B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C hoạt động thế nào?

B2C-la-gi
Mô hình B2C có gì đặc biệt?

Mô hình B2C là một hình thức thương mại phổ biến của nền kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu, đặc biệt là trong thời đại số hóa ngày nay. Cấu trúc kinh doanh này liên quan trực tiếp đến hầu hết các giao dịch hàng ngày của bạn, từ mua hàng tạp hóa đến mua sắm trực tuyến.

Vậy B2C là gì? Các doanh nghiệp B2C có thể hoạt động theo những cơ chế nào? Và những kỹ năng nào là quan trọng định hướng nghề nghiệp hiệu quả với các mô hình này? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mô hình B2C là gì?

📌 B2C là viết tắt của từ gì?

Thuật ngữ B2C là viết tắt của Business-to-Consumer, tạm dịch là “từ doanh nghiệp đến khách hàng”. 

B2C được dùng để chỉ những hình thức kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng - những người dùng cuối (end-users) của sản phẩm hay dịch vụ đó, mà không qua trung gian.

Trong “cuộc cách mạng” mua sắm trực tuyến, sales B2C còn chỉ việc các nhà bán lẻ (retailers) bán hàng thông qua internet. Quá trình mua sắm này không còn xa lạ gì với người tiêu dùng hiện đại. Mô hình B2C đang liên tục đổi mới và thay đổi cách người mua hàng tìm kiếm sản phẩm và mua sản sắm.

Mặt khác, với sự ra đời của thương mại điện tử, các doanh nghiệp đã có được khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng toàn cầu và bán hàng 24/7 mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba.

📌 Ví dụ về mô hình B2C ở Việt Nam

Mô hình B2C tập trung vào việc tạo dựng mối quan hệ với người tiêu dùng bằng cơ chế hoạt hoạt động tối giản mà hiệu quả, và vì vậy thường xuất hiện trong các ngành như dịch vụ trực tuyến, giải trí, thực phẩm, thời trang,...

Ở Việt Nam, một số ví dụ về mô hình B2C có thể kể đến là:

  • Các sàn thương mại điện tử: Lazada, Shopee, Tiki - nơi hàng ngàn sản phẩm thuộc nhiều danh mục từ thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm được bán trực tiếp cho người dùng cuối
  • Các công ty tài xế, giao hàng công nghệ: Grab, Be, Baemin... là những mô hình B2C tiêu biểu ở Việt Nam, vì họ cung cấp dịch vụ vận chuyển và gọi xe các cá nhân có nhu cầu.  
  • Các chuỗi cửa hàng: Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh,... là những mô hình kinh doanh B2C bán lẻ cực kỳ thành công ở Việt Nam.

📌 Phân biệt B2C và B2B

Khác với B2C, B2B là viết tắt của Business-to-Business - mô hình kinh doanh mà trong đó một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp hay sản phẩm cho một doanh nghiệp khác, thay vì cho người dùng cá nhân. Ví dụ về doanh nghiệp B2B là các nhà bán buôn hay công ty phần mềm.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa B2C và B2B.

Mô hình kinh doanh
B2C
B2B
Bán hàng (Sales)
Doanh số bán hàng B2C thường nhỏ lẻ và được thực hiện bởi cá nhân. Quy trình bán hàng nhanh chóng, tiện lợi.
Sales B2B yêu cầu phê duyệt từ nhiều bên liên quan. Vì thế quá trình bán hàng có thể mất nhiều thời gian và nhiều bước tùy chỉnh. 
Tiếp thị (Marketing)
B2C Marketing tập trung vào  quảng cáo lợi ích của sản phẩm. Hình ảnh thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong marketing B2C.
B2B Marketing có thể tập trung vào tính năng của sản phẩm hơn và hướng đến đối tượng khách hàng cụ thể. 
Định giá và thanh toán
Trong mô hình B2C, mọi người tiêu dùng trả một mức giá cho cùng một sản phẩm.
Với mô hình B2B, doanh nghiệp có thể thương lượng giá cả và điều khoản thanh toán.

Tìm hiểu từ A-Z về mô hình B2B là gì tại bài viết này!

Các mô hình B2C thường gặp

B2C bán hàng trực tiếp

Trong mô hình B2C này, khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp từ trang web hoặc ứng dụng thương mại điện tử của người bán. Người bán có thể là nhà sản xuất quy mô lớn hoặc doanh nghiệp địa phương (local brand) nhỏ.

Các mô hình thương mại điện tử cũng là B2C trực tiếp, các sàn này có thể mua sản phẩm của các doanh nghiệp khác, nhưng sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Sales B2C qua kênh trung gian

Với mô hình Sales B2C này, kênh trung gian có nhiệm vụ kết nối người mua và người bán lại với nhau. Thay vì sở hữu một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ tận dụng hoạt động tiếp thị và tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm (SEO) để kết nối những người tiêu dùng có nhu cầu với các nhà cung cấp.

Ví dụ về các bên trung gian là những trang web du lịch như Traveloka, hay các nền tảng so sánh giá như Google Shopping hay Google Flights.

