B2B là gì? Nhân viên kinh doanh B2B cần kỹ năng gì?

B2B-la-gi
Những tố chất của người bán hàng B2B xuất sắc

Ở lĩnh vực bán hàng, cụm từ “B2B" thường xuyên được nhắc đến, vậy bạn có biết B2B là gì không? Đây không chỉ là một quá trình bán hàng giữa tổ chức với nhau, mà còn là nơi các doanh nghiệp tạo ra giá trị thông qua mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, bền vững.

Trong thế giới này, nhân viên kinh doanh B2B chính là những “nghệ nhân” giúp doanh nghiệp thực hiện điều đó. 

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về mô hình B2B thì hãy cùng CakeResume khám phá và đánh giá xem liệu trở thành nhân viên kinh doanh B2B có phải là một định hướng nghề nghiệp thích hợp với bạn không nhé!

Mô hình B2B là gì?

Khái niệm B2B

B2B là viết tắt của từ Business-to-Business trong tiếng Anh, là mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp tương tác và thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu và mục đích kinh doanh.

Một ví dụ minh họa rất thực tế về mô hình B2B là một nhà sản xuất vải cung cấp nguyên liệu cho một công ty thời trang may mặc. Trong tình huống này, mối liên kết giữa nhà sản xuất vải và công ty thời trang có thể được xem như một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh B2B.

Khách hàng B2B là gì?

Khách hàng B2B chính là các doanh nghiệp, tổ chức, nhà phân phối hay cơ sở kinh doanh mua sản phẩm hoặc dịch vụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc các mục đích khác liên quan đến doanh nghiệp.

Như ở ví dụ nêu trên, khách hàng B2B có thể bao gồm bên bán (nhà sản xuất vải), bên mua (công ty thời trang), bên trung gian (các đại lý phân phối vải), và bên hợp tác thương mại (các đối tác liên quan đến quảng bá và tiếp thị sản phẩm).

Phân biệt B2C và B2B

Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh bán hàng, bạn cần phân biệt được sự khác nhau giữa mô hình B2C và B2B là gì.


B2C
B2B
Đối tượng khách hàng
Người tiêu dùng (end-user)
Doanh nghiệp, tổ chức, đại lý phân phối
Quy mô giao dịch và giá cả
Số lượng nhỏ, giá cả tính theo từng loại sản phẩm
Số lượng lớn, giá cả dựa trên hợp đồng đã ký kết
Mục đích mua hàng
Cá nhân sử dụng
Sản xuất, kinh doanh, phân phối
Quy trình giao dịch
Giao dịch và thanh toán trực tiếp
Đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
B2C-la-gi
Đọc thêm: Mô hình B2C là gì?

Trong mô hình kinh doanh B2B, yếu tố giá cả thường được thương lượng một cách chi tiết, dựa trên các hợp đồng dài hạn, và có sự đồng thuận giữa các bên để đạt được kết quả win-win và mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp.

Điều này khác biệt rõ ràng với B2C-doanh nghiệp hoạch định chiến lược giá cả đối với người tiêu dùng, xoay quanh các chiến dịch khuyến mãi và giảm giá để kích thích mua sắm ngắn hạn.

Ví dụ doanh nghiệp B2B ở Việt Nam

Việt Nam là một thị trường nổi bật với nhiều doanh nghiệp B2B đa dạng. Dưới đây là 3 công ty tiêu biểu hoạt động trong mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam:

 🔎 Vinamilk

Vinamilk nổi tiếng với các loại sữa bò đóng hộp được bày bán trong siêu thị, tạp hóa. Tuy nhiên, Vinamilk không trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà họ sẽ hợp tác với các nhà phân phối như các chuỗi siêu thị lớn trong nước và thông qua các gian hàng, website bán hàng online của đối tác để đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, Vinamilk còn cung cấp nguyên liệu như sữa, bơ, và các sản phẩm liên quan cho các công ty thực phẩm khác trong chuỗi mô hình B2B của mình.

🔎 Viettel Business Solutions

Là một đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, không chỉ phục vụ người tiêu dùng cá nhân mà còn tập trung mạnh mẽ vào doanh nghiệp.

Với một dải rộng các dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực sản xuất, tài chính, y tế và giáo dục, Viettel Business Solutions đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các công ty B2B tại Việt Nam phát triển và mở rộng.

