Nhân viên R&D là làm gì? Mức lương và cơ hội việc làm nghề R&D

nhan-vien-R-D-lam-gi
Nhân viên R&D làm gì?

Nhân viên R&D (Research and Development) là những nhân sự quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hình tương lai và sự phát triển của tổ chức. Công việc của R&D không chỉ đơn giản là làm việc trong phòng thí nghiệm hay trên máy tính, mà còn tạo ra và thúc đẩy sự đổi mới cho sản phẩm, dịch vụ và công nghệ; từ đó, giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng biến đổi của thị trường.

Chính vì thế, đây là vị trí thích hợp với ai không ngại thử thách và có tư duy logic tốt. Cùng CakeResume khám phá công việc cụ thể của nhân viên R&D là gì, tiêu chí tuyển dụng và cơ hội việc làm như thế nào ngay sau đây để định hướng nghề nghiệp cho bản thân nhé!

R&D là gì?

R&D, viết tắt của Research and Development (Nghiên cứu và Phát triển), là một khía cạnh quan trọng của hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong việc đảm bảo sự đổi mới và tính cạnh tranh của tổ chức. Đây là quá trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm để cải thiện hoặc tạo ra các sản phẩm, dự án, công nghệ hoặc ý tưởng mới.

Có thể nói, bộ phận R&D là "linh hồn sống" của một công ty, giúp nuôi dưỡng mầm xanh hy vọng và duy trì sự phát triển của tổ chức trong thị trường đầy cạnh tranh. Chính vì thế, nhân viên R&D đóng một vai trò không thể thiếu trong việc định hình tương lai và sự thành công của tổ chức.

R&D có thể được chia thành 4 nhóm chính sau đây:

1. Product R&D

Nhân viên RD tập trung vào việc nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm cũ, nhằm thu hút và giữ chân người dùng, giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng.

Ví dụ: Công ty I-soup cho ra đời “canh ăn liền” giúp những người bận rộn có thể thưởng thức hương vị Việt mà không cần phải vào bếp.

2. Technology R&D

Chuyên viên R&D nghiên cứu, cải tiến công nghệ hiện có và tìm ra những công nghệ độc quyền để tạo tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, thu về lợi nhuận cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho người dùng.

Ví dụ: Tập đoàn mỹ phẩm Kielh’s ứng dụng công nghệ bọc vi nang Micro-Dose giúp phân tử Retinol bền vững, thẩm thấu sâu hơn vào trong da, giúp da tái tạo hiệu quả.

3. Packaging R&D

Nhân viên R&D chịu trách nhiệm về nghiên cứu và phát triển bao bì sản phẩm để thu hút người tiêu dùng và đảm bảo tính thân thiện với môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng tái chế ngày càng tăng.

Ví dụ: Công ty mỹ phầm thuần chay Cocoon hợp tác với rapper Suboi tạo nên bao bì đậm chất “Queen” mang đến thông điệp yêu bản thân tích cực cho phái đẹp.

4. Process R&D

Nhân viên R&D tập trung cải tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất, cung ứng hoặc quy trình nội bộ, giúp giảm chi phí và tăng năng suất cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Công trường sử dụng quy chế chấm công với công nghệ VCloudcam của VNG để linh hoạt hóa quá trình chấm công truyền thống.

Mỗi lĩnh vực R&D này đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển và cạnh tranh của tổ chức trong thị trường đầy thách thức. Kiến thức và kỹ năng cần có của nhân viên R&D sẽ tùy thuộc vào các hoạt động và lĩnh vực công việc của họ, thế nhưng, việc cải thiện và đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị trường luôn là mục tiêu chung của mọi phòng ban R&D.

Công việc của nhân viên R&D là gì?

Tuy mỗi nhóm chính trong lĩnh vực R&D có những đặc thù riêng biệt, nhưng những đầu việc chính trong bảng mô tả công việc nhân viên R&D thường bao gồm: 

  • Xác định mục tiêu, lập kế hoạch chi tiết cho dự án nghiên cứu và phát triển.
  • Thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm để đánh giá khả năng phát triển và tiềm năng thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  • Đảm bảo tính khả thi, hiệu suất, độ an toàn và chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy trình vận hành tiêu chuẩn và tuân thủ các chính sách, hướng dẫn an toàn của pháp luật trong quá trình phát triển, đổi mới sản phẩm.
  • Hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác như sản xuất, tiếp thị và chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm được phát triển và sản xuất thành công.

