Toxic productivity là gì? 5 cách để không bị "năng suất độc hại"

toxic-productivity
Làm sao để nhận biết toxic productivity?

Trong xã hội ngày nay, năng suất (productivity) đóng vai trò quyết định đối với sự thành công cá nhân trên con đường sự nghiệp khi liên quan trực tiếp tới KPI, đánh giá năng lực nhân viên. Tuy nhiên, điều gì trở nên “quá” chưa chắc đã là tốt. "Toxic productivity", hay năng suất độc hại, trở thành một chủ đề nóng trước thực trạng nhiều người trẻ vì cố gắng vượt chỉ tiêu, yêu cầu của công việc mà dần mất cân bằng cuộc sống, sức khỏe tinh thần lẫn thể chất sa sút. Thậm chí, toxic productivity còn gây ra những tác động tiêu cực "cố quá thành quá cố".

Nếu bạn thấy bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng chẳng thể nào tập trung hoàn thành công việc, khả năng cao bạn đang rơi vào tình trạng năng suất độc hại. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu toxic productivity là gì và các phương pháp để thực sự làm việc hiệu quả.

Toxic productivity là gì?

Productivity là gì?

Productivity, tiếng Việt có nghĩa là “năng suất”, thường được sử dụng để nói về khả năng làm việc hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định của một cá nhân, nhóm hay tập thể nhằm tối đa hóa sản lượng làm ra. Nói cách khác, đó là khả năng tận dụng nguồn lực sẵn có để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được kết quả tốt nhất. 

Tiêu chí đánh giá productivity trong công việc:

  • Số lượng công việc hoàn thành trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Hiệu suất làm việc và cách bạn sử dụng quỹ thời gian cho phép để đạt chỉ tiêu.
  • Chất lượng công việc, sản phẩm (mức độ chính xác, độ hoàn thiện, v.v.) 
  • Khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong quá trình làm việc.
  • Tinh thần làm việc, mức độ cam kết và trách nhiệm trong công việc.

Một người hiệu suất làm việc cao là người có động lực, khả năng quản lý thời gian và năng lực làm việc tốt. Thông thường, productivity xuất phát tự nhiên ở nhân viên khi họ cảm thấy công việc mà họ đang làm có ý nghĩa và đem lại giá trị cho bản thân. Các yếu tố vật lý khác đồng thời đóng vai trò thúc đẩy năng suất, như chế độ ăn uống, thể dục thể thao và chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, một môi trường làm việc lý tưởng, tích cực và lành mạnh cũng đóng góp vào hiệu quả làm việc của họ. Tất cả những điều này cho thấy việc một cá nhân có làm việc năng suất hay không phụ thuộc và yếu tố khách quan và chủ quan. 

Thế nhưng, năng suất cũng có lúc trở nên tiêu cực. 

Vậy toxic productivity là gì?

"Toxic" là một từ tiếng Anh mang ý chỉ đặc tính "độc hại" hoặc "gây hại". Như vậy, "toxic productivity" dịch ra là năng suất độc hại.

Trong ngữ cảnh của "productivity" giới thiệu ở phần trên, tính từ này nói đến tình trạng bạn tập trung quá mức vào năng suất dẫn đến trạng thái căng thẳng, áp lực kéo dài và từ đó tác động xấu đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Toxic productivity khiến bạn buộc bản thân phải làm việc không ngừng, thậm chí cảm thấy day dứt khi dành chút thời gian nghỉ ngơi hay tận hưởng cuộc sống bên ngoài công việc.

Dấu hiệu của toxic productivity là gì?

Phần lớn những người đang trải qua toxic productivity đều có niềm tin rằng cách duy nhất để trở nên hiệu quả trong công việc là tự ép bản thân đến giới hạn và làm việc liên tục 24/7. Ban đầu, đó có thể chỉ là việc cố gắng chăm chỉ hơn để đạt một chỉ tiêu nào đó, nhưng giống như guồng quay không có nút dừng, sự chăm chỉ dần biến thành cực đoan. Nếu bạn nhận thấy mình đang trải qua các dấu hiệu dưới đây, khả năng cao bạn đang rơi vào tình trạng năng suất độc hại đấy:

🚩 Cảm thấy tội lỗi khi không làm việc

Dấu hiệu này cho thấy bạn đang chịu áp lực từ bên trong, xảy ra do những căng thẳng, lo âu về chỉ tiêu công việc trong thời gian dài. Người trải qua toxic productivity thường cảm thấy tội lỗi nếu họ không làm việc, cho dù thời gian nghỉ ngơi cũng rất cần thiết.

🚩 Nghiện việc (Workaholic)

Ban đầu, bạn có thể nhận được những lời khen đến từ đồng nghiệp và quản lý vì sự chăm chỉ, kiên trì của mình. Nhưng khi bạn trở nên quá chú tâm vào công việc và dường như không thể dừng lại, luôn nghĩ về các dự án ngay cả khi đang thư giãn thì đó chính là tín hiệu cho thấy bạn đang dần trở thành một workaholic và sẽ sớm rơi vào toxic productivity. 

🚩 Đặt công việc lên trên sức khỏe 

Dấu hiệu này thể hiện tình trạng mất cân bằng cuộc sống - công việc, khi công việc được ưu tiên và đặt lên trên sức khỏe. Người trải qua năng suất độc hại có thể bỏ lỡ bữa ăn, không quan tâm đến thể lực và tâm trạng của mình chỉ để hoàn thành càng nhiều đầu việc càng tốt.

