Telesale là gì? Nhiệm vụ công việc của telesale?

telesale-la-gi
Các kỹ năng cần có của công việc telesale

Telesale là công việc đang được nhiều người săn đón nhất trên thị trường hiện nay bởi mức lương vô cùng hấp dẫn và nhu cầu tuyển dụng của công ty ngày càng cao.Tuy nhiên, nhiều người cho rằng làm telesale là làm nhiệm vụ gọi điện thoại cho khách hàng mà thôi. Vậy thực chất telesale là gì? Kỹ năng cần có của nghề telesale là gì?

Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ về công việc telesale và giúp ích cho con đường định hướng nghề nghiệp tương lai nhé!

Telesale là gì?

Telesale nghĩa là gì?

Telesale là cụm từ ghép gồm “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sale” chính là hoạt động bán hàng. Nói đơn giản, telesale là công việc bao gồm bán hàng, cung cấp các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty kết hợp tư vấn giải đáp nhu cầu, chốt đơn thành công cho khách hàng thông qua cuộc gọi điện thoại. 

Hiện nay, vị trí công việc telesale được hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng. Lý do chính là nghề telesale có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ y tế, giáo dục, kinh doanh đa dạng các mặt hàng, dịch vụ,... Vì thế, cơ hội việc làm telesale xuất hiện khá nhiều trên các kênh tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ telesale là làm gì, cụ thể mô tả công việc telesale ra sao để có thể trau dồi kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc.

Telesale khác gì với sale?

Một số người hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, bởi cả hai vị trí đều liên quan đến hoạt động bán hàng. Nhìn chung, sale bao hàm cả telesale đều là những hình thức gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, telesale khác với sale ở chỗ:

Sale:

  • Sale gồm nhiều cách thức bán hàng như bán hàng trực tiếp, bán hàng trực tuyến, bán hàng thông qua điện thoại,...
  • Sale có thể tiếp cận được lượng data khách hàng lớn và ngày càng mở rộng thị phần
  • Môi trường làm việc của sale rất linh động, họ có thể đến cửa hàng, siêu thị, nhà phân phối để gặp khách hàng và khảo sát thị trường

Telesale:

  • Telesale thường chỉ tập trung bán hàng qua điện thoại bằng cách tư vấn, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và chốt đơn ngay khi khách hàng đồng ý
  • Telesale cần tuân thủ theo kịch bản nhất định để gia tăng mức độ hiệu quả của hoạt động bán hàng
  • Nhân viên telesale làm việc cố định tại văn phòng để có thể tiện gọi điện và trao đổi với khách hàng
sale-la-gi
Đọc thêm: Câu hỏi thường gặp về nghề sales

Telesale là làm gì?

Sau khi hiểu rõ telesale là gì, cùng CakeResume tìm hiểu kỹ hơn về telesale là công việc gì nhé!

1. Tạo mối quan hệ với khách hàng

Nghề telesale là phải luôn biết cách tạo mối quan hệ tích cực, lâu dài với khách hàng. Thông qua các cuộc gọi bán hàng, nhân viên telesale cần khéo léo tạo đầu mối hoặc thu thập dữ liệu khách hàng để lần sau có thể duy trì mức độ thân thiết và tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

2. Tự tin bán hàng trực tiếp

Một trong những công việc telesale luôn phải làm thật tốt chính là liên lạc điện thoại với khách hàng mới hoặc những khách hàng có sẵn trong dữ liệu hệ thống. Bạn phải sử dụng kịch bản bán hàng một cách khéo léo, bắt đầu từ lời chào cho đến giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ và các chương trình khuyến mãi đang diễn ra để kích thích sự tò mò và tạo nhu cầu cho khách hàng.

3. Tiếp nhận và xử lý đơn hàng

Mức độ hiệu quả của nghề telesale là làm sao cho khách hàng có thể mua hàng với một thái độ vui vẻ, cởi mở và quay lại vào lần sau. Điều này phụ thuộc vào việc nhân viên bán hàng sẽ tiếp nhận và xử lý đơn hàng như thế nào. Chẳng hạn như khi có khách hàng liên hệ đặt đơn hàng, nhân viên telesale cần nhanh chóng sử dụng kịch bản có sẵn để “mời chào” khéo léo thêm các sản phẩm/ dịch vụ khác dựa vào nhu cầu, thói quen và hành vi mua hàng của từng cá nhân.

4. Chăm sóc khách hàng

Một trong những nhiệm vụ ưu tiên khi làm telesale chính là chăm sóc khách hàng thông qua cuộc gọi. Nói cách khác, khi bạn đảm nhận vị trí công việc telesale, bạn sẽ là người đại diện công ty trực tiếp giải quyết các vấn đề khác nhau như: đơn hàng, phương thức thanh toán, quy trình giao hàng,.... Bạn phải đáp ứng mọi nhu cầu nhanh chóng và khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của công ty, từ đó sẽ giúp gia tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

5. Báo cáo tiến độ công việc

Trong suốt quá trình làm telesale, bạn sẽ phải theo dõi danh sách khách hàng, cập nhật và báo cáo tiến độ công việc, bao gồm:

  • Số lượng cuộc gọi
  • Số lượng đầu mối khách hàng
  • Số lượng đơn hàng hoàn thành
  • Thu thập dữ liệu khách hàng

6. Đảm bảo KPIs

Để phát triển tình hình kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ telesale. Do đó, đây chính là cơ hội việc làm dành cho các nhân viên telesale. 

