QA QC là gì? Nghề nào hợp với bạn hơn?

QA-QC-la-gi
QA khác QC như thế nào?

Nghề QA QC là gì mà lại quan trọng đối với doanh nghiệp như thế? Vì khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ, thì chất lượng sẽ trở thành yếu tố cốt lõi mang đến sự thành công cho doanh nghiệp. Nhờ có các chuyên gia QA và QC - chịu trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa lỗi, mà doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng uy tín vững chắc trên thị trường. 

Nếu như bạn cũng tò mò về công việc QA, QC là làm gì, nhu cầu tuyển dụng và mức lương ra sao, thì hãy cùng CakeResume tìm hiểu để có thêm sự lựa chọn khi định hướng nghề nghiệp cho bản thân nhé!

Tìm hiểu về nghề QC

1. QC là gì? 

QC là viết tắt của từ Quality Control, vậy nên QC tiếng Anh là kiểm soát chất lượng, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn và thân thiện môi trường như ISO chẳng hạn.

Vậy còn thời điểm thực hiện quality control là gì? Ở mỗi giai đoạn, một sản phẩm cần có quá trình kiểm tra khác nhau và QC chỉ được thực hiện sau khi chúng được hoàn thiện hoặc chuẩn bị ra mắt thị trường. Thế nên, để trả lời cho câu hỏi “QC là bộ phận gì?”, thì chính là việc chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm cuối cùng có đáp ứng đủ yêu cầu để đến tay người tiêu dùng hay không.

2. Làm QC là làm gì?

Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể mà câu trả lời cho câu hỏi nhiệm vụ của nhân viên QC là gì sẽ khác nhau, nhưng đại khái như sau:

  • Kiểm tra an toàn chất lượng sản phẩm và tuân thủ các yêu cầu môi trường (ví dụ: tiêu chuẩn chất lượng ISO).
  • Xác định và kiểm tra lỗi, thực hiện tái kiểm tra khi lỗi đã được khắc phục.
  • Báo cáo về tình trạng chất lượng và đề xuất cải tiến.
  • Thực hiện các cuộc kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi sản phẩm ra mắt thị trường hoặc đã hoàn thành thí nghiệm.
  • Hợp tác với các phòng ban khác để cải thiện chất lượng sản phẩm theo phản hồi khách hàng.
  • Tham gia vào khâu đánh giá chất lượng sản phẩm mới.

Ngoài ra, nếu là một QC ở lĩnh vực điện tử thì bạn còn cần phải đối chiếu thông số kỹ thuật để xác định lỗi, thế nên nhiệm vụ cơ bản của QC engineer là đọc hiểu bản thiết kế sản phẩm và thông số kỹ thuật.

3. Mức lương trung bình của vị trí QC là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của nhân viên QC tại Việt Nam thường nằm trong khoảng từ 10 triệu đến 30 triệu VND mỗi tháng, sẽ tùy theo vị trí, lĩnh vực và kinh nghiệm chuyên môn.

Tìm hiểu về nghề QA

1. QA là gì? 

QA là viết tắt của từ Quality Assurance, trong tiếng Anh có nghĩa là đảm bảo chất lượng. Đây là một khía cạnh quan trọng của quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng đã được đề ra. 

Công việc QA khác với QC ở trách nhiệm tham gia xây dựng quy trình và quy chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ đầu đến cuối khâu sản xuất.

2. Làm QA là làm gì?

Nhiệm vụ của chuyên viên QA có thể thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực cụ thể, nhưng thường bao gồm:

  • Đề xuất và thiết lập quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể.
  • Tạo và duy trì tài liệu, biểu mẫu hướng dẫn để đảm bảo quy trình kiểm tra chất lượng cho nội bộ (ví dụ như SOP kiểm tra sản phẩm).
  • Thẩm định việc thực thi quy trình sản xuất hoặc thí nghiệm.
  • Thúc đẩy các bộ phận liên quan tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.
  • Điều chỉnh và cải thiện quy trình phù hợp với từng sản phẩm cụ thể.

Nếu bạn là chuyên viên QA trong lĩnh vực điện tử, thì bạn còn cần phải hiểu rõ về kiến trúc hệ thống phần mềm, về yêu cầu của CMMI, ISO… để xây dựng quy trình chuẩn cho các bộ phận khác thực thi đánh giá.

3. Mức lương trung bình của nhân viên QA là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của vị trí QA tại Việt Nam thường nằm trong khoảng từ 12 - 35 triệu VND mỗi tháng, phụ thuộc vào vị trí, lĩnh vực và kinh nghiệm chuyên môn. Thông thường, do phạm vi công việc của QA rộng hơn QC, nên cũng vì thế mà mức lương sẽ “nhỉnh” hơn!

deal-luong-khi-phong-van
Đọc thêm: Mẫu câu trả lời deal lương khi phỏng vấn

Phân biệt QA và QC

Vì thường đi chung nên nhiều người hay nhầm lẫn về hai vị trí QA và QC. Sau đây hãy cùng khám phá xem QA khác QC như thế nào nhé!


