Senior là gì? Các cấp bậc trong công ty mà bạn cần biết

senior-la-gi
Sự khác biệt giữa Junior và Senior là gì?

Khi tìm kiếm việc làm, nhiều người thường thắc mắc thuật ngữ Senior là gì? Từ này không chỉ là tên gọi phản ánh các cấp bậc trong công ty, mà còn là tiêu chí đánh giá về trình độ, kinh nghiệm và trọng trách của người đảm nhiệm vị trí đó.

Việc hiểu rõ về cấp bậc và nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung và định hướng việc thăng tiến cho sự nghiệp của mình.

Hãy cùng CakeResume giải nghĩa các cấp bậc và nhiệm vụ của  Fresher, Junior, Senior là gì, cũng như cần trang bị những kỹ năng nào trên con đường hướng đến vị trí mục tiêu đó nhé!

Senior là gì?

Giải nghĩa khái niệm Senior

Khi một cá nhân được gọi là "Senior" trong một lĩnh vực làm việc nào đó, điều đó thường ám chỉ họ đã tích lũy được lượng kinh nghiệm đáng kể trong lĩnh vực làm việc của mình.

Sự hiểu biết sâu sắc và khả năng làm việc độc lập là những yếu tố quan trọng giúp họ nắm bắt và giải quyết các thách thức trong công việc một cách hiệu quả. 

Thế nên, nếu có ai đó hỏi về chức vụ Senior là gì, thì đó chính là quản lý và lãnh đạo, cũng như phân bổ công việc cho các thành viên để đạt được mục tiêu chung của nhóm.

Sự khác nhau của Junior và Senior 

Junior là một thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân mới bắt đầu trong lĩnh vực làm việc của họ, có ít kinh nghiệm và đang trong quá trình phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn. 

Các vị trí Junior thường phải làm theo hướng dẫn và được hỗ trợ bởi các Senior trong tổ chức, tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm của họ lại hoàn toàn có thể hướng dẫn cho các level trong công việc khác như Fresher hoặc Intern.

Dưới đây là một bảng tổng hợp để bạn dễ phân biệt Senior và Junior hơn:


Junior
Senior
Kinh nghiệm
Mới bắt đầu, ít kinh nghiệm
Kinh nghiệm phong phú
Trình độ chuyên môn
Đang phát triển và tích lũy 
Hiểu sâu và áp dụng chính xác
Quyền hạn
Làm theo hướng dẫn của Senior
Hỗ trợ Fresher và Intern

Làm theo chỉ dẫn của cấp trên
Lãnh đạo và quản lý các cấp bậc Junior, Fresher, Intern
Trách nhiệm trong tổ chức
Thường đóng vai trò hỗ trợ và thực thi 
Đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo và đưa ra quyết định

Phân biệt Senior và Senior Excutive

Sau khi làm rõ về các cấp bậc Junior, Senior, thì Senior Excutive cũng là một vị trí công việc quan trọng trong công ty mà bạn cần tìm hiểu. Vậy Senior Excutive là gì? 

Senior Executive là một cấp bậc quản lý cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm quyết định chiến lược và hoạch định kế hoạch cho tổ chức. So với các vị trí Senior khác trong tổ chức, thì Senior Executive thường có mức độ quyết định và trách nhiệm cao hơn. 

📍 Để hiểu rõ hơn về quyền hạn trên Senior là gì, hãy xem ngay bài viết về Excutive bạn nhé!

Mô tả công việc của các vị trí Senior phổ biến

1. Senior Intern là gì?

Vị trí Senior Intern thường chỉ những thực tập sinh đã vào công ty một thời gian và được tham gia vào các dự án quan trọng, để nghiên cứu, phát triển các giải pháp mới và đóng góp ý kiến xây dựng cho tổ chức. 

Các Senior Intern thường được coi là những trụ cột trong nhóm thực tập, chịu trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ các Intern mới, và có khả năng tự chủ để có thể hoàn thành tốt công việc Mentor giao phó.

mentor-la-gi
Nhiệm vụ của mentor là gì?

2. Senior Developer là gì?

Senior Developer là những chuyên gia trong lập trình máy tính, có kỹ năng và kiến thức sâu rộng về các ngôn ngữ lập trình và công nghệ mới. Nhiệm vụ chính của nghề lập trình viên này là phát triển và duy trì các ứng dụng và hệ thống phần mềm phức tạp. 

Các Senior Developer thường đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc thiết kế và triển khai các giải pháp công nghệ, cũng như hỗ trợ và hướng dẫn các thành viên khác trong nhóm phát triển.

3. Senior Software Engineer là gì?

Senior Software Engineer hay còn gọi là Kỹ sư phần mềm cấp cao, là những người thiết kế và phát triển phần mềm, có khả năng tạo ra các giải pháp công nghệ phức tạp để giải quyết vấn đề kỹ thuật. 

