React là gì? React là gì? Mô tả công việc và kỹ năng của React Developer

react-la-gi
Nhiệm vụ của React Developer là gì?

Ngoài việc học về các ngôn ngữ vực lập trình, bạn không thể không biết React là gì, hay chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức về CSS, HTML,... React không chỉ là một thư viện JavaScript thông thường, mà còn là một công cụ mạnh mẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì vậy, để tìm việc làm IT thành công, việc hiểu rõ về ngôn ngữ React là không thể thiếu. 

Trong bài viết này, CakeResume sẽ cung cấp thông tin về lộ trình học React giúp bạn phát triển hơn trong sự nghiệp và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé!

Tổng quan về React

React là gì?

React là một thư viện JavaScript phổ biến được sử dụng để xây dựng giao diện người dùng cho các trang web. Được phát triển bởi Facebook, ngôn ngữ React đã trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng lập trình viên.

Với cách tiếp cận component-based (mô hình lập trình dựa trên thành phần), React cho phép lập trình viên xây dựng và tái sử dụng các thành phần giao diện một cách linh hoạt và hiệu quả.

Đặc biệt, React nổi bật với khả năng cập nhật thành phần mà không làm tải lại toàn bộ trang web khi dữ liệu hoặc trạng thái của thành phần thay đổi. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm người dùng mượt mà và tăng hiệu suất cho ứng dụng web. 

Ví dụ, lập trình viên React có thể dễ dàng tạo ra các thành phần như thanh điều hướng, danh sách sản phẩm, hoặc biểu mẫu đăng nhập, mỗi thành phần này chứa mã HTML, CSS và JavaScript của riêng mình, giúp quản lý mã nguồn một cách dễ dàng và hiệu quả.

React và ReactJS

Cả hai tên gọi này đều chỉ là cách gọi của thư viện React. Chúng chỉ khác biệt khi đề cập đến React Native, một framework khác biệt trong thao tác DOM. Điều này mở ra cơ hội cho bạn khám phá lập trình React Native là gì và ứng dụng trong việc phát triển ứng dụng di động.

Lộ trình học React cho người mới bắt đầu

1. Cấp độ Cơ bản

Ở mức độ cơ bản, chúng ta cần hiểu các khái niệm cơ bản nhất của React là gì và đạt được ít nhất những yêu cầu sau đây:

  • Hiểu biết về JSX (JavaScript XML) và cách sử dụng để trình bày giao diện người dùng trong React.
  • Nắm vững cách tạo và sử dụng các components như Functional. Components, Class Components trong lập trình ReactJS.
  • Có khả năng quản lý thuộc tính (props) và trạng thái (state), xử lý các sự kiện (events) cơ bản.
  • Hiểu về vòng đời của component life cycle để quản lý các tác vụ như khởi tạo, cập nhật và hủy bỏ thành phần một cách hiệu quả.
  • Nắm rõ về React Hook để cải thiện việc tái sử dụng logic trong các thành phần React.

2. Cấp độ Nâng cao

Ở mức độ nâng cao, bạn cần tiếp tục phát triển kỹ năng lập trình Reactjs của mình. Thế nên, dưới đây là những yêu cầu bạn cần đạt được ở cấp cao hơn:

  • Học về kỹ thuật High Order Components để tái sử dụng lại các components một cách linh hoạt và hiệu quả.
  • Tìm hiểu về quản lý trạng thái trong ứng dụng React, bao gồm sử dụng useContext Hook, Redux, MobX.
  • Thực hành việc tạo ra các custom hooks để tái sử dụng logic trong mã nguồn React của bạn.
  • Hiểu về cách sử dụng Refs để truy cập DOM nodes và thực hiện các thao tác trên chúng.

3. Cấp độ Chuyên sâu 

Nếu bạn muốn tham gia vào các dự án lớn và phức tạp hơn, thì việc trang bị kiến thức lập trình ngôn ngữ React ở cấp độ chuyên sâu là cần thiết. Dưới đây là những yêu cầu cần đạt được:

  • Khám phá các framework phổ biến như NextJS, Gatsby, Appollo để tối ưu hóa quá trình phát triển ứng dụng.
  • Học cách sử dụng Axios, Fetch để giao tiếp với backend một cách hiệu quả và linh hoạt.
  • Tìm hiểu về các thư viện giao diện như Chakra UI, Material UI, Ant Design để tạo ra giao diện người dùng đẹp mắt và dễ sử dụng.
  • Nắm vững việc sử dụng React Hook Form, Formik để xây dựng và xử lý các biểu mẫu một cách thuận tiện và linh hoạt.
  • Học cách sử dụng Jest, Cypress để thực hiện kiểm thử và xác thực chất lượng của ứng dụng React của bạn.
  • Tạo tài liệu hướng dẫn sử dụng và tài liệu lập trình (documentation) cho mã nguồn của bạn bằng cách sử dụng Storybook hoặc các công cụ tương tự.