🚩 Phớt lờ, hời hợt với các mối quan hệ

Tập trung quá mức vào công việc có thể dẫn đến việc bạn dần phớt lờ hoặc giảm quan tâm đến mối quan hệ cá nhân, gây ảnh hưởng đến tình cảm và kết nối với người thân, bạn bè. Các biểu hiện của toxic productivity có thể là thường xuyên chối từ các buổi gặp mặt, không hào hứng trò chuyện, nhắn tin với mọi người, v.v.

🚩 Làm nhiều hơn, hoàn thành ít hơn

Dấu hiệu năng suất độc hại này có thể xuất phát từ một trong hai nguyên nhân: 

  • Bạn chỉ quan tâm tới số lượng đầu việc phụ trách, nhận nhiều dự án cùng một lúc nhằm tạo cảm giác an tâm cho bản thân mà không chú ý đến cách quản lý thời gian. 
  • Khả năng tập trung của bạn đang giảm sút, ảnh hưởng tới lượng thời gian bạn thực sự làm việc, từ đó tác động trực tiếp tới hiệu quả thực tế.

🚩 Dễ cáu giận, thường xuyên mệt mỏi

Áp lực từ năng suất độc hại có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, dễ cáu giận và cảm giác mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất. Nếu bạn nhận thấy mình hay nổi giận vô cớ, mất bình tĩnh, cảm xúc thất thường thì có thể bạn đang rơi vào tình trạng năng suất độc hại đấy. Chất lượng giấc ngủ giảm sút cũng báo hiệu toxic productivity. 

Đọc thêm: EQ là gì? Tổng quan về chỉ số cảm xúc và cách tăng EQ

🚩 Không thấy hài lòng với bản thân 

Người trải qua toxic productivity thường không thể thỏa mãn với bản thân mình dù có đạt được những kết quả cao. Họ đặt nhiều áp lực không cần thiết lên bản thân cũng như những kỳ vọng không thực tế và thường so sánh bản thân với người khác. 

🚩 Mất hứng thú với những sở thích vốn có

Năng suất độc hại còn có thể khiến chúng ta mất đi niềm vui và hứng thú với những hoạt động và sở thích cá nhân mà mình từng yêu thích. Điều này thường có nguyên nhân đến từ tình trạng công việc chiếm phần lớn quỹ thời gian của cuộc sống, khiến bạn dần đánh mất work-life balance và làm tồi tệ hơn cảm giác tội lỗi nếu không làm việc.

work-life-balance
Đọc thêm: Work-life balance là gì?

5 cách để phá vỡ vòng tuần hoàn toxic productivity

Productivity có thể được xem như một cuộc đua marathon, nơi sức bền và sự dẻo dai được đề cao. Dưới đây là 5 cách phá vỡ toxic productivity và trả lại sự cân bằng trong cuộc sống:

1. Đặt ra mục tiêu hợp lý

Hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý, phù hợp với khả năng của bạn để tránh áp lực không cần thiết và tập trung vào những gì thực sự quan trọng. Bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu SMART và thiết kế mục tiêu làm việc đảm bảo productivity lành mạnh cho riêng mình.

2. Đề ra giới hạn làm việc

Productivity không có nghĩa là bạn luôn phải làm việc. Nếu nhận được tin nhắn ngoài giờ hành chính, hãy xem xét mức độ khẩn cấp của nội dung được đề cập. Bạn hoàn toàn có thể giải quyết nhiệm vụ đó vào sáng mai ư? Vậy thì để ngày mai hẵng làm.

3. Quản lý thời gian làm việc

Chẳng ngạc nhiên khi kỹ năng quản lý thời gian làm việc luôn được xếp ưu tiên trong các kỹ năng mềm mà bất cứ ai cũng cần có. Quản lý tốt thời gian làm việc không chỉ giúp bạn hoàn thành đúng hạn nhiệm vụ được giao mà còn hỗ trợ đẩy lùi nguy cơ cố quá thành quá cố đấy.

Đọc thêm: Kỹ năng quản lý thời gian: Cách rèn luyện để nâng cao hiệu quả công việc

4. Hạn chế tiếp xúc thiết bị điện tử khi nghỉ ngơi

Bạn thường xuyên thấy mở điện thoại kiểm tra email ngay cả khi đang thư giãn? Khi rơi vào toxic productivity, mọi người sẽ khó dứt ra khỏi thiết bị điện tử vì lo lắng sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng. Hãy đặt chế độ “Không làm phiền” và cho phép bản thân được nghỉ ngơi thôi nào.

5. Đón nhận và đối thoại với bản thân

Năng suất độc hại luôn đi kèm những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, bạn nên chú ý quan sát sự thay đổi trong cảm xúc của mình, trò chuyện với bản thân nhiều hơn và tìm hiểu các cách giúp giảm bớt áp lực cũng như điều hòa các căng thẳng có hại cho hiệu quả làm việc và tâm lý của bạn.



📍 Kết luận

Trong cuộc chạy đua tới thành công, chúng ta rất dễ dàng bị công việc cuốn đi. Nếu productivity nói tới những nỗ lực tăng cường năng suất làm việc thì toxic productivity là một hình thức cực đoan hơn của các nỗ lực đó và đặt sức ép quá mức lên bản thân. Đừng quên rằng bạn cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, trò chuyện với chính mình và duy trì mối quan hệ thân thiết. 

Hãy tạo ra một môi trường làm việc và học tập có lượng áp lực hợp lý, đồng thời biết tận hưởng những khoảnh khắc bình yên và quý giá trong cuộc sống. Thành công thực sự luôn đến từ sự cân đối giữa năng suất và sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Công cụ tạo CV miễn phí trên CakeResume cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Yifang ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.