Trách nhiệm của Senior Software Engineer bao gồm thiết kế, xây dựng và triển khai các ứng dụng và hệ thống phần mềm an toàn, hiệu quả và dễ bảo trì. Họ cũng thường tham gia vào việc đánh giá và cải tiến quy trình phát triển phần mềm để đảm bảo chất lượng và hiệu suất.

4. Senior Tester là gì?

Chức vụ Senior trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm là những chuyên gia trong việc thực hiện kiểm thử phần mềm bằng kỹ thuật và các công cụ tự động hóa. Senior Tester có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm phần mềm thông qua việc phát triển và thực hiện các kế hoạch kiểm thử chi tiết.

5. Senior Project Manager là gì?

Vị trí Senior Project Manager thường chỉ những người đảm nhận vai trò quản lý dự án, có khả năng lãnh đạo và điều hành các dự án phức tạp từ A đến Z. Công việc của Project Manager nhìn chung là lập kế hoạch, quản lý tài nguyên, đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

Các Senior Project Manager cũng thường tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình quản lý dự án để tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả.

dinh-huong-nghe-nghiep
Đọc thêm: Vai trò của định hướng nghề nghiệp

Kỹ năng cần có của Senior là gì?

Senior là chức vụ quan trọng trên con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn, giúp mở ra những vị trí lãnh đạo cao trong công ty. Sau đây là top 5 kỹ năng cần có của một Senior:

🔎 Kỹ năng lãnh đạo

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của vị trí Senior - không kể ngành nghề, doanh nghiệp. Nghệ thuật lãnh đạo bao gồm sự quyết đoán, cứng rắn khi đưa ra quyết định, dẫn dắt đội nhóm hướng đến mục tiêu chung, truyền cảm hứng, động lực làm việc tích cực,...  

🔎 Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục

Giao tiếp hiệu quả cũng như khả năng thuyết phục là yếu tố quyết định cho sự thành công của một Senior. Họ cần có khả năng truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và dễ hiểu, nhằm đảm bảo cấp dưới thực hiện đúng chỉ dẫn của mình.

Đồng thời, Senior cũng cần trang bị khả năng thuyết phục để thể hiện quan điểm trong khi đưa ra đề nghị giải pháp với cấp trên.

🔎 Kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện có phải là yêu cầu kỹ năng của Senior? Câu trả lời là có, bởi Senior cần có tư duy phản biện để đưa ra những quyết định có cơ sở và đảm bảo rằng các dự án được thực hiện một cách hiệu quả và có chất lượng cao. 

Ngoài ra, họ cần phải có khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách kỹ lưỡng, đặt câu hỏi đúng đắn và đưa ra những lời giải pháp sáng tạo cho các thách thức đang và có thể sẽ đối mặt.

tu-duy-phan-bien
Những cách rèn luyện tư duy phản biện nhanh nhạy

🔎 Kỹ năng quản lý thời gian và tài nguyên

Một trong những yêu cầu về kỹ năng đối với vị trí Senior chính là kỹ năng quản trị, bao gồm thời gian và tài nguyên của mình cũng như của công ty.

Họ cần phải có khả năng lập kế hoạch công việc sao cho hiệu quả, ưu tiên các nhiệm vụ theo đúng mức độ quan trọng, và sử dụng tài nguyên nhân lực cũng như kỹ thuật một cách thông minh để đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra.

🔎 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Cuối cùng, vị trí Senior không thể thiếu khả năng tư duy logic và sáng tạo để đối mặt và giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc hàng ngày. Họ không nhìn nhận các thách thức như những trở ngại mà như những cơ hội để phát triển và cải tiến. 

Bằng cách tiếp cận vấn đề với sự sáng tạo và linh hoạt, họ có thể đưa ra các giải pháp mới mẻ và hiệu quả. Đồng thời, khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách kỹ lưỡng cũng là một phần quan trọng của quá trình giải quyết vấn đề của họ.



📍 Kết luận

Trên hành trình nghề nghiệp của mỗi người, việc thăng tiến lên vị trí Senior thường được coi là một bước quan trọng. Thế nên việc hiểu rõ khái niệm Senior là gì sẽ giúp bạn có thêm thời gian tích lũy kinh nghiệm cũng như kỹ năng cần có cho vị trí đó.

Điều này không chỉ đảm bảo sự phát triển và tiến bộ cá nhân mà còn là yếu tố quyết định đối với sự nghiệp và uy tín trong ngành công việc.

Để trở thành một Senior thành công, bạn cần có sự kiên nhẫn nhất định vì Senior cần được tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm công việc ít nhất 5 năm. Nếu như bạn đang tìm kiếm cơ hội để tiến tới vị trí này, truy cập ngay CakeResume - nền tảng tìm việc online uy tín giúp bạn tiếp cận cánh cửa sự nghiệp mọi lúc mọi nơi!

Đọc thêm: Các chức vụ trong công ty quan trọng - CEO, CMO, CFO, CTO, v.v. là gì?

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 22nd 2023

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.