Tiết lộ những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai sĩ tử nên biết

nhung-nganh-nghe-thieu-nhan-luc-trong-tuong-lai
Các ngành thiếu nhân lực tại Việt Nam

Nếu câu hỏi khiến nhiều sĩ tử đắn đo trước ngưỡng cửa đại học là "Nên học ngành gì trong tương lai để dễ xin việc?", thì các tân cử nhân thường trăn trở về những ngành nghề phát triển trong tương lai sẽ phù hợp với bản thân. 

Vậy để CakeResume bật mí cho bạn những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai nên biết nhé! Song hành với việc hiểu bản thân, thì việc hiểu thị trường lao động không ngừng biến đổi cũng rất quan trọng trên hành trình tìm việc làm đấy!

7 ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

1. Ngành Công nghệ thông tin

Dù ước tính có hơn 1 triệu lao động trên toàn ngành nhưng hàng năm, lĩnh vực Công nghệ thông tin ở nước ta vẫn thiếu nhân lực từ 150.000 đến 200.000 kỹ sư. Trong đó, các vị trí được “săn đón” nhất phải kể đến kỹ sư DevOps, phát triển phần mềm, phân tích dữ liệu, kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI),… 

Không chỉ là ngành nghề phát triển trong tương lai, các vị trí CNTT còn nằm trong “top” những công việc lương cao. Sinh viên mới ra trường nhưng có kinh nghiệm từ trước thậm chí có thể “deal lương" lên đến 20 triệu đồng. Thâm niên càng nhiều năm, càng dễ nâng lương. Thu nhập thậm chí sẽ tăng gấp đôi nếu giỏi ngoại ngữ

2. Ngành Marketing

Đây là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp, nên nhu cầu tuyển dụng Marketing tuy cao mà vẫn thiếu nhân lực. 

Đặc biệt, khi Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) lên “ngôi”, doanh nghiệp càng “khao khát” ứng viên có khả năng đa nhiệm, bắt “trend” liên tục, sáng tạo nội dung ngắn trên TikTok, Reels,... Ngoài ra, các vị trí Content Writer cho Website hoặc mạng xã hội cũng được tìm kiếm liên tục.

digital-marketing-la-gi
Mô tả công việc Digital Marketing

3. Ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong các ngành thiếu nhân lực trầm trọng tại Việt Nam hiện nay. Theo nghiên cứu, tỷ lệ điều dưỡng trung bình trên thế giới là 38,6/10.000 dân. Tuy nhiên, con số này ở nước ta lại chưa bằng một nửa (chỉ 16,5/10.000). 

Mặt khác, theo đánh giá của UNFPA, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ người trên 60 tuổi sẽ chiếm 25% dân số, dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao.

Vì vậy, nghề điều dưỡng vẫn được xếp nhóm những ngành phát triển trong tương lai, và khó bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI) trong 5 đến 10 năm tới. 

4. Ngành Logistics và quản lý Chuỗi cung cứng

Logistics vốn là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước quan tâm từ lâu. Vậy nên nếu sĩ tử thắc mắc “nên học ngành gì trong tương lai”, thì logistics là câu trả lời.

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà dần phục hồi sau dịch Covid-19, và sự “trỗi dậy” của thương mại điện tử, ngành hậu cần - chuỗi cung ứng vẫn thuộc nhóm các ngành thiếu nhân lực trong 5 năm tới. Cụ thể, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu nhân lực trong ngành này đạt mức trên 200.000 người vào năm 2030. Nhưng khả năng đáp ứng chỉ 10%. Lực lượng lao động được đào tạo bài bản lại càng khan hiếm hơn. 

5. Ngành quản trị Nhà hàng – Khách sạn – Du lịch

Với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, các món ăn địa phương đặc sắc, Việt Nam luôn nằm trong “top” những điểm đến du lịch hàng đầu châu Á. Số lượng khách quốc tế ghé thăm hàng năm lớn. Hơn nữa, ngành du lịch nước ta có nhiều điểm sáng sau đại dịch, nên không có gì lạ khi đây là một trong các ngành sẽ phát triển trong tương lai.

Vì vậy, nhiều nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng “mọc lên”, kéo theo nhu cầu bổ sung số lượng lớn nhân sự vào ngành. Trong tương lai, sinh viên ngành quản trị Nhà hàng – Khách sạn – Du lịch sẽ có rất nhiều lợi thế xin việc, mà không hề kém cạnh các ngành thiếu nhân lực đã nêu trên. Tiềm năng thăng tiến cao hơn nếu có thêm vốn ngoại ngữ tốt, và khả năng ứng biến, sắp xếp linh hoạt.

nganh-f-b-lam-gi
Học ngành F&B ra trường làm gì?

6. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Tuy mới nổi lên gần đây, nhưng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô nước ta đang “bứt tốc” mạnh mẽ và đặt ra bài toán “thiếu nhân lực” cho các doanh nghiệp. 

Lượng tiêu thụ ô tô trong nước tăng liên tục, khả năng lên đến 800.000 – 900.000 xe vào năm 2025. Do đó, nhiều cơ hội việc làm mở ra trong các dây chuyền sản xuất, trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa, cơ sở cơ khí. 

