SME là gì? Sự khác nhau giữa doanh nghiệp SME và Startup?

sme-la-gi
Sự phát triển của doanh nghiệp SME mang lại ích lợi gì?

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam vào tháng 5/2023, số lượng doanh nghiệp SME chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước và dự đoán sẽ còn tiếp tục phát triển.

Mặc dù chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận “SME là gì?”.

Trong bài viết này, CakeResume sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về công ty SME, điểm khác biệt với mô hình Startup để bạn đọc tham khảo và có định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp.

SME là gì?

💡 SME là viết tắt của từ gì?

SME trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise, có nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ SME?

Thực tế, đây là thuật ngữ chỉ những tổ chức kinh doanh có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu, số lượng nhân sự trong đó thường không vượt quá một ngưỡng cụ thể. Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế, đóng góp vào sự đa dạng và sự phát triển của cộng đồng kinh doanh.

Theo nghiên cứu khu vực năm 2021 được thực hiện bởi tạp chí SME Châu Á phối hợp với Willis Tower Watsons (WTW) tại 4 quốc gia là Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia, thì doanh nghiệp SME ở Việt Nam dẫn đầu về trải nghiệm của nhân viên với mức đạt 92% điểm, cao hơn 8% so với mức trung bình của khu vực và được coi là “mỏ vàng” đối với thị trường lao động. 

💡 SME là gì trong ngân hàng?

Chiếm đến 95% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu, SME được nhóm Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những mô hình quan trọng cho nền kinh tế chung khi tạo ra 50% việc làm trên toàn cầu.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp SME đã có một bước “nhảy vọt” trong quá trình phát triển nhờ sức hút thị trường và các chính sách mở rộng. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này ngày càng lớn và tiềm ẩn nguy cơ phá sản.

💡 Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ SME

Phân loại doanh nghiệp SME theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ Việt Nam như sau: 

Lĩnh vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Thương mại, dịch vụ
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội dưới 10 người, doanh thu không quá 10 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 50 người, doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 100 người, doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội dưới 10 người, doanh thu không quá 3 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 100 người, doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người, doanh thu không quá 200 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

💡 Vai trò của các công ty SME ở Việt Nam

  • Giảm tỷ lệ thất nghiệp, đẩy mạnh khả năng phát triển kinh tế xã hội nhờ giải quyết được trên 50% nhu cầu công ăn việc làm trên thị trường hiện nay. 
  • Quy mô nhỏ, bộ máy tinh gọn nên các công ty SME có thể tham gia nhiều thị trường , thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển và được khai thác tiềm năng triệt để. 
  • Sản xuất hàng hóa và đa dạng dịch vụ nhờ đưa tính chuyên môn hóa vào quá trình vận hành, sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh. 
  • Môi trường tốt cho các nhà kinh doanh phát triển bản thân, từ đó nâng cao trình độ và tính linh hoạt, năng động. 
  • Góp phần nâng cao GDP quốc gia với mức đóng góp từ 30 - 53% tổng thu nhập GDP hàng năm và sản xuất 19% - 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra nước ngoài (theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính).
nhung-nganh-nghe-thieu-nhan-luc-trong-tuong-lai
Đọc thêm: Cần làm gì để ứng tuyển thành công?

Phân biệt SME và Startup

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa doanh nghiệp SME và Startup nhưng thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để nhận biết hai mô hình này nhanh chóng ngoài nắm chắc khái niệm “Startup là gì?”, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây để có góc nhìn toàn diện:

