Học Marketing ra làm gì? Cơ hội phát triển ngành Marketing 2023

hoc-marketing-ra-lam-gi
Học Marketing ra trường làm nghề gì?

Rất nhiều người khi chọn theo học Marketing đã tìm kiếm rất nhiều thông tin như: học Marketing ra làm việc gì? Các ngành dễ xin việc Marketing?, v.v. Điều này chứng tỏ rằng ngành học có tầm ảnh hưởng quan trọng thế nào đến việc xác định nghề nghiệp trong tương lai của mỗi người. Lựa chọn đúng ngành học sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, trang bị đầy đủ kiến thức trước khi bước chân vào xã hội và là tiền đề thúc đẩy sự thành công trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn.

Quay lại với câu hỏi "Marketing là gì ra trường làm gì", hãy cùng CakeResume khám phá cơ hội việc làm mới nhất của ngành Marketing trong thời đại 4.0 có “okela” không nhé!

Đọc thêm: Cách viết CV xin việc Marketing “ghi điểm” với nhà tuyển dụng

Ngành học Marketing là gì?

Ngành quản trị Marketing là gì? Là một ngành học của khối D trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, chuyên về việc phân tích nhu cầu thị trường, tiếp thị và quảng bá sản phẩm, xây dựng và quản lý thương hiệu cho doanh nghiệp. 

Để đáp ứng các điều kiện cần khi đi xin việc, các sinh viên không nên chỉ đặt câu hỏi rằng học quản trị Marketing ra làm gì lương cao, mà nên tập trung trang bị kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng bán hàng, giao tiếp hoặc thuyết phục để trở thành thí sinh tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng.

Marketing học những môn gì?

  • Nghiên cứu và phân tích hành vi tiêu dùng
  • Quản lý chiến lược tiếp thị
  • Nguyên lý Marketing và cách ứng dụng 
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh
  • Tổ chức và quản lý chiến dịch truyền thông

Ngoài ra, các sinh viên có thể lựa chọn  các môn học chuyên sâu như quản lý dự án, quản lý sản phẩm và phát triển thương hiệu, v.v… tùy theo chương trình đào tạo của trường, cũng như định hướng “học Marketing ra làm gì" của chính các bạn. .

Học Marketing ra làm gì?

1. Digital Marketing

Học ngành Digital Marketing ra trường làm công việc rất đa dạng, nhưng chủ yếu sẽ là quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thúc đẩy giá trị thương hiệu đến người tiêu dùng qua các nền tảng số. 

Nội dung công việc của một Digital Marketer gồm:

  • Xây dựng chiến lược Marketing và triển khai trên các nền tảng số
  • Quản lý website và fanpage như Facebook, Instagram, Tiktok,...
  • Liên tục cập nhật xu hướng mới để tiếp cận khách hàng mục tiêu
  • Đo lường và đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing

2. Content Marketing

Học ngành Marketing ra trường làm content là lựa chọn hay ho ở thời đại 4.0 hiện nay. Như Bill Gates đã nói: “Content is King”, việc xây dựng nội dung và truyền tải thông điệp giá trị đến người tiêu dùng là điều quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên làm để phát triển lâu dài!

Công việc chủ yếu của Content Marketer gồm:

  • Xây dựng nội dung và triển khai kế hoạch content marketing 
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để sản xuất nội dung
  • Tối ưu hóa content để nâng cao lượt tiếp cận và lượng truy cập của khách 

3. SEO

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cố gắng đi theo con đường chuyển đổi số để tiếp cận với khách hàng nhanh hơn, chính xác hơn. Vì thế, câu hỏi học Marketing sau này làm gì có rất nhiều câu trả lời, trong đó có ngành SEO- một trong những nghề “hot” và dễ xin việc nhất! 

Chuyên viên SEO sẽ phụ trách mảng công việc chính như:

  • Xây dựng chiến lược SEO để tăng độ tin cậy và tính phổ biến của sản phẩm/dịch vụ
  • Xây dựng backlink, internal link
  • Đánh giá và phân tích chiến lược SEO của đối thủ
  • Tối ưu hóa nội dung và từ khóa website của doanh nghiệp

4. KOC/KOL

Học Marketing thương mại ra làm gì? Ngoài các nghề quen thuộc như quảng bá tiếp thị, làm sự kiện thì ở thời đại công nghệ số như hiện nay, các bạn tốt nghiệp Marketing thương mại còn có thể theo nghề KOC (Key Opinion Consumer) hay KOL (Key Opinion Leader). Thoạt đầu nghe có vẻ giống nhau nhưng hai nghề này lại có những điểm khác biệt sau đây:

  • KOL: Là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, có hàng triệu người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội, công việc chủ yếu là quảng bá thương hiệu sản phẩm đến người theo dõi.
  • KOC: Đóng vai trò là người tiêu dùng, chủ yếu tập trung vào mảng đánh giá sản phẩm, giúp người tiêu dùng có hiểu rõ hơn về chức năng, công dụng của sản phẩm.