Đồng thời, các dự án quy mô “vươn tầm quốc tế” cũng được khởi động. Điển hình như năm 2022 chứng kiến dấu mốc lịch sử của ngành, với sự kiện VinFast xuất cảng những chiếc ô tô điện thông minh đầu tiên ra thị trường toàn cầu. Điều này đã minh chứng rằng Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành nghề phát triển trong tương lai, phù hợp với nhiều cấp bậc lao động, từ kỹ sư, chuyên viên, đến công nhân.

7. Ngành Xây dựng

Kỹ sư xây dựng, giám sát công trình, kiến trúc sư, kỹ thuật viên,... cũng là những nghề thiếu nhân lực trong tương lai của ngành xây dựng, đặc biệt nếu bạn có chuyên môn cao. Nhu cầu tuyển dụng dự đoán vẫn chưa “hạ nhiệt” trong nhiều năm tới.

Bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện, nước ta đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Do đó, các tân sinh viên hãy cân nhắc những ngành phát triển trong tương lai, liên quan đến xây dựng như: 

  • Kỹ thuật xây dựng công trình
  • Tổ chức thi công
  • Quản lý giám sát
  • Thiết kế cảnh quan môi trường
  • Vật liệu và cấu kiện xây dựng
  • Quy hoạch đô thị
  • Địa chính

Đọc thêm: Top 10 các nghề lương cao tại Việt Nam

Cần làm gì để ứng tuyển thành công?

✅ Hiểu rõ thị trường trong tương lai cần gì

Để tìm việc làm thành công giữa thị trường lao động luôn biến đổi, trước hết bạn cần xác định rõ đam mê và năng lực bản thân, hay tính cách phù hợp với công việc nào, và thị trường trong tương lai cần gì.

Việc tìm hiểu thị trường thường khó hơn, vì đòi hỏi bạn cần nghiên cứu sâu, hỏi ý kiến người đi trước, đọc nhiều báo để nắm được tình hình các ngành thiếu nhân lực, dễ xin việc.

cach-dinh-huong-nghe-nghiep
Đọc thêm: Vai trò của định hướng nghề nghiệp

✅ Rèn luyện ngoại ngữ

Thực tế, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhân lực thành thạo tiếng Anh tại môi trường làm việc, điển hình nhất là công nghệ thông tin. Chỉ cần cải thiện được hạn chế này, thì không khó để bạn “tỏa sáng” trong các ngành kỹ thuật nói chung.

Bên cạnh đó, do đặc thù công việc của các ngành Marketing, Logistics, Du lịch phải tiếp xúc với khách hàng ngoại quốc nhiều, nên ứng viên càng biết nhiều thứ tiếng thường khẳng định được vị thế cạnh tranh, dễ xin được việc lương cao, hoặc trúng tuyển các tập đoàn lớn ở Việt Nam

cac-tap-doan-lon-tai-viet-nam
Top 8 tập đoàn lớn tại Việt Nam

✅ Trang bị những kỹ năng cần thiết

Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, tích lũy thêm những kỹ năng mới cũng giúp tăng tỷ lệ xin việc thành công của bạn. Thế nhưng, "nên học kỹ năng gì?", và "thị trường trong tương lai cần gì?" luôn là băn khoăn của nhiều người.

Thực tế, tùy từng vị trí công việc, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau. Nhưng nhìn chung, “combo” kỹ năng cứng và kỹ năng mềm luôn cần thiết dù bạn đang tìm việc làm trong bất kỳ lĩnh vực gì. Do đó, bạn nên chú trọng cả hai kỹ năng này.

Kỹ năng cứng thiên về chuyên môn, nên còn tùy thuộc vào vị trí công việc cụ thể của bạn. Riêng kỹ năng mềm mà ai cũng nên có thường bao gồm: kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, teamwork,... Những kỹ năng này có thể tự trau dồi thông qua việc quan sát, học hỏi người xung quanh, và tự đánh giá.

Đọc thêm: Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

✅ Học cách ứng dụng công nghệ vào công việc

Ứng dụng công nghệ không chỉ giúp tăng năng suất lao động, mà còn cải thiện chất lượng công việc. Học hỏi công nghệ càng quan trọng hơn nữa nếu bạn làm việc trong những ngành nghề phát triển trong tương lai, và liên tục đổi mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin,... 

Hơn nữa, việc học cái mới, như một công cụ đang “hot” hiện nay, cũng là cách hay để bạn mở rộng kiến thức, thích nghi với sự biến động của thị trường, và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

✅ Chuẩn bị CV xin việc chỉn chu

CV chính là “cửa ải” đầu tiên phải vượt qua, và quyết định bạn có được tiến vào vòng sau hay không. Một số lưu ý khi viết CV hiệu quả bạn cần nhớ là:

  • Trình bày ngắn gọn, súc tích
  • Đưa thông tin quan trọng lên trước
  • Không sai chính tả, ngữ pháp
  • Chèn vào số liệu cụ thể
  • Thiết kế CV đẹp mắt, phù hợp với ngành nghề làm việc

Hiện nay, công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV chuẩn ATS đa dạng ngành nghề, cùng các “tip” hướng dẫn cách viết CV xin việc bổ ích. 

📍 Kết luận

Tóm lại, việc tìm hiểu những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai thường mang lại nhiều lợi ích. Đối với tân sinh viên, các bạn có thể sớm xác định nên học ngành gì trong tương lai, còn tân cử nhân dự đoán được triển vọng của ngành, và tìm việc, ứng tuyển thành công vào vị trí mình mơ ước.

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Vera Le ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.