lên ý tưởng, mục tiêu cho dự án.
  • Lên kế hoạch và thiết kế bản vẽ kiến trúc, bản vẽ thi công.
  • Trình bày với khách hàng và sửa đổi, điều chỉnh theo phản hồi của khách hàng.
  • Tìm hiểu và lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp cho dự án.
  • Phân tích, nghiên cứu tính khả thi của dự án, thiết lập và quản lý ngân sách.
  • Xin giấy phép quy hoạch từ chính quyền địa phương để đáp bảo dự án được phép thi công, tuân theo đúng các quy định về xây dựng.
  • Quản lý và giám sát dự án, đảm bảo công trình được thi công theo đúng thiết kế, chất lượng và tiến độ đề ra.

Dưới đây là bản tin tuyển dụng kiến trúc sư trên thực tế:

Nguồn: Facebook Tuyển Dụng Kiến Trúc Sư 

Câu hỏi thường gặp về nghề kiến trúc sư

1. Kiến trúc sư học ngành gì?

Nghề kiến trúc sư là một công việc rất đặc thù yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao. Do đó, nếu bạn lựa chọn và muốn theo đuổi ngành nghề này, có một số ngành nhất định mà bạn nên theo học để có được kiến thức nền tảng tốt, tránh việc bỡ ngỡ hoặc không theo kịp khi bước chân vào thị trường lao động. Vậy kiến trúc sư cần học gì?

Thông thường, những bạn muốn theo nghề kiến trúc sư học ngành kiến trúc là phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số ngành liên quan khác như: xây dựng, thiết kế hoặc mỹ thuật. 

Kiến trúc sư học những ngành sau: 

  • Kiến trúc
  • Quy hoạch vùng và đô thị
  • Kiến trúc cảnh quan
  • Thiết kế nội thất
  • Thiết kế mỹ thuật
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Quản lý xây dựng
  • Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
  • Môi trường đô thị

2. Kiến trúc sư cần gì?

Có bạn sẽ nghĩ rằng chỉ cần có năng khiếu vẽ là đủ để làm nghề kiến trúc sư. Tuy nhiên, suy nghĩ này là chưa chính xác, bởi khả năng mỹ thuật chỉ là một trong những điều kiện cần. Vậy làm kiến trúc sư cần gì để có thể đảm nhận tốt công việc của mình? 

Nếu muốn biết, cách đơn giản nhất là hãy nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc kiến trúc sư. Những bản JD này sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết nhất về những kỹ năng cần có của kiến trúc sư, không chỉ về chuyên môn mà còn cả kỹ năng mềm. Càng đạt được nhiều yêu cầu có trong bản JD nghề kiến trúc sư, bạn sẽ càng dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng. 

ky-nang-cung-ky-nang-mem
Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Dưới đây là một số kỹ năng thường được yêu cầu trong bản mô tả công việc nghề kiến trúc sư:

Kỹ năng chuyên môn kiến trúc sư:

  • Kỹ năng thiết kế
  • Phác thảo bản vẽ tay
  • Xây dựng mô hình 3D
  • In 3D và tạo mẫu
  • Khả năng tính toán
  • AutoCAD, SketchUp Pro

Kỹ năng mềm kiến trúc sư:

  • Khả năng thuyết trình
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Khiếu thẩm mỹ, tư duy sáng tạo
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Ttư duy logic
  • Kỹ năng quản lý thời gian

Bên cạnh những kỹ năng kể trên, bạn cần phải có được chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư để có thể làm công việc này. Đây là văn bằng được cấp bởi Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng cho kiến trúc sư đạt đủ điều kiện để đảm nhận các công việc thiết kế kiến trúc và xây dựng công trình. 

3. Kiến trúc sư có cần hiểu biết về pháp luật không?

Kiến trúc và pháp luật, hai lĩnh vực tưởng như hoàn toàn khác nhau nhưng trên thực tế, kiến trúc sư cần những hiểu biết nhất định về luật pháp, đặc biệt là quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Do đó, việc nắm rõ và cập nhật những kiến thức pháp lý về xây dựng là rất cần thiết đối với nghề kiến trúc sư, bởi nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình lên kế hoạch xây dựng bản vẽ. Từ đó tránh được sai sót liên quan đến quy chuẩn về cơ sở hạ tầng và hạn chế việc phải làm lại bản thiết kế.

4. Nghề kiến trúc sư lương tháng bao nhiêu?

Mức lương luôn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Vậy nghề kiến trúc sư lương tháng bao nhiêu, liệu nó có xứng đáng để bạn đầu tư công sức theo đuổi không?

Giống như những ngành nghề khác, mức lương nghề kiến trúc sư sẽ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và tay nghề của bạn. Trung bình một kiến trúc sư mới vào nghề sẽ có mức lương trong khoảng từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng một tháng. Nếu có chuyên môn cao hoặc ở vị trí cao hơn, bạn có thể đạt được mức lương lên tới 15.000.000 đến 25.000.000 đồng.

Ngoài ra, khi đã có trình độ nhất định, bạn cũng có thể nhận thêm các dự án thiết kế kiến trúc bên ngoài. Đây cũng là một cách hiệu quả giúp bạn tăng thêm thu nhập của mình khi theo nghề kiến trúc sư đó. 

5. Tìm việc làm kiến trúc sư có khó không?

Với nhu cầu nhân sự ngày càng tăng cao, hiện nay có không ít các công việc liên quan đến lĩnh vực thiết kế kiến trúc để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể vào làm trong nghề kiến trúc sư này, bạn cũng cần phải có đủ năng lực để đối mặt với sự cạnh tranh của thị trường lao động. 

Vì vậy, ngoài việc tập trung trau dồi các kỹ năng và kiến thức cơ bản, bạn nên chú trọng tạo CV online và portfolio kiến trúc sư của mình, bởi tài liệu này sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình tìm kiếm việc làm, giúp "phô bày" năng lực của bạn với nhà tuyển dụng. 

Bên cạnh đó, trả lời phỏng vấn cũng là một trong những kỹ năng quan trọng để dù cho bạn có gặp phải những câu hỏi “hóc búa” từ nhà tuyển dụng, bạn cũng sẽ biết cách xử lý tình huống và trả lời sao cho hay. Chỉ cần bạn dành thời gian chuẩn bị kỹ, tìm việc làm kiến trúc sư sẽ không còn là điều quá khó khăn.



 🔎 Kết luận: 

Dù lựa chọn nghề nghiệp kiến trúc sư là gì, thì các cử nhân ngành này khi ra trường cũng có cơ hội việc làm đa dạng, như: thiết kế nội thất, kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư công trình,… Hoặc, bạn có thể lựa chọn làm cho doanh nghiệp hay nhận job "freelance".

Tuy nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng để tìm được việc làm kiến trúc phù hợp lại không phải dễ. Theo dõi website CakeResume để đón xem tin tuyển dụng mới nhất và rất uy tín nhé các bạn ơi!

Đọc thêm: Nhảy việc: Kinh nghiệm nào để tìm việc thành công?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Lan Nguyen ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.