Nhân viên telesale làm việc hiệu quả hay không đều được cấp trên đánh giá dựa trên KPIs (Key Performance Indicators). Dù bạn là một người có kinh nghiệm làm telesale hay mới bước vào nghề thì luôn phải tuân thủ một số KPIs của công việc telesale, cụ thể là:

  • Số lượng cuộc gọi được thực hiện hàng tháng được giao
  • Số lượng đơn chốt thành công
  • Số lượng khách hàng tiềm năng
  • Sự hài lòng của khách hàng
  • Thời gian phản hồi khách hàng
  • Thời gian trung bình cho việc giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ
  • Tỷ lệ cuộc gọi bị từ chối trên tổng số cuộc gọi trong ngày
kpi-la-gi
Đọc thêm: Ví dụ về KPI

Sau cùng, để chọn lựa được công việc telesale phù hợp với bản thân, bạn cần lưu ý về các kỹ năng cần có, môi trường làm việc và mức lương telesale tương xứng. Hiện nay, mức lương telesale trung bình sẽ tầm 8 triệu/tháng. Tùy vào lĩnh vực hoạt động và khả năng đạt KPIs, vị trí telesale có thể dao động từ 3 đến 30 triệu/tháng.

Nhân viên telesale cần gì?

Một số bạn thường xem nghề telesale là một công việc văn phòng “dễ thở” nhưng để trở thành một nhân viên telesale xuất sắc, bạn cần rất nhiều kỹ năng khác nhau. Vậy cụ thể nhân viên telesale cần gì?

Trình độ học vấn

Vì telesale là bộ phận đại diện cho công ty nên chắc chắn sẽ có những yêu cầu tối thiểu cho vị trí này. Thông thường mô tả công việc telesale được đề cập đầy đủ trên các bản tin tuyển dụng, cụ thể:

  • Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Marketing hoặc các ngành tương tự. Bên cạnh đó, bạn cần có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên telesales hoặc các vị trí khác liên quan đến sales/chăm sóc khách hàng.
  • Trình độ tin học: Trong quá trình làm telesale, bạn cần thành thạo tin học văn phòng cùng khả năng nắm rõ các phần mềm quản trị khách hàng và hệ thống điện thoại.

Kỹ năng cơ bản 

  • Giao tiếp tốt: Công việc telesale đòi hỏi nhân viên tiếp xúc trực tiếp với lượng lớn khách hàng nên kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết. Bắt đầu câu chuyện một cách khéo léo kết hợp với tông giọng và nhấn nhá đúng chỗ để thu hút ngay tâm trí khách hàng. Từ đó bạn sẽ chớp nhanh được cơ hội “thời gian” để giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xử lý tình huống: Làm telesale là làm người tiếp nhận tất cả thắc mắc, khiếu nại của khách hàng nên bạn cần có một thái độ bình tĩnh và áp dụng các kỹ năng xử lý tình huống để giải quyết mọi vấn đề ổn thỏa.
  • Quản lý thời gian: Nhân viên telesale làm việc tùy thuộc vào thời lượng cuộc gọi, vì thế bạn nên lựa chọn những khung giờ lý tưởng để gọi điện cho khách hàng. Khi chọn đúng thời điểm, khách hàng sẽ không cảm thấy cuộc gọi của bạn là spam, làm phiền mà ngược lại họ sẽ tò mò và tạo nên nhu cầu mua hàng.

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Các kỹ năng giao tiếp cần chú trọng nhất

Kỹ năng chuyên môn

  • Kinh nghiệm bán hàng: Mục đích của nghề telesale là bán hàng nên đối với những ứng việc có nhiều kinh nghiệm trong công việc sẽ là một lợi thế, đặc biệt là khi viết CV xin việc sales.
  • Nắm bắt tâm lý khách hàng: Telesale là công việc đòi hỏi bạn cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hoặc đưa ra nhận định chuẩn xác thông qua hành vi mua hàng và thói quen. Từ đó, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, vận dụng kỹ năng giao tiếp để khiến khách hàng nhanh chóng tiến vào quy trình bán hàng và chốt đơn.
  • Hiểu rõ thông tin sản phẩm: Để có thể truyền đạt thông tin một cách trôi chảy đến khách hàng, nhân viên telesale cần chuẩn bị tài liệu, đọc và hiểu rõ kỹ càng về sản phẩm/ dịch vụ cũng như kịch bản trước khi nhấc máy gọi đến khách hàng.
cv-nhan-vien-kinh doanh
Mẫu CV nhân viên sales tạo bởi CakeResume

📍 Kết luận

Trên đây là tất tần tật những thông tin từ khái niệm telesale là gì và câu trả lời phù hợp cho câu hỏi có nên làm telesale không. Nếu như bạn yêu thích công việc telesale này hoặc các ngành nghề tương tự, bạn hãy truy cập ngay CakeResume. Với tính năng “tìm kiếm việc làm”, chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc phù hợp cùng môi trường làm việc năng động tại các doanh nghiệp uy tín đấy!

Đọc thêm: Sale là gì? Từ A-Z về nghề sales & nhân viên kinh doanh

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Layla Le ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.