5. Sales 

Nhiều bạn thắc mắc rằng ngành Tài chính Marketing là gì và học Marketing sau này làm sales được không? Câu trả lời là bạn không chỉ có thể làm sales mà còn phù hợp với vị trí chuyên viên kinh doanh hay tư vấn cho khách hàng các gói dịch vụ/sản phẩm liên quan đến tài chính …vì đã được trang bị đầy đủ các kiến thức về kinh tế-tài chính.

Công việc của nhân viên sales là:

  • Tư vấn và quảng bá sản phẩm/dịch vụ dựa trên nhu cầu của khách hàng
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và gửi thông tin giới thiệu sản phẩm
  • Cập nhật và báo cáo danh số bán hàng

6. Tổ chức sự kiện

Nghề Tổ chức sự kiện hay còn gọi là Event Planner chính là câu trả lời thường hay nhận được cho câu hỏi học Truyền thông Marketing ra làm gì. 

Nội dung công việc của Event Planner gồm có:

  • Lên kế hoạch sự kiện dựa trên ngân sách công ty hoặc khách hàng
  • Kết nối với các đơn vị truyền thông, PR cho sự kiện
  • Chuẩn bị các công tác hậu cần như: xác định địa điểm, thời gian, thức uống, sân khấu, âm nhạc, khách mời,...
  • Báo cáo và đánh giá hiệu quả sự kiện

7. Chăm sóc khách hàng

Học Marketing ra trường làm nhân viên Chăm sóc khách hàng cũng là một sự lựa chọn hay ho cho các bạn có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt. Nhân viên chăm sóc khách hàng là một trong những công việc có nhu cầu tuyển dụng cao và thu nhập “ổn áp” nhất hiện nay.

Chuyên viên chăm sóc khách hàng thường đảm nhận các công việc sau:

  • Giải đáp thắc mắc, tư vấn hỗ trợ khách hàng
  • Nắm bắt nhu cầu khách hàng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp
  • Xử lý khiếu nại, tạo mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và doanh nghiệp
  • Ghi nhận ý kiến khách hàng và báo cáo với cấp trên
trac-nghiem-nghe-nghiep
Đọc thêm: 3 bài trắc nghiệm nghề nghiệp giúp bạn hiểu rõ bản thân

Q&A về cơ hội việc làm ngành Marketing

🔎 Ngành Marketing có dễ xin việc không?

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của ngành Marketing thuộc top đầu trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, muốn biết học Marketing có dễ xin việc không thì còn phải dựa vào yếu tố kinh nghiệm và năng lực của mỗi người. Nhiều nhà tuyển dụng cho biết, tuy nhu cầu tuyển dụng của ngành Marketing cao nhưng số lượng thí sinh thỏa điều kiện lại vô cùng ít ỏi. Vì thế, bạn không chỉ cần tìm hiểu học Marketing ra làm gì để rèn luyện kỹ năng chuyên môn, mà còn phải cập nhật xu hướng để nắm bắt và sử dụng các công cụ mới dành cho Marketer.

🔎 Ngành Marketing lương bao nhiêu?

Bảng thống kê các ngành dễ kiếm việc làm lương cao mỗi năm đều có Marketing, nhưng ít ai biết rằng mức lương cao hay thấp không chỉ dựa vào năng lực và kinh nghiệm cá nhân, mà còn tùy vào yếu tố khu vực, quy mô công ty, v.v…

Mức lương trung bình ngành Marketing bạn có thể tham khảo:

  • Thực tập sinh Marketing: Thường trong khoảng 3-5 triệu đồng/tháng
  • Người có kinh nghiệm 1-2 năm: Mức lương có thể từ 5-8 triệu đồng/tháng
  • Người có kinh nghiệm 3 năm trở lên: Mức lương có thể từ 8-15 triệu đồng/tháng
  • Giám đốc Marketing: Mức lương có thể từ 20-40 triệu đồng/tháng 

Ngoài ra, học Marketing ra trường làm freelancer viết lách, quản trị fanpage cũng có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập từ 1-3 triệu đồng/dự án đấy!

🔎 Học Marketing quản trị thương hiệu ra làm gì?

Ngành Marketing quản trị thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và niềm tin với khách hàng, công chúng. Vậy nên, học quản trị Marketing ra trường làm việc cho phòng Marketing hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp về cách xây dựng và quản lý thương hiệu của họ là một lựa chọn nghề nghiệp phổ biến của nhiều bạn trẻ. 



📍Kết luận:

Chúng ta đều biết rằng yếu tố quan trọng nhất khi xác định ngành nghề tương lai chính là sở thích và năng lực của bản thân. Vì thế, bên cạnh câu hỏi học Marketing ra làm gì thì bạn cũng nên biết rõ mình đam mê làm việc gì, sống và trở thành người như thế nào trong tương lai.

Chắc là sau khi đọc bài viết này, bạn có thể hình dung được học ngành Marketing ra làm gì, có những vị trí nào trong ngành phù hợp với bản thân. Nếu đã xác định được mình học ngành Marketing ra trường làm nghề gì sau này, thì việc tiếp theo bạn nên làm chính là tạo CV online thật chuẩn chỉnh và xây dựng cho mình một portfolio cá nhân xịn sò để nâng cao sự cạnh tranh khi đi xin việc Marketing nhé! Chúc bạn thành công và thuận lợi trong sự nghiệp!

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.