🔎 FPT Digital

Là doanh nghiệp nổi tiếng với mạng lưới viễn thông và hệ thống giáo dục, FPT cũng đứng đầu trong lĩnh vực giải pháp kỹ thuật số và tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là Marketing B2B tại Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên gia và chiến lược tiếp thị B2B chuyên nghiệp, FPT Digital cung cấp các dịch vụ như xây dựng website, quảng cáo trực tuyến và chiến lược nội dung cho doanh nghiệp và đối tác B2B, nhằm giúp họ nâng cao hình ảnh thương hiệu và hướng đến các đối tượng khách hàng chuẩn xác.


Những công ty này không chỉ giữ vững ưu thế cạnh tranh trong ngành mà còn thể hiện khả năng đổi mới với công nghệ tân tiến và nhanh chóng thích ứng với sự biến động của thị trường.

Sự thành công của các doanh nghiệp B2B ở Việt Nam không chỉ minh chứng cho việc họ là người bạn đồng hành đáng tin cậy, mà còn là động lực quan trọng để các doanh nghiệp khác phấn đấu, góp phần cho sự phồn thịnh của nền kinh tế quốc gia.

Nhân viên kinh doanh B2B là gì?

Nhân viên kinh doanh B2B hay còn được gọi là Sales B2B, đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh B2B của doanh nghiệp.

Họ phải nắm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng doanh nghiệp, đồng thời hiểu biết sâu sắc về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Công việc của họ không chỉ dừng lại ở việc bán hàng B2B, mà còn bao gồm đàm phán hợp đồng, tư vấn về sản phẩm, và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

Trong kinh doanh B2B, sự kết nối và khả năng giao tiếp là chìa khóa để xây dựng lòng tin và tạo ra các cơ hội kinh doanh lâu dài. Nhân viên B2B không chỉ là người bán hàng, mà còn là cầu nối trong việc tạo ra giá trị, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và cam kết đồng hành trong quá trình phát triển kinh doanh giữa doanh nghiệp với nhau.

Để thành công, nhân viên kinh doanh B2B cần có các kỹ năng cứng và mềm sau:

1. Nắm bắt xu hướng sản phẩm và thị trường

Nhân viên kinh doanh B2B cần hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang đại diện và có kiến thức sâu sắc về thị trường, giúp linh hoạt trong việc đàm phán, thương lượng hợp đồng.

2. Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp là chìa khóa quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với đối tác. Sự rõ ràng trong lời nói, thái độ thân thiện và khả năng kiểm soát tốt cảm xúc không chỉ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên với nhau.

3. Khả năng đàm phán và thuyết phục

Nhân viên kinh doanh B2B cần sở hữu kỹ năng đàm phán và thuyết phục xuất sắc. Phong cách tự tin và chuyên nghiệp không chỉ giúp họ đạt được sự hài lòng từ đối tác, mà còn xây dựng nền tảng cho những thỏa thuận tích cực trong tương lai.

ky-nang-dam-phan
5 bước đàm phán trong kinh doanh

4. Kỹ năng tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ

Tính chủ động và tích cực tìm kiếm cơ hội và xây dựng mối quan hệ với đối tác là vũ khí mở rộng mạng lưới kinh doanh hiệu quả cao mà bất kỳ người làm sales nào cũng nên rèn luyện.

5. Hiểu rõ nhu cầu khách hàng

Việc hiểu đúng nhu cầu khách hàng sẽ giúp nhân viên B2B truyền đạt tốt yêu cầu đến nội bộ, triển khai đúng giái pháp cho khách hàng để đạt năng suất hiệu quả.

6. Làm việc dưới áp lực

Do chỉ tiêu doanh số là một phần không thể thiếu trong việc đánh giá năng suất của một sales B2B, thế nên khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao và quan điểm sống tích cực là rất cần thiết đối với những ai muốn thử sức ở lĩnh vực này.

Nói tóm lại, nhân viên kinh doanh B2B không chỉ đơn giản là người thực hiện giao dịch mua bán cho doanh nghiệp, mà còn là cầu nối tạo ra giá trị và giúp các bên xây dựng mối quan hệ win-win bền vững.



📍 Kết luận:

Hi vọng bạn đã hình dung được khái niệm B2B là gì và nhận ra được tiềm năng phát triển với nghề kinh doanh B2B. Với sự tăng trưởng ổn định và nhu cầu ngày càng cao từ các doanh nghiệp, cơ hội việc làm trong lĩnh vực B2B không chỉ đầy hứa hẹn, mà còn là cơ hội để phát triển bản thân một cách tích cực. 

Tìm kiếm việc làm ngay trên CakeResume để không bỏ lỡ cơ hội trở thành nhân viên kinh doanh B2B xuất chúng nhé!

Đọc thêm: Nhảy việc: Kinh nghiệm nào để tìm việc thành công?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 22nd 2023

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.