Hành trình để trở thành lập trình viên React (React Developer) có thể sẽ gặp nhiều thử thách nhưng đây không chỉ là quá trình nâng cao kỹ năng chuyên môn, mà còn giúp bạn khám phá và áp dụng những kiến thức công nghệ mới nhất trong lĩnh vực phát triển web.

Từ những khái niệm cơ bản đến việc xây dựng các ứng dụng phức tạp, React đang dần mở ra cánh cửa sáng tạo vô hạn cho các developer. 

hoc-lap-trinh-cho-nguoi-moi-bat-dau
Đọc thêm: Lưu ý khi học lập trình cho người mới bắt đầu

React Developer là gì?

Sau khi tìm hiểu về React là gì và lộ trình học ra sao, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng React Developer sẽ phụ trách những công việc gì trong tập thể và cần có những kỹ năng nào đúng không? 

React Developer làm gì?

Về cơ bản, công việc của React Developer không chỉ là viết code, mà còn chịu trách nhiệm tạo ra giao diện người dùng chuyên nghiệp, đảm bảo rằng ứng dụng web làm ra không chỉ đẹp mắt mà còn hoạt động mượt mà và hiệu quả.

Họ là những người phụ trách chính trong việc triển khai các tính năng mới, sửa lỗi, và duy trì các ứng dụng sẵn có, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của dự án. 

📍 Mô tả công việc cụ thể của một React Developer:

  • Phát triển và duy trì các thành phần UI sử dụng ReactJS.
  • Tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Thực hiện tích hợp với các API back-end và xử lý dữ liệu.
  • Sử dụng các thư viện và framework phù hợp như Redux, React Router để quản lý trạng thái ứng dụng và điều hướng.
  • Thực hiện kiểm thử đơn vị và kiểm thử tích hợp để đảm bảo chất lượng mã và hiệu suất ứng dụng.
  • Tích hợp các công cụ quản lý mã nguồn như Git để làm việc theo nhóm và theo dõi các phiên bản.

React Developer cần kỹ năng gì?

 📍 Những kỹ năng cần có để trở thành React Developer:

  • Thành thạo ReactJS và các công nghệ liên quan như JSX, ES6.
  • Kiến thức vững về HTML, CSS, và JavaScript.
  • Hiểu rõ về React Hook, có khả năng quản lý props và state.
  • Am hiểu về quy trình phát triển phần mềm và kiểm thử, triển khai ứng dụng.
  • Khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả.
  • Khả năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp sáng tạo.
  • Hiểu biết về UI/UX các nguyên tắc thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng.
  • Sử dụng Redux hoặc các thư viện quản lý trạng thái khác để quản lý trạng thái ứng dụng.
  • Am hiểu về các khái niệm liên quan đến bảo mật và bảo vệ dữ liệu trong ứng dụng web.
  • Sử dụng các công cụ và kỹ thuật phát triển phần mềm như Git, npm, và webpack để quản lý mã nguồn và xây dựng ứng dụng một cách chuyên nghiệp.
  • Những kỹ năng khác.

Dưới đây là một tin tuyển dụng React Developer trên trang web tìm việc CakeResume:

viec-lam-react-developer
Nguồn: Tìm kiếm việc làm trên CakeResume


📍Kết luận

Việc tìm hiểu về React là gì giúp bạn nắm vững một kiến thức công nghề thông tin cơ bản, và mở ra cánh cửa sáng tạo cùng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực lập trình phát triển web. 

Với kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết, công việc của React Developer không chỉ là xây dựng giao diện người dùng, mà còn có thể là leader trong các dự án công nghệ. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của ngành công nghiệp công nghệ thông tin, và trở thành những tác nhân quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực này.

Thế nên, hãy bắt đầu hành trình trở thành lập trình viên React cùng Cake Resume - công cụ tìm việc online chất lượng và uy tín được yêu thích bởi các bạn IT nhé!

Đọc thêm: Top 7 chứng chỉ IT giá trị nhất 2023

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.