Nhìn chung, việc làm của nhân viên phòng R&D đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và kiến thức chuyên môn vững vàng để đảm bảo rằng công ty luôn tiến xa trong sự đổi mới và phát triển. 

tu-duy-sang-tao
Đọc thêm: Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo trong công việc

Câu hỏi thường gặp khác về nghề R&D

❓Mức lương nhân viên R&D tại Việt Nam là bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên R&D tùy thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm và lĩnh vực hoạt động của công ty. Tuy nhiên, mức lương của chuyên viên R&D ở các thành phố lớn tại Việt Nam sẽ được chia bổ như sau:

  • Sinh viên mới tốt nghiệp: 6-12 triệu VND/tháng. 
  • Nhân viên RD có kinh nghiệm từ 1-3 năm: 12-20 triệu VND/tháng.
  • Nhân viên RD có kinh nghiệm 5 năm trở lên: 20-40 triệu VND/tháng.

❓Kỹ năng cần có của nhân viên R&D là gì?

Khi tuyển nhân viên R&D, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên cần có các kỹ năng và yếu tố sau: 

  • Hiểu biết sâu về lĩnh vực cụ thể mà bạn làm việc, bao gồm kiến thức về sản phẩm, công nghệ, hoặc dịch vụ.
  • Khả năng tiến hành nghiên cứu cặn kẽ, phân tích dữ liệu, và đánh giá mức độ khả thi của các ý tưởng và dự án.
  • Khả năng sáng tạo nên các giải pháp mới.
  • ó khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả, cũng như làm việc trong môi trường đa dạng và đội nhóm.
  • Kiến thức chuyên môn lĩnh vực R&D đa số là ngoại ngữ, vi thế để nâng cao trình độ bản thân, khả năng ngoại ngữ của chuyên viên R&D là không thể thiếu. 
ky-nang-cung-ky-nang-mem
Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

❓Cơ hội việc làm R&D hiện nay như thế nào?

Tình hình cơ hội việc làm R&D tại Việt Nam hiện nay đang trở nên hấp dẫn và đa dạng hơn bao giờ hết. Điều này có sự ảnh hưởng phần lớn từ các công ty trong và ngoài nước, đặc biệt là các công ty công nghệ và sản xuất, đang chú trọng vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ.

Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ hội việc làm R&D còn mở rộng sang nhiều ngành khác nhau như y tế, môi trường, thực phẩm, sản xuất,.... Điều này tạo điều kiện cho các chuyên gia R&D làm việc trong môi trường quốc tế và hợp tác với các đồng nghiệp toàn cầu, mở rộng mạng lưới chuyên môn và cơ hội làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau.

Thế nên, tiềm năng phát triển và cơ hội tuyển dụng trong lĩnh vực R&D tại Việt Nam đang vô cùng hấp dẫn và đa dạng, đặc biệt có lợi đối với các nhân viên R&D tiếng Anh tốt nhằm mục đích giao tiếp và hợp tác với các đối tác quốc tế.



🔎 Kết luận: 

Tóm lại, để trở thành một chuyên viên R&D ưu tú, ngoài việc tìm hiểu nhiệm vụ chính của nhân viên R&D là gì thì bạn còn phải trang bị kỹ năng nghiên cứu và phân tích logic, khả năng theo dõi và đánh giá hiệu suất chính xác, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ tốt. 

Ngoài ra, khả năng thích ứng nhanh và tinh thần đồng đội cũng khá quan trọng khi làm R&D vì bạn cần phối hợp với các phòng ban khác để sản phẩm có thể thuận lợi ra mắt thị trường hoặc công bố cải tiến thành công đến công chúng! 

Nếu đã xác định tìm việc làm R&D thì hãy tạo ngay chiếc CV online xịn sòportfolio tham khảo theo mẫu có sẵn của những “tiền bối” cùng ngành nhé! Chúc bạn sớm “rinh” dream job!

Đọc thêm: Business Analyst là gì? Giải đáp các câu hỏi về nghề BA

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie ShenChou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.