QA
QC
Mục đích
Đảm bảo chất lượng bằng cách thiết lập quy chuẩn, quy trình SOP để ngăn ngừa lỗi khi sản phẩm được sản xuất.
Đảm bảo chất lượng bằng cách kiểm tra lỗi, đánh giá và cải thiện chất lượng sản phẩm sau khi chúng được hoàn thiện.
Thời điểm thực hiện
Có thể thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm.

Chỉ thực hiện sau khi hoàn thành sản phẩm.
Nhiệm vụ
Cho phép lựa chọn và tạo ra quy trình kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời còn thực hiện kiểm tra việc thực thi đó của các phòng ban khác.

Dựa trên tiêu chuẩn đã được đặt ra tiến hành kiểm tra, đánh giá và báo cáo khi phát hiện lỗi.


Nhìn chung, phạm vi và trách nhiệm của nhân viên QA sẽ rộng và lớn hơn QC. Tuy nhiên để một doanh nghiệp giữ được uy tín và thành công trên thị trường, thì không thể thiếu bất kỳ nhân viên QC cũng như QA nào trong quá trình mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

QA và QC - Nghề nào sẽ phù hợp với bạn?

Việc lựa chọn giữa nghề QA và QC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sở thích cá nhân, kỹ năng, và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Sau đây là một vài gợi ý từ CakeResume giúp bạn hiểu hơn về bản thân cũng như 2 công việc này nhé!

Chọn làm nhân viên QA nếu:

  • Bạn quan tâm đến việc thiết lập quy trình và quy chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ từ khâu sản xuất đến khâu hoàn thiện.
  • Bạn muốn thúc đẩy việc tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn chất lượng trong công việc.
  • Bạn muốn ngăn ngừa lỗi trước khi chúng xuất hiện và cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất hoặc phát triển.
  • Bạn thích làm việc với quy trình và tài liệu kỹ thuật.
  • Bạn có khả năng sử dụng các công cụ và kỹ thuật tự động hóa kiểm thử phần mềm.
  • Bạn biết quản lý dự án và kiểm soát tiến độ làm việc.
  • Bạn muốn được làm việc từ xa, không cần phải đến công ty thường xuyên.
lam-viec-remote
Đọc thêm: Tìm việc làm Remote ở đâu?

Chọn làm nhân viên QC nếu:

  • Bạn quan tâm đến việc kiểm tra và xác định chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi chúng đã được tạo ra hoặc hoàn thiện.
  • Bạn muốn tham gia vào quá trình kiểm tra cuối cùng trước khi sản phẩm ra mắt thị trường.
  • Bạn quan tâm đến việc báo cáo về chất lượng sản phẩm và đề xuất cải tiến.
  • Bạn có khả năng tốt trong việc xác định lỗi và kiểm tra sản phẩm.
  • Bạn biết sử dụng các thiết bị kiểm tra chất lượng phù hợp với ngành và sản phẩm.
  • Bạn tỉ mỉ và cẩn thận trong việc lấy mẫu và thực hiện các kiểm tra chất lượng theo quy trình.
  • Bạn muốn trực tiếp làm việc tại các bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng (ví dụ như phòng lab, công ty).

🔑 Ngoài ra, cũng có sự kết hợp giữa QA và QC trong một số vị trí, được gọi là SQA (Software Quality Assurance), vị trí mà bạn có thể thực hiện cả hai khía cạnh của công việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên vị trí này yêu cầu bạn có tất cả các kỹ năng của QA, QC để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.


📍 Kết luận:

Việc tìm hiểu nghề QA và QC là gì sẽ giúp bạn phần nào hình dung được nội dung công việc, những kỹ năng và đặc điểm cơ bản để hoàn thành tốt các công việc này.

Nhìn chung, cơ hội việc làm QA và QC đều khá rộng mở vì nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ và đầy tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên đừng chỉ vì áp lực hướng nghiệp mà vội đưa ra quyết định bạn nhé! Hãy nhớ xem xét thêm các yếu tố như năng lực chuyên môn, tính cách, sở thích bản thân để đầu tư và phát triển sự nghiệp đúng với đam mê của chính mình nhé! CakeResume chúc bạn thành công!

Đọc thêm: IT là gì? Điều gì khiến nghề IT chưa bao giờ hết “hot”?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng IT uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm CNTT phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie ShenChou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 22nd 2023

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.