Đặc điểm
Công ty SME
Startup
Khái niệm
Là các công ty vừa, nhỏ và siêu nhỏ về vốn, doanh thu và số lượng nhân sự.
Là những công ty khởi nghiệp mới thành lập và có khả năng tăng trưởng nhanh về mặt quy mô.
Quy mô
Siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Siêu nhỏ và nhỏ.
Tuổi đời
Đã hoạt động trên thị trường được một thời gian.
Mới thành lập.
Mô hình kinh doanh
Có thể là mô hình kinh doanh mới hoặc theo truyền thống.
Mô hình kinh doanh mới, tính sáng tạo cao.
Mục tiêu kinh doanh
Có thể phát triển đa dạng sản phẩm/ dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng SME.
Tập trung vào việc chuyên môn hóa quy trình sản xuất, bộ máy vận hành, chuyển giao công nghệ để tạo ra các sản phẩm có tính đột phá, mới mẻ.
Khả năng cạnh tranh
Tương đối cao.
Cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi liên tục có sản phẩm mới, tính đột phá cao.
Chủ sở hữu
Thường là tư nhân, hộ gia đình.
Cá nhân khởi nghiệp hoặc hoạt động dưới dạng cổ phần gồm nhiều nhà đầu tư.
Tốc độ tăng trưởng
Có thể có lợi nhuận ở giai đoạn đầu nhưng mức tăng trưởng doanh thu không nhiều.
Giai đoạn đầu có thể lỗ nhưng về sau khi công ty phát triển thì mức doanh thu sẽ nhảy vọt, mức tăng trưởng nhanh.
Nguồn vốn
Được Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ.
Thường do các nhà đầu tư mạo hiểm rót vốn.
Vòng đời công ty
Trong vòng 03 năm đầu, tỷ lệ doanh nghiệp SME thất bại tương đối ít, chiếm khoảng 32% trên tổng số doanh nghiệp mở ra.
Tỷ lệ doanh nghiệp sẽ thất bại trong 3 năm đầu rất cao, lên tới 92% trên tổng số doanh nghiệp mở ra.
Ứng dụng công nghệ
Đa số thường sử dụng công nghệ thông thường và chỉ nâng cấp khi muốn đạt hiệu quả hoặc thu lợi nhuận cao hơn.
Liên tục nâng cấp trang thiết bị nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi đã đề ra.
bi-quyet-tim-viec-lam
7 bí quyết tìm việc làm cho ứng viên tham khảo

Doanh nghiệp SME phổ biến ở những ngành nghề nào?

Nhờ sức hút thị trường và chính sách mở rộng, các công ty SME ở Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Phản ánh nhu cầu của khách hàng và xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện diện ở hầu hết các ngành kinh tế tiềm năng, cụ thể là:

  1. Thương mại điện tử: Bán lẻ trực tuyến, bán buôn trực tuyến,...
  2. Công nghệ thông tin và Truyền thông: Phần mềm và ứng dụng di động, thiết kế đồ họa và trang web, dịch vụ tiếp thị trực tuyến,...
  3. Sản xuất và Chế biến: Sản xuất thực phẩm và đồ uống, chế biến gỗ và kim loại nhẹ, sản xuất sản phẩm thủ công và đồ trang trí, sản xuất hàng tiêu dùng,...
  4. Xây dựng: Xây dựng dân dụng, xây dựng hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp,...
  5. Dịch vụ Tài chính: Ngân hàng và dịch vụ tài chính nhỏ, kế toán và tư vấn tài chính,...
  6. Y tế, chăm sóc sức khỏe: Phòng mạch và phòng khám, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà,...
  7. Năng lượng và Môi trường: Sản xuất và lắp đặt thiết bị năng lượng tái tạo, dịch vụ quản lý môi trường và xử lý chất thải,...
  8. Logistics: Vận tải hàng hóa, kho bãi,...
  9. Du lịch: Lữ hành, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ thuê homestay, resort,...
  10. Giáo dục: Trường mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Cao đẳng, Đại học, trường đào tạo nghề,...
  11. Thời trang: Sản xuất hàng may mặc, túi xách, giày da,...


📍 Kết luận

Theo dự đoán của Intuit Research công bố chiều 8/5/2023, sức ảnh hưởng của các công ty SME sẽ còn gia tăng hơn nữa khi kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn. Đây quả thực là một tín hiệu đáng mừng với thị trường tuyển dụng Việt Nam hiện nay. 

Hy vọng những thông tin CakeResume đã đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm “SME là gì?” và phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ SME với mô hình Startup. CakeResume chúc các bạn sẽ tìm được công việc lương cao phù hợp với định hướng sự nghiệp của bản thân! 

Nếu cần thiết kế CV, Portfolio,... đừng quên truy cập kho tàng hàng ngàn mẫu sáng tạo, phù hợp với từng ngành nghề trên CakeResume nhé!

Đọc thêm: Thống kê về ngành thương mại điện tử Việt Nam 2023 & dự đoán 2024

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Chloe Tran ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.