Các kênh trung gian online này tham gia vào mô hình kinh doanh B2B bằng cách tính hoa hồng và phí quảng từ các nhà cung cấp, nhưng người tiêu dùng cuối cùng của họ vẫn là các cá nhân.

B2C dựa trên quảng cáo

Mô hình B2C dựa trên quảng cáo kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua các nội dung online có nhiều lượt xem. Mô hình này sử dụng nội dung mạng để thu hút người truy cập vào các trang web bán sản phẩm.

Việc doanh nghiệp chạy quảng cáo online trên các nền tảng như Facebook, Instagram và YouTube đều là ví dụ dễ thấy của quảng cáo B2C.

📍 Một hình thức quảng cáo B2C phổ biến là thông qua những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hay KOL.

kol-la-gi
Đọc thêm: Yếu tố cần có để trở thành KOL là gì?

B2C tính phí

Trong mô hình B2C này, các nền tảng trực tuyến bạn dịch vụ cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ trả phí tài khoản (subscription) để truy cập vào nội dung hoặc sản phẩm tiêu dùng cụ thể.

Nhiều nhà ấn phẩm và dịch vụ phát trực tuyến kết hợp cả B2B và B2C vào mô hình kinh doanh của họ. Ví dụ, dịch vụ phát trực tuyến Netflix vừa bán quyền truy cập nội dung cho người xem, vừa bán không gian quảng cáo cho các doanh nghiệp.

Kỹ năng cần có để sales B2C thành công

Để thành công trong mô hình kinh doanh Business-to-Consumer, bạn cần tiếp cận và phục vụ nhóm đối tượng khách hàng đông đảo và đa dạng. Trong những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm dưới đây là những yếu tố cần thiết để làm việc với mô hình B2C:

1. Tư duy cập nhật và linh hoạt

Thông thường nếu làm việc trong một mô hình B2C, bạn có thể không cần nhiều kinh nghiệm như B2B. Tuy nhiên, đừng bao giờ bỏ qua việc học thêm những kỹ năng sales mới và luôn cập nhật các xu hướng mới hay nhu cầu của khách hàng.

Thị trường B2C nói chung cũng luôn có xu hướng phát triển nhanh và khó đoán. Việc luôn giữ một tư duy sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi sẽ giúp bạn dẫn đầu, thay vì phải rơi vào trạng thái căng thẳng khi một kế hoạch không hoạt động như mong muốn ở một thị trường nhất định.

2. Kỹ năng bán hàng - Sales

Sales B2C đơn giản hơn sales B2B vì có ít người tham gia vào quá trình ra quyết định hơn. Bạn thường chỉ có một người để thuyết phục trên mỗi đơn hàng. Nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để “chốt đơn”.

Với vai trò là một nhân viên bán hàng B2C, bạn cần phải hiểu rõ về giá trị thương hiệu và có khả năng so sánh đó với các đối thủ cạnh tranh, từ đó tiếp cận khách hàng trực tiếp và nhanh chóng. Những kỹ năng giao tiếp như lắng nghe, đàm phán,... cũng đặc biệt quan trọng trong B2C.

ky-nang-sale
Những kỹ năng bán hàng/kinh doanh quan trọng

3. Kỹ năng tiếp thị - Marketing

Trong B2C marketing, các chiến lược kỹ thuật số, chẳng hạn như SEO, tiếp thị truyền thông xã hội hay tiếp thị qua email, rất quan trọng để tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng nếu thông điệp của nhãn hàng không đủ mạnh, các chiến lược này sẽ không có hiệu quả.

Quyết định mua hàng B2C thường dựa trên cảm xúc của người mua đối với thương hiệu. Vì thế các nhà tiếp thị B2C phải biết cách tạo ra nhu cầu mua sắm bằng việc phát triển thương hiệu phù hợp với xu hướng xã hội. 

4. Kỹ năng phân tích dữ liệu 

Việc biết cách thu thập và sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu hành vi của khách hàng, đo lường hiệu suất tiếp thị sẽ giúp bạn điều chỉnh các chiến lược sales và marketing hiệu quả.

Với cách doanh nghiệp B2C nhỏ hoặc mới bắt đầu, các công cụ như Google Analytics, MixPanel hay Tableau đều không khó sử dụng. 

Các kỹ năng sales B2C là cần thiết để doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ một cách hiệu quả. Từ việc hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu và xác định nhu cầu của họ đến việc sử dụng các kênh tiếp thị và kỹ thuật bán hàng phù hợp, tất cả đều có thể giúp doanh nghiệp B2C tăng doanh thu và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.



📍 Kết luận

Bức tranh cơ hội việc làm B2C trong tương lai rất có triển vọng, với nhiều cơ hội trong kinh doanh online, dịch vụ giao hàng, logistics, tài chính số, quản lý thương hiệu và marketing,...

Công cụ tìm kiếm việc làm của CakeResume giúp người tìm việc tiếp cận và tận dụng những cơ hội nghề nghiệp đang phát triển trong lĩnh vực B2C tại Việt Nam, cũng như trên thế giới.

Đọc thêm: Nhảy việc: Kinh nghiệm nào để tìm việc thành công?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Dasie Pham ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.